Tìm hiểu về Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em

LTS: Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Báo điện tử Ninh Thuận phối hợp với Hội Luật gia tỉnh thực hiện chuyên mục giải đáp về Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em.

Trẻ em có những quyền cơ bản nào?

Trả lời: Theo quy định của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì:

Trẻ em có các quyền cơ bản sau:

- Được khai sinh và có Quốc tịch (Điều 11 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004);

- Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 12 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004);

- Quyền sống chung với cha mẹ (Điều 13 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004);

- Quyền được tôn trọng , bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự (Điều 14 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004);

- Quyền được chăm sóc sức khỏe (Điều 15 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004);

- Quyền được học tập (Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004);

- Quyền vui chơi, giải trí, họat động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch (Điều 17 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004);

- Quyền được phát triển năng khiếu (Điều 18 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004);

- Quyền có tài sản (Điều 19 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004);

- Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia họat động xã hội (Điều 20 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004);

- Được bảo vệ để khỏi bị bóc lột trong công việc.

- Được nhận làm con nuôi v.v…

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hiểu như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em có hòan cảnh đặc biệt được hiểu là hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình, cộng đồng. Từ định nghĩa này, Điều 40 đã quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật”.

Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em phải được quan tâm hàng đầu.

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước và nước ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Trách nhiệm của Nhà nước trong hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 65 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung 2001 thì: Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như sau:

- Nhà nước có chính sách đầu tư, thực hiện xã hội hóa, mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho trẻ em là con thương binh, liệt sỹ, người có công, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em của hộ nghèo, trẻ em cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các quyền của trẻ em; có chính sách hỗ trợ gia đình thực hiện trách niệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Nhà nước có chính sách phát triển sự nghiệp y tế, đa dạng hóa các lọai hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; có chính sách miễn, giảm phí khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ em; bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ em; bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi.

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động nhân đạo, từ thiện ủng hộ kinh phí chữa bệnh cho trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ trẻ em vui chơi giải trí.

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hóa thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em của các gia đình chưa có hộ khẩn thường trú được đăng ký khai sinh, học tập và chăm sóc sức khỏe tại nơi mà cha, mẹ đang làm việc, sinh sống.

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát triển mạng lưới trường học, cơ sở y tế, nhà văn hóa, cơ sở thể thao, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em; khuyến khích tổ chức cá nhân thành lập cơ sở tư vấn cho trẻ em, cha mẹ, người giám hộ và nhân dân về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 64 của Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 thì: cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ.

Cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì trách nhiệm của gia đình, nhà tường và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được xác định như sau:

- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm khai sinh đúng thời hạn .

- Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

- Cha mẹ, người giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ em.

- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm chăm lo chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng lứa tuổi.

- Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống chung với mình.

- Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em.

- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức khỏe, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em.

- Gia đình, Nhà nước có trách niệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.

- Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục tòan diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.

- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, họat động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch, phù hợp với lứa tuổi.

- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của em.

- Cha mẹ người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.

- Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định pháp luật.

- Gai đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ em được tiếp cận thông tin phù hợp, được phát triển tuy duy sáng tạo và bày tỏ nguyện vọng; có trách hniệm lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của trẻ em.

Những hành vi nào thì bị pháp luật nghiêm cấm nhằm bảo vệ quyền lợi và sự phát triển bình thường của em?

Trả lời: Để bảo vệ quyền lợi và sự phát triển bình thường của trẻ em, pháp luật nghiêm cấm các hành vi sau:

1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em mình được giám hộ;

2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;

3. Dụ dỗ, lừa lối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe;

4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em họat động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em;

5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hóa phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;

6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;

7. Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;

8. Cản trở việc học tập của trẻ em;

9. Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;

10. Đặc cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất dễ gây cháy, nỗ gần cơ sở nuôi ưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em.

11. Nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định;

Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển, thể lực, trí lực, nhân cách v.v..

12. Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại v.v…

Quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Điều 29 và 45 của Bộ Luật dân sự năm 2005 thì: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.

Để đảm bảo quyền được khai sinh và có quốc tịch của cá nhân, công dân, pháp luật đã quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền khai sinh và quốc tịch tại Luật Quốc tịch Việt Nam số24/2008/QH12 (Luật này đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch.

Quốc tịch của trẻ em được xác định trên căn cứ nào?

Trả lời: Điều 45 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì: cá nhân có quyền có quốc tịch. Theo quy định tại các điều từ 15 đến 19 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì quốc tịch của trẻ em được xác định dựa trên các căn cứ sau:

- Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngòai lãnh thổ Việt Nam.

- Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người không có quốc tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hay ngòai lãnh thổ Việt Nam.

- Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngòai, thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.

- Trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, thì có quốc tịch Việt Nam.

- Trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

- Trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam.

Trong trường hợp trẻ em đó chưa đủ 15 tuổi mà tìm thấy cha hoặc mẹ có quốc tịch nước ngòai, người giám hộ có quốc tịch nước ngòai, thì trẻ em đó sẽ có quốc tịch nước ngòai theo cha, mẹ, người đỡ đầu. Để tôn tọng nguyện vọng, ý chí, tìch cảm và sự lựa chọn của trẻ em khi đã đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì nhất thiết phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đó khi thay đổi quốc tịch.

Quyền được khai sinh của trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời: Một trong những quyền quan trọng đầu tiên của trẻ em là quyền được khai sinh bởi vì quyền được khai sinh là cơ sở điều kiện để thực hiện các quyền cơ bản khác của trẻ em như quyền có họ, tên, có quốc tịch, có bản sắc riêng, quyền được biết cha mẹ mình là ai v. v…Có thể nói quyền được khai sinh là quyền đầu tiên để khẳng định mỗi trẻ em là một cá nhân riêng biệt, một chủ thể độc lập, một công dân bình đẳng với mọi công dân khác. Chính vì vậy, Điều 7 Công ước trẻ em đã khẳng định rằng “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc.

Quyền được sống chung với cha mẹ của trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 13 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì trẻ em có quyền sống chung với ch mẹ. Không có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em

Các trường hợp trẻ em buộc phải cách ly cha mẹ được pháp luật quy định bao gồm:

- Cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành án phạt tù;

- Cha mẹ bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyết định không cho cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

- Trẻ em bị quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục v.v…

Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 12 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã khẳng định “ Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức”. điều nay cũng đã được quy định tại Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo đó cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Quy định cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con được hiểu như sau:

- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.

- Cha mẹ hướng dẫn con trong việc chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con.

- Khi gặp khó khăn không tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con.

- Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thanh niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra.

- Cha mẹ phải bồi thường hiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra.

Đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chua thành niên hoặc xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 500.000đ ( Điều 10 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình).

Trách nhiệm của cha mẹ trong việc bảo vệ quyền trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện hành cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu , nuôi dưỡng giáo dục con, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con. Cụ thể theo quy định tại các Điều 34 và 36, 37 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì:

- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, cúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi mình.

- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

- Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.

- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con v.v…

Khi phải sống cách ly cha, mẹ thì việc chăm sóc nuôi dưỡng của trẻ em được bảo đảm như thế nào?

Trả lời: Trong trường hợp, cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù thì trẻ em phải sống cách ly cha mẹ và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức chính trị- xã hội chăm sóc , nuôi dưỡng thay thế, trừ trẻ em dưới 36 tháng tuổi.

Trong trường hợp bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên thì trong thời gian thi hành quyết định của Tòa án, trẻ em được giúp đỡ, bảo vệ lợi ích; trường hợp Tòa án quyết định không cho cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì trẻ em phải sống cách ly cha mẹ và được chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.

Cơ quan có chức năng bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm xác minh điều kiện, hoàn cảnh sống, khả năng kinh tế của người thân thích, gia đình thay thế, cơ sở trợ giúp trẻ em để đề xuất người chăm sóc, nuôi dưỡng đối với trẻ em phải sống cách ly cha mẹ; liên hệ và thực hiện quyết định của UBND cùng cấp trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế; thường xuyên kiểm tra điều kiện sống của trẻ em phải sống cách ly cha mẹ sau khi giao cho người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.

Trong trường hợp trẻ em ở trong trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, cha mẹ, người giám hộ của trẻ em này có trách nhiệm thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ trẻ em giữ mối liên hệ với gia đình, gia đình thay thế; Ủy ban nhân dân, các cơ quan, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội cấp xã, nơi có trẻ em vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, có biện pháp cụ thể để giúp đỡ trẻ em tiến bộ và tái hòa nhập gia đình, cộng đồng khi trở về.

Pháp luật hình sự quy định những tội danh nào khi tính mạng thân thể, nhân phẩm và danh dự của trẻ em bị xâm phạm?

Trả lời: Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã quy định trực tiếp một số tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và sự phát triển bình thường của trẻ em, cụ thể như sau:

Điều 93. Tội giết người ( điểm c khỏan 1 Điều 93);

Điều 94. Tội giết con mới đẻ;

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (điểm d khỏan 1 Điều 104);

Điều 110. Tội hành hạ người khác ( điểm a khỏan 2 điều 110);

Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em;

Điều 114.Tội cưỡng dâm trẻ em;

Điều 115. Tội giao cấu với trẻ em;

Điều 116. Tội dâm ô vối trẻ em;

Điều 120. Tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em;

Điều 134Tội bắt cóc nhằm chiếm đọat tài sản (điểm đ khỏan 2 Điều 134);

Điều 148. Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn;

Điều 154. Tội ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình;

Điều 152. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng;

Điều 228. Tôi vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em;

Điều 252. Tội dụ dỗ hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Điều 256. Tội mua dâm người chưa thành niên.

Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời: Tại Điều 15 luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định:

“1. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

2. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập”;

Và tại khoản 4 điều 27 quy định:

“Nhà nước có chính sách phát triển sự nghiệp y tế, đa dạng hóa các lạoi hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; có chính sách miễn, giảm phí khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ em; bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi. Trong cân đối kế họach ngân sách hàng năm của Bộ y tế và của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chính phủ dành riêng một khoảng ngân sách để bảo đảm cho việc khám bệnh, chữa bệnh không phải không phải trả tiền cho trẻ em dưới 6 tuổi ở các cơ sở y tế công lập trung ương và địa phương”.

Như vậy, theo quy định của Luật: Trẻ em dưới 6 tuổi dược chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập. Trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi được hưởng chính sách giảm phí khi khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Theo đó Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm :

- Bố trí kinh phí dự toán, ngân sách của địa phương để thực hiện khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi.

- Chỉ đạo triển khai thực hiện khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi tại địa phương mình. Trước mắt, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo sở y tế phối hợp với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để xây dựng phương án thực hiện trình Ủy ban nhân dân phê duyệt, thanh toán kịp thời chi phí khám chữa bệnh cho các cơ sở y tế, tạo điều kiện để các cơ sở y tế có kinh phí thực hiện và cần phải quy định rõ các điều kiện để trẻ em được khám, chữa bệnh một cách thuận lợi.

Việc cấp và quản lý thẻ khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 29/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2008 của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội về việc hướng dẫn việc cấp, quản lý và sử dụng thẻ khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập thì:

1. Đối tượng Trẻ em được Nhà nước cấp Thẻ khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập (sau đây gọi tắt là Thẻ khám chữa bệnh) là trẻ em dưới 6 tuổi (chưa đủ bảy mươi hai tháng tuổi tính đến ngày cấp thẻ khám chữa bệnh), là công dân Việt Nam hiện đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Thẻ khám chữa bệnh được sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập. Thẻ có giá trị sử dụng kể từ ngày cấp thẻ cho đến ngày trẻ đủ bảy mươi hai tháng tuổi.

3. Trẻ em thường trú tại địa phương nào thì được ủy ban nhân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung Ủy ban nhân dân cấp xã) cấp Thẻ khám chữa bệnh.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện việc cấp (lần đầu), cấp lại, đổi Thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi đúng đối tượng và báo cáo tình hình thực hiện theo hướng dẫn Thông tư này.

5. Cha, mẹ, người giám hộ có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản Thẻ khám chữa bệnh; không để mất, không tẩy xóa, viết lên mặt thẻ; chỉ sử dụng Thẻ để khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lâp.

6. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi đang được hưởng chính sách khám chữa bệnh không phải trả tiền theo các quy định khác, được cấp và sử dụng Thẻ khám chữa bệnh theo quy định tại Thông tư này.

7. Nghiêm cấm việc mượn, cho mượn, làm Thẻ giả, sử dụng Thẻ giả để khám, chữa bệnh; người nào mượn Thẻ, làm Thẻ giả, sử dụng Thẻ giả hoặc lợi dụng việc khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi để trục lợi thì tuy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thủ tục cấp mới, cấp lại Thẻ khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập được quy định như thế nào?

Trả lời: Mục II Thông tư số 29/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/11/2008 của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội về việc hướng dẫn việc cấp, quản lý và sủ dụng Thẻ khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập thì thủ tục cấp, cấp lại Thẻ khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi không phải trả iền tại các cơ sở y tế công lập được quy định cụ thể như sau:

1. Thủ tuc cấp Thẻ khám chữa bệnh

a. Cha, mẹ, người giám hộ xuất trình giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để làm căn cứ cấp Thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dươi 6 tuổi.

b. Trường hợp trẻ em chưa có Thẻ khám chữa bệnh, nhưng cần đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập thì cần phải xuất trình giấy khai sinh, giấy chứng sinh hoặc giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã làm căn cứ cho các cơ sở y tế công lập không thu tiền khám chữa bệnh của trẻ em.

c. Trường hợp trẻ em chưa có thẻ khám chữa bệnh, chưa có giấy khai sinh, không có giấy chứng sinh, nhưng cần đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của trẻ em hiện đang thường trú tại địa bàn xã làm căn cứ cho các cơ sở y tế công lập không thu tiền khám chữa bệnh cho trẻ em.

d. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi không đăng ký thường trú tại xã, phường, thị trấn nhưng đang sinh sống trên địa bàn xã/phường/thị trấn thì ngoài giấy khai sinh phải có giấy xác nhận của thôn/xóm hoặc khu dân cư để làm căn cứ cấp Thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em.

e. Đối với trẻ em đang điều trị tại bệnh viện mà đến thời gian hết hạn sử dụng Thẻ thì trẻ vẫn được tiếp tục hưởng chế độ khám chữa bệnh không phải trả tiền cho đến hết đợt điều trị đó.

2. Cấp lại, đổi thẻ khám chữa bệnh

a. Trường hợp bị mất Thẻ khám chữa bệnh thì cha, mẹ, người giám hộ đề nghị Ủy ban nhấn dân cấp xã cấp lại Thẻ khám chữa bệnh, nêu lý do bị mất, nơi cấp và chịu trách nhiệm về việc khai báo của mình.

b. Trường hợp thẻ khám chữa bệnh bị rách nát; thông tin trên Thẻ không đọc được; thông tin hiện tại đã thay đổi so với thông tin ghi trên Thẻ thì cha, mẹ, người giám hộ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trường trú đổi Thẻ khám chữa bệnh kèm theo các thông tin hiện tại và Thẻ cũ.

c. Trường hợp trẻ em thay đổi nơi thường trú thì cha, mẹ, người giám hộ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến đổi Thẻ khám chữa bệnh, có ghi rõ địa chỉ nơi đi và kèm theo Thẻ cũ.

d. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận đề nghị của công dân và giải quyết từng trường hợp cụ thể, lập danh sách trẻ em được cấp lại, đổi Thẻ khám chữa bệnh và gửi về Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội kiểm tra, xác định số Thẻ đúng với số Thẻ đã được cấp lần đầu, điền đầy đủ thông tin vào Thẻ khám chữa bệnh và chuyển đến ủy ban nhân dân cấp xã ký tên, đóng dấu để tiến hành cấp lại, đổi Thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em.

e. Thời hạn cấp lại, đổi Thẻ khám chữa bệnh chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dan cấp xã nhận được đề nghị.

Việc khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Thông tư liên tịch số 15/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 05/02/2008 của Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện khám, chữa bệnh; quản lý; sử dụng và quyết tóan kinh phí khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập, thì việc khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi được quy định cụ thể như sau:

1. Quy định về tuyến điều trị:

Tuyến điều trị khám, chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập thực hiện theo quy định cụ thể như sau:

a) Các cơ sở y tế công lập gồm: Trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện đa khoa quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; bệnh viện đa khoa khu vực thuộc cấp tỉnh và các cơ sở y tế tuyến đầu thuộc các Bộ, ngành quản lý là nơi khám, chữa bệnh ban đầu cho trẻ em dưới 6 tuổi tại địa bàn nơi trẻ em cư trú .

b) Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, các cơ sở y tế công lập

làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh ban đầu có trách nhiệm chuyển trẻ em lên các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, hoặc chuyển đến các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa ngòai tỉnh để khám và điều trị cho phù hợp.

c) Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của các cơ sở y tế tuyến tỉnh thì chuyển lên các bệnh viên đa khoa, chuyên khoa tuyến Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, các Bộ ngành ở Trung ương.

d) Căn cứ vào tổ chức của hệ thống y tế ở địa phương, Giám đốc Sở y tế quyết định các cơ sở y tế tuyến tỉnh được khám, chữa bệnh ban đầu cho trẻ em mà không cần giấy giới thiệu chuyển viện.

2. Thủ tục khám, chữa bệnh:

a) Trẻ em dưới 6 tuổi khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập phải xuất trình thẻ khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp chưa được cấp thẻ thì phải xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc giấy chứng nhận của UBND cấp xã nơi người giám hộ trẻ em cư trú (sau đây gọi chung là thẻ khám bệnh, chữa bệnh)

b) Tại các cơ sở y tế nêu tại điểm b, điểm c khỏan 1 mục II Thông tư này: ngoài xuất trình thẻ khám bệnh, chữa bệnh của trẻ em, gia đình trẻ em phải xuất trình thủ tục chuyển viện, gồm giấy giới thiệu chuyển viện và tóm tắt bệnh án của cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu (trừ các trường hợp quy định tại điểm d khỏan 1 mục II Thông tư này).

c) Trong trường hợp cấp cứu, trẻ em được khám và điều trị tại bất kỳ cơ sở y tế công lập. Gia đình trẻ em có trách nhiệm xuất trình thẻ khám bệnh chữa bệnh của trẻ em trước khi trẻ em xuất viện

Trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ và cơ sở khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại khỏan 3 mục II Thông tư liên tịch số 15/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 05/02/2008 của Bộ Tài Chính, Bộ y tế hướn dẫn thực hiện khám, chữa bệnh; quản lý, sử dụng và quyết tóan kinh phí khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập thì:

Cha mẹ, nười giám hộ có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em được quy định tại Thông tư liên tịch số 15/2208/TTLT-BTC-BYT .

Về trách nhiệm cơ sở y tế công lập: Thông tư liên tịch số 15/2008/TTLT- BTC-BYT quy định như sau:

a) Tổ chức công tác đón tiếp; hứơng dẫn khám, chữa bệnh một cách thuận lợi, tạo điều kiện và bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho trẻ em đi khám, chữa bệnh.

b) Trường hợp cấp cứu, các cơ sở y tế công lập có trách nhiệm tiếp nhận và cứu chữa kịp thời (miễn phí) cho trẻ em. Tùy theo tình trạng bệnh lý của trẻ em, trường hợp phải giữ lại điều trị nội trú thì cơ sở y tế làm thủ tục để trẻ em vào điều trị nội trú; trường hợp xét thấy không cần điều trị nội trú hoặc thuộc chuyên môn của tuyến dưới thì làm thủ tục để gia đình cho trẻ em về điều trị ngọai trú hoặc chuyển về tuyến dưới điều trị.

c) Trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, cơ sở y tế tuyến dưới phải kịp thời làm các thủ tục chuyển viện theo quy định để chuyển trẻ em lên tuyến trên điều trị, không được trì hoãn.

d) Kiểm tra thẻ khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp không có Thẻ thì kiểm tra giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh hoặc giấy chứng nhận của UBND cấp xã (trừ trường hợp trẻ sơ sinh), hồ sơ chuyển viện theo quy định tại điểm b, điểm c khản 1 mục II Thông tư liên tịch số 15/8/2008/TTLT-BTC-BYT ( đối với những trường hợp chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật) ngay khi trẻ em đến khám, chữa bệnh.

Trường hợp đặc biệt trẻ em dưới 6 tuổi phải cấp cứu xa nơi cư trú, đi lại khó khăn và gia đình trẻ em không mang theo một giấy tờ nào nêu trên: Giám đốc cơ sở y tế căn cứ vào tình hình thực tế để xem xét quyết định trẻ em được khám, chữa bệnh không phải trả tiền và được quyết tòan vào nguồn kinh phí khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi được giao.

đ) Chỉ định dùng thuốc, cấp phát thuốc, sử dụng vật tư y tế, làm các xét nghiệm, chẩn đóan hình ảnh, thăm dò chức năng, phục hồi chức năng và các dịch vụ kỹ thuật cần thiết heo đúng tình trạng bệnh lý, bảo đảm an tòan và hợp lý theo đúng quy định chuyên môn. Giám đốc cơ sở y tế công lập chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các sai phạm về chuyên môn, gây lãng phí, thất thoát kinh phí .

e) Bảo đảm cung ứng đủ thuốc trong danh mục, máu, dịch truyền, hóat chất xét nghiệm, phim X quang, thuốc cản quang, vật tư y tế theo quy định của Bộ Y tế trong quá trình khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi.

g) Các cơ sở y tế công lập có trách nhiệm công khai các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu để người dân biết lựa chọn.

h) Theo dõi và tổng hợp các dịch vụ khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi và báo cáo với cơ quan chủ quản theo định kỳ hàng quý vào ngày 15 của tháng đầu quý sau.

Quyền học tập của trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời: Quyền học tập của trẻ em được khẳng định tại điều 59 của Hiếp pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001. Theo đó, học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hòan cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và học nghề phù hợp.

Cụ thể hóa nguyên tắc Hiến định, Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2004 khẳng định:

1. Trẻ em có quyền được học tập.

2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả tiền học phí .

3. Phù hợp với quy định đó, Điều 10 Luật giáo dục năm 2005 đã cụ thể hóa quyền được học tập của trẻ em

Theo đó:

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hòan cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập .

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

phổ cập giáo dục là gì? Trách nhiệmc ủa Nhà nước, gia đình và xã hội trong việc bảo đảm quyền học tập của trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 11,12,13 và 14 Luật giáo dục năm 2005 thì giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Nhà nước quyết định kế họach phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của tòan dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tố chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an tòan.

Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngòai, tổ chức, cá nhân nước ngòai đầu tư cho giáo dục. Ngân sách Nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế họach giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy định thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.

Giáo dục phổ thông trang bị những kiến thực như thế nào cho trẻ em?

Trả lời: Điều 27 Luật giáo dục năm 2005 thì giáo dục phổ thông nhằm:

Giúp học sinh phát triển tòan diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động và bảo vệ Tổ quốc.

Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục trung học cơ sở, hòan thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Quyền vui chơi giải trí của trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời: Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh. Để đảm bảo các quyền này của trẻ em, nhằm tăng cường công tác giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ, hình thành nhân cách và nâng cao không ngừng phẩm chất tốt đẹp cho trẻ em, Nhà nước đã xác định một cách cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các cấp, như sau:

1. Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch; Bộ thông tin và Truyền thông :

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và ủy ban nhân dân các cấp: xây dựng quy họach tổng thể và chính sách hỗ trợ phát triển các cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí chó trẻ em để trình Thủ tướng chính phủ, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ làm công tác văn hóa – thông tin, phục vụ trẻ em trên mọi địa bàn, đặc biệt là cơ sở, theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước .

b) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, các đòan thể nhân dân và các tổ chức xã hội đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong thanh niên, thiếu niên và đào tạo tài năng thể thao trẻ.

c) Tăng cường quản lý và kiểm tra các họat động kinh doanh các sản phẩm văn hóa và dịch vụ văn hóa, nhằm ngăn chặn việc kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có ảnh hưởng xấu đến nhân cách, sức khỏe của trẻ em.

2. Bộ giáo dục và đào tạo:

a) Cùng với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo các viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học trực thuộc, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất đồ chơi trẻ em, bảo đảm mục tiêu giáo dục, giữ gìn truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

b) Chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉ đạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy mỹ học cho trẻ em.

3. Bộ công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành có liên quan nghiên cứu chính sách và chỉ đạo phát triển công nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em, ban hành tiêu chuẩn đồ chơi trẻ em phải phù hợp với yêu cầu giáo dục cho từng lứa tuổi; thực hiện đúng các quy định về quản lý nhà nước đối với mộ số sản phẩm văn hóa và đồ chơi trẻ em nêu tại Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ nêu trên tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP.

4. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với bộ Lao động- Thương binh và xã hội các cơ quan có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến việc bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em.

5. Ủy ban nhân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương:

a) Xây dựng quy họach phát triển các khu họat động văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao gắn với các khu dân cư và các trường học trong quy họach phát triển ở địa phương;

b) Huy động mọi nguồn lực và đẩy mạnh xã hội hóa để đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp đồng bộ các cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho trẻ em các địa phương, ưu tiên các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số;

c) Thực hiện chính sách ưu đãi sử dụng đất theo quy định của pháp luật để xây dựng nhà thiếu nhi, khu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho trẻ em;

d) Chủ trì phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đòan thể xã hội chỉ đạo páht triển đa dạng các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em trong phong trào “Tòan dân đòan kết xây dựng đời sống văn hóa”

6. Đề nghị Trung ương Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động vui chơi, giải trí trong hệ thống nhà thiếu nhi; chỉ đạo tổ chức lực lượng phụ trách vui chơi, giải trí cho thiếu nhi cơ sở.

7. Khuyến khích các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và các cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho trẻ em, theo chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước .

8. Các cơ quan thông tin đại chúng dành thời lượng thích đáng với nội dung và hình thức phù hợp cho các chương trình phục vụ trẻ em; chú trọng tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tuyên truyền, phổ biến các hình thức vui chơi, giải trí, các sản phẩm văn hóa, đồ chơi có ích cho sự phát triển về tri thức, đạo đức, thẩm mỹ của trẻ em.

Quyền hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch của trẻ em đươc bảo đảm như thế nào?

Trả lời: Trẻ em có quyền được hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

Đây là một quyền hết sức quan trọng của trẻ em, bởi vì, thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh trẻ em dần hình thành, phẩm chất và năng lực công dân; và cũng thông qua sự tham gia vào các hoạt động vui chơi và giải trí của trẻ em Nhà nước định hướng vào sự phát triển nhân cách của trẻ. Để nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và phát hiện nhân tài (theo quy định của Hiếp pháp), Nhà nước khuyến khích phát triển các hình thức đa dạng của hoạt động văn hóa, nghệ thuật và sự tham gia của trẻ trong lĩnh vực này. Qua đó phát hiện ra những tài năng để đào tạo và bồi dưỡng trở thành nhân tài cho đất nước.

Để bảo đảm định hướng phát triển nhân cách cho trẻ, Nhà nước đã quy định một cách cụ thể về nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân trong việc bảo vệ quyền được vui chơi, giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi và định ra những chính sách phù hợp nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa và đảm bảo hơn các quyền này của trẻ em.

Mặt khác để tạo điều kiện cho trẻ em có nơi vui chơi, giải trí lành mạnh, Nhà nước khuyến khích và bảo trợ việc xây dựng những cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương tiện phục vụ trẻ em học tập, sinh hoạt và vui chơi. Nhà nước nhiêm cấm việc sử dụng những cơ sở vật chất, phương tiện công cộng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác

Quyền được phát triển năng khiếu của trẻ em được bảo đảm như thế nào?

Trả lời: Điều 18 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì: Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.

Phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, Điều 62 Luật giáo dục năm 2005 có quy định một điều về việc bảo đảm phát triển năng khiếu của trẻ em. Theo đó:

- Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông tòan diện.

- Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lịnh vực này.

Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường chuyên, trường năng khiếu do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với các trường năng khiếu do tổ chức, cá nhân thành lập.

Cụ thể hóa các quy định của Luật giáo dục năm 2005, Bộ tưởng bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành điều lệ của các cấp học (mầm non, tiểu học, trung học), trong đó xác định quyền của trẻ em được tham gia các họat động được phát triển năng khiếu về các môn học, về thể dục, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện. Đối với những học sinh có năng lực đặc biệt thì sẽ được nhận học bổng ( Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 về việc Ban hành Điều lệ Trường mầm non; Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007 về việc ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, Trường phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học).

Trong lĩnh vực thể dục, thể thao, để phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực tòan dân, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách con người Việt Nam, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khoản 2 Điều 20 Luật Thể dục thể thao năm 2006 quy định: “ Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tư nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao”.

Quyền có tài sản của trẻ em được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 19 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “ Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật”.

Điều này đã khẳng định, trẻ em có quyền:

- Có tài sản theo quy định của pháp luật;

- Có quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.

Quyền có tài sản của trẻ em cũng được ghi nhận thông qua nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, đó là khi bộ luật dân sự năm 2005 quy định về nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân đã khẳng định: cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự sau đây:

1.Quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản;

2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;

3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Tuy nhiên, với trẻ em mặc dù có tài sản nhưng khi tham gia vào các quan hệ dân sự thì bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Ví dụ: không được đứng tên đăng ký ôtô, xe máy…các hạn chế này chủ yếu là bảo vệ quyền tài sản của trẻ em.

Về quyền thừa kế của trẻ em, Điều 52 Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định: “ Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật”. Để cụ thể hóa quyền dân sự này, Điều 632 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Theo quy định của pháp luật thì con là những người thừa kế theo pháp luật hàng thứ nhất và có quyền thừa kế ngang nhau di sản của cha, mẹ; không có sự phân biệt giữa con trai và con gái, con cả và con thứ, con trong giá thú và con ngòai giá thú, con đẻ và con nuôi.

Điều kiện để cá nhân (trẻ em) trở thành người thừa kế được quy đinh tại khoản 1 Điều 635 của Bộ luật dân sự năm 2005 đó là người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế là cá nhân còn có thể là người sinh ra và con sốn sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại thừa kế chết. Quy định này còn phụ thuộc vào việc di sản thừa kế được chia theo di chúc hoặc quy định của pháp luật. Nếu là thừa kế theo quy định của pháp luật, thì chỉ con của người thừa kế đã thành thai tại thời điểm mở thừa kế, sinh ra và con sống sau thời điểm mở thừa kế mới được quyền hưởng di sản. Nếu là thừa kế theo di chúc, thì người lập di chúc có quyền lập di chúc để lại di sản cho bất cứ ai. Do đó người đã thành thai, sinh ra và còn sống sau khi người để lại di sản chết có thể là con của bất cứ ai mà người lập di chúc muốn để lại di sản.

Việc nhận, từ chối di sản thừa kế của trẻ em và việc phân chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật.

Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội của trẻ em được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Đềiu 20 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định:

1. Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.

2. Trẻ em được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình .

Phù hợp với quy định của Luật, Nhà nước ta đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm quyền này của trẻ em được thực thi trên thực tế. Theo quy định tại quyết định số 61/2005/QĐ-BVHTT ngày 04/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa đến năm 2010. Trong đó hệ thống các thiết chế văn hóa- thông tin cơ sở ( Nhà văn hóa xã, phường, thị trấn, thôn, làng, ấp, bản; nhà rông, hội quán; đội thông tin lưu động cơ sở; trạm truyền thanh xã, phường; cụm kinh tế - văn hóa, cụm văn hóa - thể thao, cụm văn hóa- thông tin; điểm sáng văn hóa; công viên văn hóa; điểm vui chơi cho trẻ em ở xã, phường, làng ấp, thôn bản; nhà văn hoá thanh thiếu nhi, nhà văn hóa các ngành khác) là một trong những điều kiện bảo đảm cho trẻ em được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, tham gia các hoạt động xã hội.

Đồng thời, các thiết chế giáo dục, đào tạo mà cụ thể là hệ thống giáo dục quốc dân cùng với các tổ chức, đòan thể của nhà trường đã và đang hết sức tạo điều kiện để trẻ em được tiếp cận với thông tin, bày tỏ ý kiến, quan điểm, chính kiến của mình và qua các tổ chức đó tham gia vào các họat động xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước đã thiết lập rất nhiều diễn đàn để qua đó trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình như các báo, tạp chí, chuyên san như: Hoa học trò, Nhi đồng, Nhi đồng chăm, Thiếu niên tiền phong v.v…

Thế nào gọi là lao động trẻ em?

Trả lời: Theo công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em; các quy định của Tổ chức (ILO), Bộ luật lao động năm 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 và các tài liệu nghiên cứu khác, có thể hiểu rằng:

- Lao động trẻ em là lao động của người còn ở lứa tuổi trẻ em đã phải đi làm cho bản thân và cho sự sống của gia đình.

- Sử dụng lao động trẻ em là chỉ người sử dụng lao động thuê lao động trẻ em vào làm việc một công việc nào đó cho bản thân hay nhóm người nào đó.

- Lao động chưa thanh niên là lao động của người dưới 18 tuổi. ( Bộ lậut lao động năm 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002,2006,2007).

Ở nước ta nhất là trong địa bàn đô thị, lao động trẻ em thường được sử dụng vào những công việc sau:

+ Làm thuê trong các gia đình (giúp việc) ;

+ Làm thuê trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ như: sản xuất ngành gia công, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, xây dựng, cơ sở dịch vụ (quán ăn, nhà hàng, cửa hàng, chợ v.v…)

+ Tự kiếm sống như : bán báo, đánh giày, nhặt rác v.v…

Độ tuổi lao động của trẻ em được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Công ước quốc tế về lao động năm 1973 quy định “ Tuổi lao động trong bất kỳ trường hợp nào không dưới 15 tuổi”

Pháp luật Việt Nam quy định:

- Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng ( Điều 6 Bộ luật lao động năm 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007).

- Người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất phải đủ 13 tuổi, trừ một số nghề do Bộ Luật lao động- Thương binh và Xã hội quy định và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề theo học ( Điều 22 Bộ luật lao đ65ng năm 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002,2006,2007).

- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định.

Đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng những trẻ em này phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu ( Điều 120 của Bộ lậut lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2002,2006,2007). Đồng thời việc giao kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó mới có giá trị ( khoản 3 Điều 5 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động).

Danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc tuân theo quy định tại Thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11/9/1999 của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội.

Thời gan làm việc của người lao động chưa thành niên được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:  Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác và các cơ quan, tổ chức nước ngòai, tổ chức quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao động chưa thành niên, thực hiện tuần làm việc 35 giờ trong 5 ngày (quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ).

- Chỉ sử dụng người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số nghề và công việc do Bộ lao động- Thương binh và xã hội quy định (Điều 122 Bộ Luật lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2002,2006,2007).

- Đối với trẻ em dưới 15 tuổi được nhận vào làm việc theo những ngành nghề, công việc theo quy định của Thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11/9/1999 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội thì thời gian làm việc không quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần và không được sử dụng trẻ em làm thêm giờ vào ban đêm.

- Thời gian được tính là thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên và được hưởng lương bao gồm:

+ Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc;

+ Thời giờ nghỉa giải lao theo tính chất của công việc;

+ Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động, cho nhu cầu sinh lý của con người;

+ Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động ;

+ Thời giờ học tập, huấn luyện về an tòan lao động, vệ sinh lao động;

+ Thời giờ hội họp, học tập do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép.

Nhà nước quy định những điều kiện lao động nào và những lọai công việc nào cấm sử dụng lao động chưa thành niên?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư liên bộ số 9-TT/LĐ ngày 13/4/1995 giữa Bộ lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ y tế quy định các điều kiện lao động có hại và các ông việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên thì Nhà nước cấm các cơ quan doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động chưa thành niên làm các công việc có các điều kiện có hại sau:

1. Lao động thể lực quá sức

2. Tư thế làm việc gò bó, thiếu dưỡng khí.

3. Trực tiếp tiếp súc với hóa chất có khả năng gây biến đổi gen, ảnh hưởng xấu đến chuyển hóa tế bào, gây ung thư, tác hại sinh sản .v.v…

4.Tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm.

5. Tiếp xúc với chất phóng xạ ( kể cả thi61t bị phát ra tia phóng xạ)

6. Tiếp xúc với điệnt ừ trường ở mức quá giới hạn cho phép.

7. Trong môi trường có độ rung ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

8. Nhiệt độ không khí trong nhà xưởng 400C về mùa hè và trên 350C về mùa đông, hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao.

9. Nơi có áp xuất không khí cao hơn hoặc thấp hơn áp xuất của khí quyển.

10. Trong lòng đất.

11. Nơi cheo leo nguy hiểm.

12. Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý người chưa thanh niên.

13 Nơi ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách.

Theo quy định tại Danh mục việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên (ban hành kèm theo Thông tư liên bộ số 9-TT/LB ngày 13/4/1995giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ y tế quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên) có 81 loại công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên vào làm việc. Đây là những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc phải tiếp xúc với các chất dộc hại có ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ em.

Việc bảo đảm an tòan lao động, vệ sinh lao động đối với lao động chưa thành niên được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Chương IX Bộ luật lao động năm 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007, Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an tòan lao động, vệ sinh lao động thì:

- Trong quá trình lao động sản xuất, người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an tòan lao động cho người lao động, vê sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.

Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thóang, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an tòan lao động, vệ sinh lao động; phải bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an tòan lao động, vệ sinh lao động.

- Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ công việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp.

- Trước khi nhận công việc, người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề phải được hướng dẫn, huấn luyện về an tòan lao động, vệ sinh lao động. Pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được cấp thẻ an tòan làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an tòan lao động và vệ sinh lao động.

- Cấm sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc độc hại, nguy hiểm theo quy định tại Thông tư số 9-TT/LB ngày 13/4/1995 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ y tế.

Trẻ em được pháp luật bảo vệ quyền nhân thân như nào?

Trả lời: Quyền nhân thân được quy định trong Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2005 là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đó là quyền đối với họ tên (Điều 26), quyền thay đổi họ tên (Điều 27), quyền được xác định dân tộc (Điều 28), quyền được khai sinh (Điều 29), quyền được khai tử (Điều 30), quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31), quyền được bảo đảm sức khỏe, tính mạng, thân thể (Điều 32), quyền đối với quốc tịch ( Điều 45), quyền được bảo đảm an tòan về chỗ ở (Điều 46), quyền tự do đi lại, cư trú (Điều 48) v.v…

Không ai được lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 25 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định những biện pháp bảo vệ quyền nhân thân. Khi quyền nhân thân của một cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền tự mình cải chính hoặc yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm ứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; hoặc bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần ( nếu có ).

Tất cả các quy định chung về quyền nhân thân đều áp dụng không hạn chế đối với trẻ em. Ngòai ra các em còn được bảo vệ đặc biệt bằng các văn bản pháp luật như Luật quốc tịch năm 2008, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004…

Nơi cư trú của trẻ em được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 53 Bộ luật dân sự năm 2005 thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thi nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ của người chưa thành niên thường xuyên chung sống. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Việc quy định nơi cư trú của trẻ em là vì người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về tâm lý, sinh lý, họ chưa thể tạo lập cho mình một cuộc sống riêng, độc lập, họ chưa có điều kiện để làm ra của cải vật chất và tạo lập cho mình một nơi cư trú riêng. Vì vậy nơi cư trú của họ phải phụ thuộc vào nơi cư trú của người có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục họ- đó là cha, mẹ họ. Mặt khác người chưa thành niên là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, họ hưa có tài sản riêng để tham gia các giao dịch dân sự và khi phát sinh vấn đề trách nhiệm, họ chưa thể bảo đảm và tự chịu trách nhiệm cho các giao dịch đó. Trong trường hợp này mọi giao dịch dân sự của người chưa thành niên phải được đặt dưới sự kiểm sóat của người đại diện đương nhiên của họ- đó là cha, mẹ.

Việc quy định nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ không chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội mà có ý nghĩa về mặt pháp lý. Chế định về nơi cư trú của người chưa thành niên là một đảm bảo quan trọng không chỉ đối với lợi ích của chính bản thân người chưa thành niên mà còn nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của người có liên quan và bảo vệ trật tự công cộng.

Trong trường hợp cha, mẹ không có cùng nơi cư trú, thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ mà nười chưa thành niên thường xuyên chung sống. Về mặt nguyên tắc, nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của người cha hoặc mẹ nhưng pháp luật dân sự đã dành một biệt lệ cho người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên, họ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý. Đây là một quy định khá mềm dẻo của pháp luật dân sự phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của nước ta hiện nay, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của con người Việt Nam và đáp ứng nhu cầu của một tầng lớp thanh niên mới vừa trưởng thành, có ý thức tư lập sớm, có khả năng và điều kiện sản xuất ra của cải vật chất và có khả năng xác lập, thực hiện một số quan hệ pháp luật dân sự.

Điều 54 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định về nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ, nếu được người giám hộ đồng ý trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc pháp luật quy định nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ xuất phát bởi lý do, người được giám hộ là những người không có năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi không đầy đủ, hoặc bị mất năng lực hành vi. Họ không thể tự mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, họ cần phải có một hoặc nhiều người giúp đỡ hướng dẫn để có thể thực hiện được các quyền này- đó chính là người giám hộ. Mặt khác việc quy định như vậy còn có ý nghĩa trong việc giám sát việc giám hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan này muốn đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện giám hộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người được giám hộ. Khi người giám hộ thay đổi nơi cư trú, thì nơi cư trú của người được giám hộ cũng thay đổi theo.

Trẻ em gây thiệt hại có phải bồi thường không?

Trả lời: Tại điều 606 Bộ luật dân sự năm 2005 thì người đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại phải bồi thường.

Trẻ em dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà con cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường tòan bộ thiệt hại. nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên có tài sản riêng, thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần thiệt hại còn thiếu. Trong trường hợp người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Khi trẻ em gây thiệt hại, mà có cá nhân hoặc tổ chức giám hộ thì cá nhân, tổ chức đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được rằng mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Tương tự Điều 40 luật hôn nhân gia đình năm 2000 cũng quy định cha, mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2005.

Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định trường hợp trẻ em dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian học tại trường thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thi cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi phải bồi thường.

Trẻ em là con nuôi được pháp luật bảo vệ như thế nào?

Trả lời: Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thi “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi được bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.

Giữa người được nhận nuôi con nuôi và người nhận làm con nuôi có các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của Luật này”

Theo quy định của pháp luật, trẻ em được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự v.v…

Để bảo vệ quyền lợi trẻ em, pháp luật đã quy định, người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên;

- Có tư cách đạo đức tốt;

- Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trong nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

- Không phải là nười đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đọat trẻ em; các tội phạm xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Trong trường hợp vợ, chồng nhận nuôi con nuôi thì vợ chồng phải có đủ các điều kiện nêu trên.

Việc nhận nuôi con nuôi phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người xin nhận nuôi con nuôi, hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi và ghi vào Sổ hộ tịch.

Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại luật này kể từ thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi.

Trẻ em làm con nuôi có yếu tố nước ngoài và thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể như thế nào?

Trả lời: Để bảo vệ quyền lợi của trẻ em và đồng bộ với quy định của pháp lậut trong nước, pháp luật quy định rằng trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi phải là trẻ em từ 15 tuổi trở xuống. Trẻ em trên 15 tuổi có thể được nhân làm con nuôii nếu là trẻ em tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

Theo đó trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi bao gồm:

Trẻ em đang sống ở các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam

- Trẻ em đang sống tại gia đình, nếu thuộc trường hợp là trẻ em mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi.

Mặt khác pháp luật cũng đã quy định rõ, người nước ngòai xin nhận trẻ em làm con nuôi phải có đủ điều kiện để nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 của Việt Nam và pháp luật của nước người đó cư trú.

Công dân Việt Nam xin nhận trẻ em nước ngòai thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 của Việt Nam và pháp luật của nước trẻ em có quốc tịch.

Trong trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi thì mỗi người đều phải tuân theo quy định trên.

Việc người nước ngòai xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi; việc công dân Việt Nam xin nhận trẻ em nước ngòai thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký theo trình tự, thủ tục quy định.

Việc nuôi con nuôi mà không đăng ký thì không được pháp luật thừ nhận.

Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngòai bao gồm:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở nuôi dưỡng trẻ em thực hiện đăng ký việc người nước ngòai xin nhận trẻ em Việt Nam đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng đó làm con nuôi.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường trú của cha mẹ đẻ của trẻ em thực hiện đăng ký việc người nước ngòai xin nhận trẻ em đang sống tại gia đình làm con nuôi. Nếu cha mẹ đẻ của trẻ em có nơi trường trú khác nhauthì Ủy ban cấp tỉnh nơi tường trú của người cha hoặc mẹ đẻ đang nuôi dưỡng trẻ em đó thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi.

Trong trường hợp trẻ em đang sống với người giám hộ thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của người giám hộ của trẻ em đó thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Trong trường hợp cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ ủa trẻ em chưa có hoặc không có hộ khẩu thường trú nhưng đã đăng ký tạm trú có thời hạn đã đăng ký theo quy định của pháp luật về hộ khẩu thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em đó thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Thời hạn giải quyết việc xin nhận con nuôi trong trường hợp xin đích danh trẻ em là 120 ngày, kể từ ngày Cục Con nuôi Quốc tế của Việt Nam thuộc Bộ Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người xin nhận con nuôi. Trong trường hợp phải yêu cầu cơ quan công an xác minh theo quy định thì thời hạn được kéo dài thêm 30 ngày.

Trong trường hợp người xin nhận con nuôi chưa xác định được đích danh trẻ em và phải qua thủ tục giới thiệu trẻ em theo quy định thì thời hạn trên được tính kể từ ngày Cục Con nuôi quốc tế nhận được văn bản trả lời đồng ý của người xin nhận con nuôi về trẻ em được giới thiệu.

Thời hạn này không bao gồm thời hạn hòan tất thủ tục.

Trẻ em có hòan cản đặc biệt khó khăn được pháp luật bảo vệ như thế nào?

Trả lời: Theo quy định của pháp luật, trẻ em có hòan cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, trẻ em tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em niễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc năng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật.

Điều 41 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ m năm 2004 xác định công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hòan cảnh đặc biệt như sau:

1. Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hòan cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hòan cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hòan cảnh đặc biệt phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hòan cảnh đặc biệt.

2. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hòan cảnh đặc biệt được thực hiện chủ yếu tại gia đình hoặc gia đình thay thế. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hòan cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em chỉ áp dụng cho những trẻ em không được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc gia đình thay thế.

3. Tạo điều kiện cho trẻ em có hòan cảnh đặc biệt được học tập hòa nhập hoặc được học tập ở cơ sở giáo dục chuyên biệt.

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được xác định như thế nào?

Trả lời: Để bảo vệ trẻ em có hòan cản đặc biệt khó khăn, Nhà nước đã xác định các chính sách cụ thể sau đây ( Điều 42 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004):

1.Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để trẻ em có hòan cảnh đặc biệt được hưởng các quyền của trẻ em; hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp trẻ em, thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em để bảo đảm cho mọi trẻ em có hòan cảnh đặc biệt khó khăn không còn nơi nương tựa được chăm sóc, nuôi dưỡng.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em có hòan cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngòai công lập.

3. Các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ sở trợ giúp trẻ em trong việc giải quyết, giảm nhẹ hòan cảnh đặc biệt của trẻ em, phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức cho trẻ em có hòan cảnh đặc biệt.

Cụ thể hoá các quy định này của luật, Điều 20 nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 xác định trách nhiệm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hòan cảnh đặc biệt ở cơ sở cụ thể như: ơ quan có chức năng, nhiệmv ụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cấp xã, phối hợp với cơ quan lao động-Thương binh và Xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan giúp ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hòan cảnh đặc biệt trên địa bàn, bao gồm:

1. Cùng với gia đình, gia đình thay thế, cơ sở trợ giúp trẻ em có hòan cảnh đặc biệt lập sổ theo dõi diễn biến của từng trẻ em có hòan cảnh đặc biệt.

2. Vận động cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em có hòan cảnh đặc biệt không nơi nương tựa không còn nguồn nuôi dưỡng làm con nuôi, nhận đỡ đầu hoặc nhận làm gia đình thay thế. Trường hợp trẻ em có hòan cảnh đặc biệt không được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, gia đình thay thế thì lập hồ sơ và gủi trẻ em đó đến cơ sở trợ giúp trẻ em.

3. Truyên truyền, giáo dục, cung cấp thông tin, kiến thực và hướng dẫn kỹ năng thực hành cho cha mẹ, người giám hộ, các thành viên gia đình, người tham gia chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hòan cảnh đặc biệt về biện pháp giải quyết, giảm nhẹ, phục hồi sức khỏe, tinh thần, giáo dục đạo đức và tái hòa nhập phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt của từng trẻ em.

4. Tổ chức việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hòan cảnh đặc biệt; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc đều tra, phát hiện xử lý hành vi để trẻ em rơi vào hòan cảnh đặc biệt, các hành vi vi phạm quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.

Các hình thực trợ giúp pháp lý trong việc bảo vệ trẻ em có hòan cảnh đặc biệt?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 43 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì có các hình thức trợ giúp trẻ em có hòan cảnh đặc biệt như sau:

1. Đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc hiện vật.

2. Nhận làm con nuôi, nhận làm đỡ đầu hoặc nhận làm gia đình thay thế để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hòan cảnh đặc biệt;

3. Tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hòan cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em;

4. Tổ chức các hoạt động để hỗ trợ trẻ em giảm nhẹ hòan cảnh đặc biệt, phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức.

Gia đình và gia đình thay thế có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn?

Trả lời: Gia đình và gia đình thay thế có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc, trẻ em có hòan cảnh đặc biệt. Hơn ai hết, chính gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các em, là nơi bảo đảm tốt nhất sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hòan cảnh đặc biệt được thực hiện chủ yếu tại gia đình hoặc gia đình thay thế (việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em chỉ áp dụng cho những trẻ em không được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc gia đình thay thế). Do vậy, gia đình hoặc gia đình thay thế phải đảm bảo cho trẻ em có hòan cảnh đặc biệt được đi học, chăm sóc sức khỏe, đối xử bình đẳng và phải thực hiện việc giám hộ cho trẻ em theo quy định của pháp luật, nghiêm cấm việc ngược đãi, bắt trẻ em lao động quá sức.

Gia đình cùng với Nhà nước và xã hội cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em có hòan cảnh đặc biệt được học tập hòa nhập hoặc được học tập ở cơ sở giáo dục chuyên biệt (như trường học dành cho trẻ em khuyết tật (khiếm thị, khiếm thính, bại liệt v.v…), trường giáo dưỡng dành cho trẻ em vi phạm pháp luật, lớp học tình thương dành cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ v.v…).

Trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên trong gia đình đối với trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn?

Trả lời: 1. Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

2. Cha mẹ, người giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển tòan diện của trẻ em.

3. Cha mẹ, người giám hộ có trách hniệm chăm lo chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng lứa tuổi.

4.Trong trường hợp ly hôn hoặc các trường hợp khác, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên phải có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng con đến tuổi thành niên, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con theo quy định pháp luật.

5. Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống chung với mình. Trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi thì việc giao, nhận trẻ em làm con nuôi đưa trẻ em ra nước ngòai hoặc tư nước ngòai vào Việt Nam phải theo quy định của pháp luật.

6 . Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức khỏe, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em.

7. Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.

8. Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, họat động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

9. Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình có trách nhiệm phát hiện, khuyên khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

10. cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật; giữ gìn quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật. Trường hợp trẻ em gây thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, gnười giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật.

11. Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ em được tiếp cận thôn tin phù hợp, được phát triển tư duy sáng tạo và bày tỏ nguyện vọng; có trách nhiệm lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của trẻ em.

Trẻ em trong trường hợp nào được coi là mồ côi không nơi nương tựa và bị bỏ rơi?

Trả lời: Trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, bị bỏ rơi là trường hợp trẻ không có được sự chăm sóc, giáo dục của gia đình và người giám hộ như:

- Sau khi sinh con cha mẹ bỏ con, không chăm sóc, nuôi dưỡng;

- Cha mẹ, người giám hộ để trẻ em cho người khác nuôi, cắt đứt quan hệ, không thực hiện nghĩa vụ đóng góp nuôi dưỡng trẻ em mặc dù có khả năng thực hiện nghĩa vụ (trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi);

- Cha mẹ, người giám hộ bỏ mặc trẻ em tự sinh sống không quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, để trẻ em rơi vào hòan cảnh đặc biệt.

Nhà nước có chính sách nào để khuyến khích cá nhân, gia đình, tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa và trẻ em bị bỏ rơi?

Trả lời: Theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Ủy ban nhân dân địa phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngòai công lập.

Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi. Đồng thời, Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngòai công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, không nơi nương tụa, trẻ em bị bỏ rơi. Cụ th6ẻ là: Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi thì được nhận hỗ trợ mức kinh phí thấp nhất là 200.000 đồng/tháng/trẻ em. Riêng đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi dưới mười tám tháng tuổi thì được hỗ trợ kinh phí với mức thấp nhất là 270.000 đồng/tháng/trẻ em ( Điều 51 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Điều 5 Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Ch1inh phủ về chính sách trợ gíup kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi. Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 23/01/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội).

Ngòai ra Nhà nước còn có những chính sách khác về trợ cấp xã hội, trợ giúp về y tế, khám chữa bệnh, giáo dục v.v…cho trẻ em có hòan cảnh đặc biệt nêu trên.

Khi gặp trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi thì cá nhân, tổ chức cần thực hiện những biện pháp nào để giúp đỡ các em có sự chăm sóc, bảo trợ của gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em có hòan cảnh đặc biệt?

Trả lời: Khi gặp trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi thì các cá nhân, tổ chức cần thực hiện những biện pháp sau để giúp đỡ các em có được sự chăm sóc, bảo trợ của gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em có hòan cảnh đặc biệt:

-Thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe của trẻ như cho trẻ ăn, uống, đưa trẻ đến cơ sở y tế nơi gần nhất để sơ, cấp cứu v.v…

- Thông báo cho các cơ quan chức năng (Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan công an địa phương nơi phát hiện thấy trẻ…) hoặc các cơ sở trợ giúp trẻ em những thông tin cần thiết về tình trạng của trẻ;

- Đưa trẻ đến các cơ sở chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hòan cảnh đặc biệt hoặc tạm thời đưa trẻ về gia đình chăm sóc;

- Trong trường hợp cá nhân, tô chức có đủ điều kiện và tự nguyện nhận trẻ mồ côi, không nơi nương tựa hặc bị bỏ rơi về chăm sóc, nuôi dưỡng thì cần làm các thủ tục pháp lý cần thiết như: đăng ký nhận nuôi con nuôi, đăng ký khai sinh cho trẻ v.v…

Nhà nước có chính sách như thế nào trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật, tàn tật và trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học?

Trả lời: Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; được nhận vào học các lớp học hòa nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn tật; được giúp đỡ học văn hóa, học nghề và tham gia họat động xã hội. Cụ thể là:

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành về chăm sóc trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học;

-Thực hiện chính sách trợ cấp xã hội, trợ giúp y tế, giáo dục, kết hợp, với vận động cộng đồng hỗ trợ và chăm sóc thay thế trẻ em khuyết tật, tàn tật,trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học.

- Hỗ trợ trẻ em tàn tật nặng được chỉnh hình và phục hồi chức năng như: hòan thiện cơ chế, chính sách khuyến khích chỉnh hình phục hồi chức năng cho trẻ em tàn tật, đặc biệt cho trẻ em tàn tật nặng ở các trung tâm chỉnh hình phục hồi chức năng, kết hợp với phục hồi chức năng ở cộng đồng theo một quy trình liên thông; vận động các nhà tài trợ trong và ngoài nước trợ giúp sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phẫu thuật và phục hồi chức năng cho trẻ em tàn tật nặng.

- Hỗ trợ các em học nghề, việc làm như: hòan thiện cơ chế, chính sách trợ giúp trẻ em có hòan cảnh đặc biệt khó khăn học nghề, việc làm tại gia đình và nơi cư trú; xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học nghề gắn với tạo việc làm; liên kết với doanh nghiệp, vận động các nhà tài trợ hỗ trợ thử nghiệm mô hình này ở một số địa phương.

- Trợ giúp các em tiếp cận các dịch vụ văn hóa như: tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tiếp cận các dịch vụ văn hóa. Đối với trẻ em tàn tật, tạo điều kiện có lớp học, khu năng khiếu, ấn phẩm văn hóa và chương trình thể thao riêng; xuất bản một ấn phẩm văn hóa phục vụ độc giả là trẻ em khiếm thị, sản xuất một bộ phim hoạt hình và xây dựng mô hình điểm trường năng khiếu cho trẻ em tàn tật theo học.

- Khuyến khích nhận nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước về nuôi dưỡng tại cộng đồng thông qua các hình thức gia đình hoặc cá nhân nuôi dưỡng, nhận đỡ đầu, nhận nuôi con nuôi và chăm sóc tại nhà xã hội.

- Xây dựng mô hình điểm Nhà xã hội chăm sóc trẻ em có hòan cảnh đặc biệt khó khăn ở cấp xã. Nhà xã hội là một mô hình mới về chăm sóc trẻ em, do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, cử cán bộ kiêm nhiệm hoặc sử dụng tình nguyện viên quản lý Nhà xã hội. Đối với Nhà xã hội, ngân sách địa phương hỗ trợ một phần chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, còn lại kinh phí chủ yếu huy động từ cộng đồng. Ngân sách Trung ương hỗ trợ xây dựng Nhà xã hội trong thời gian thí điểm.

- Triển khai thí điểm việc chuyển đổi phương thức chăm sóc tập trung trẻ em có hòan cảnh đặc biệt khó khăn tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước sang chăm sóc tập trung tại mô hình “gia đình quy mô nhỏ” ở các cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước.

- Thực hiện tập huấn cán bộ làm công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đặc biệt là cán bộ ở cấp cơ sở, về nội dung, phương pháp chăm sóc trẻ em có hòan cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng, công tác xã hội, phương pháp và kỹ năng công tác xã hội.

Trẻ em khuyết tật, tàn tật và trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, khi khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng được hưởng những chế độ, chính sách như thế nào?

Trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trẻ em dưới 6 tuổi (đủ bảy mươi hai tháng tuổi) được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh khôn phải trẻ tiền tại các cơ sở y tế công lập (các cơ sở y tế thuộc Bộ y tế, các Bộ, cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương).

Trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi được hưởng chính sách giảm phí khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

Ngòai ra, Nhà nước còn hỗ trợ trẻ em tàn tật nặng được chỉnh hình và phục hồi chức năng, có cơ chế, chính sách khuyến khích chỉnh hình phục hồi chức năng cho trẻ em tàn tật, đặc biệt ho trẻ em tàn tật nặng ở các trung tâm chỉnh hình phục hồi chức năng, kết hợp với phục hồi chức năng ở cộng đồng theo một quy trình liên thông; vận động các nhà tài trợ trong và ngòai nước trợ cấp sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phẫu thuật và phục hồi chức năng cho trẻ em tàn tật nặng.

Chính sách không phân biệt đối xử, chăm sóc, bảo vệ trẻ em nhiễm HIV/AIDS của Nhà nứơc được quy định như thế nào? Những cá nhân, gia đình có điều kiện chia sẻ với Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS như thế nào?

Trả lời: 1. Pháp luật Việt Nam không phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS nói chung và trẻ em nói riêng. Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử; được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em. Trẻ em nhiễm HIV có các quyền được sống hoà nhập với cộng đồng và xã hội, được điều trị và chăm sóc sức khỏe, được học văn hóa, học nghề, làm việc; được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS; được từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đọan cuối và các quyền khác theo quy định của Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Pháp luật nghiêm cấm các hành vi kỳ thị; phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ; pháp luật tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

2. Nhà nước khuyến khích các gia đình có điều kiện nên chia sẻ với Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nhiễm HIV/AIDS. Những cá nhân, gia đình có điều kiện có thể chia sẻ với Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nhiễm HIV/AIDS bằng những hình thức sau:

- Đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc hiện vật trực tiếp cho cá nhân, gia đình, tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hoặc thông qua các quỹ bảo trợ trẻ em, các quỹ từ thiện khác.

- Nhận làm con nuôi, nhận đỡ đầu hoặc nhận làm gia đình thay thế để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV/AIDS.

- Tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại cơ sở trợ giúp trẻ em.

- Tổ chức các hoạt động để hỗ trợ trẻ em giảm nhẹ hòan cảnh đặc biệt, phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức.

3. Pháp luật nghiêm cấm các hành vi sau đây:

- Cố ý lây truyền hoặc lây truyền HIV cho người khác;

- Đe dọa truyền HIV cho người khác;

- Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV;

- Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thanh niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.

- Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biếtmột người nhiễm HIV khi chưa có được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/SIDS) đối với người không nhiễm HIV.

- Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.

- Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ( HIV/AIDS) năm 2006.

- Từ chối mai táng, hỏa táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.

- Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.

- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định pháp luật.

Khi trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS thì cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình cần thực hiện các biện pháp như thế nào?

Trả lời: Trẻ em bị lây nhiễm HIV/AIDS chủ yếu thông qua con đường từ mẹ sang con, một phần nhỏ là qua con đường tiêm chích do nghiện ma túy hoặc qua con đường tình dục. Khi trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS thì cha, mẹ và các thành viên khác trong gia đình cần thực hiện các biện pháp sau:

- Cha, mẹ và các thành viên khác của trẻ em nhiễm HIV có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên tinh thần giúp các em sống hòa nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.

- Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình của trẻ em nhiễm HIV có thể khuyến khích và tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng tùy theo lứa tuổi và hòan cảnh thích hợp như: tham gia vào các nhóm giáo dục đồng đẳng, câu lạc bộ và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác của người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật; tham gia tuyên truyền và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV hoặc các hoạt động khác về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS v.v…

Mặt khác, gia đình cũng cần có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục cho các thành viên trong gia đình về phòng, chống HIV/AIDS, chủ động thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV. Khuyến khích các thành viên trong gia đình tự nguyện xét nghiệm HIV đối với người trước khi kết hôn, dự định mang thai, dự định có con v.v…

Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS được hưởng chính sách như thế nào?

Trả lời: Theo Quyết định số 31/2005/QĐ-TTg ngày 02/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ của Nhà nước thì trẻ em nhiễm HIV/AIDS được hưởng các chế độ chính sách sau:

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước được hưởng trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng thấp nhất bằng 210.000 đ/trẻ em/tháng và các khoản trợ cấp theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về về chính sách cứu trợ xã hội; Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP; được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội mức ít nhất là 130.000 đ/người/năm (theo quyết định số 96/2007/QĐ-TTg ngày 28/6/2007 của Thủ tướng Cính phủ).

Đối với trẻ em nhiễm HIV/AIDS sống tại các cộng đồng do xã, phường quản lý được hưởng mức trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên thấp nhất do xã, phường quản lý là 65.000 đồng/người/ tháng.

Kinh phí để chi thực hiện chế độ trợ cấp và phụ cấp trên được bố trí trong dự tóan chi bảo đảm xã hội của ngân sách địa phương hàng năm theo quy định của luật ngân sách nhà nước năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thực hiện ngân sách nhà nước.

Việc khám, chữa bệnh cho các trẻ em nhiễm HIV/AIDS được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Pháp luật hiện hành quy định về khám, chữa bệnh cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS như sau:

Theo quy định chung thì trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh miễn phí. Phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV. Trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV được ưu tiên đầu tiên trong việc cấp thuốc kháng HIV do ngân sách Nhà nước chi trả, thuốc do tổ chức, cá nhân trong và ngòai nước tài trợ được cấp miễn phí cho người nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS. Ngòai ra, trẻ em nhiễm HIV còn được Nhà nước tạo điều kiện tiếp cận thuốc kháng HIV thông qua các chương trình, dự án phù hợp với các điều kiện kinh tế- xã hội.

Trẻ em bị phơi nhiễm HIV (trẻ em có nguy cơ bị lây nhiễm HIV do tiếp xúc trực tiếp với mẫu hoặc dịch sinh học của cơ thể người nhiễm HIV) được tư vấn và hướng dẫn điều trị dự phòng lây nhiễm HIV.

Thầy thuốc và nhân viên y tế có trách niệm điều trị trẻ em nhiễm HIV và giải thích cho các em hiểu về HIV/AIDS để tự giữ gìn sức khỏe và pòng lây nhiễm HIV cho người khác. Trẻ em nhiễm HIV mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS thuộc chuyên khoa nào được cứu chữa tại chuyên khoa đó hoặc tại chuyên khoa riêng và được đối xử bình đẳng như những người bệnh khác.

Trẻ em nhiễm HIV được chăm sóc tại gia đình, cơ sở y tế của Nhà nước. Trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, không còn khả năng lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước. Tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác được thành lập cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV.

- Pháp luật cũng có những quy định cụ thể về phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, như : phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV được miễn phí; phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; phụ nữ lây nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, cho con bú được tư vấn về phòng chống HIV/AIDS; các cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm thực giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai.

Trong trường hợp gia đình không có khả năng chữa bệnh, nuôi dưỡng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS thì cần liên hệ với cơ quan, tổ chức nào để chữa bệnh, nuôi dưỡng trẻ em?

Trả lời: Trong trường hợp gia đình không có khả năng chữa bệnh, nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV/AIDS thì cần liên hệ với các cơ quan, tổ chức sau để chữa bệnh, nuôi dưỡng các em:

1. Các cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng;

2. Các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội khác được thành lập các cơ sở nhân đạo, từ thiện để chăm sóc, nuôi dưỡng người nhiễm HIV và thực hiện các hoạt động khác trong phóng, chống HIV/AIDS.

3. Quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV.

Những địa chỉ cần thiết trong việc tư vấn, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em bị nhiễm HIV?

Trả lời: Pháp luật hiện hành quy định mọi người có quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS. Tư vấn về HIV/AIDS là quá trình đối thoại, cung cấp các kiến thức và thông tin cần thiết về phòng, chống HIV/AIDS giữa người tư vấn và người được tư vấn nhằm giúp người được tư vấn tự quyết định, giải quyết các vấn đề liên quan đến dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV.

Để tư vấn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em nhiễm HIV/AIDS thì các gia đình cần tìm đến cơ sở y tế có trách nhiệm tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương và các tổ chức, cá nhân được thành lập tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS.

Gia đình có thể nhận được các tư vấn cần thiết thông qua các Nhóm giáo dục đồng đẳng là những người tự nguyện tập hợp thành một nhóm để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ những người có cùng cảnh ngộ; thông qua các địa chỉ tư vấn cụ thể do Nhóm giáo dục đồng đẳng, cơ sở y tế cung cấp v.v…

Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: 1. Lạm dụng lao động trẻ em , sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại là các hành vi sử dụng lao động trẻ em quá với sức lực và khả năng phát triển của các em và trái với các quy định của pháp luật về lao động. Pháp luật nghiêm cấm các hành vi lạm dụng lao động trẻ em, trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại như:

- Cha mẹ, người giám hộ, người nhận nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em.

- Sử dụng trẻ em làm những công việc vũ trường, cơ sở xoa bóp, vật lý trị liệu, sòng bạc, nhà hàng karaoke, quán rượu, quán bia hoặc những nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển nhân cách của trẻ em.

- Sử dụng trẻ em trong sản xuất, kinh doanh văn hóa phẩm, sản phẩm hoặc đồ chơi, trò chơi kích động bạo lực, đồi trụy, nguy hiểm có hại cho sự phát triển của trẻ em.

- Sử dụng trẻ em làm những công việc trái với quy định của pháp luật về lao động hoặc đúng với quy định nhưng bắt trẻ em lao động quá sức, quá thời gian, không trả công hoặc trả công không tương xứng.

2. Bộ luật Lao động năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007) quy định:

- Nơi có sử dụng lao động chưa thành niên phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi tra viên yêu cầu. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển về thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

- Cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo Danh mục do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ y tế ban hành.

- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghành nghề và công việc do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định . Đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng những trẻ em này phải có sự đồng ý và theo dõi của cha, mẹ và người đỡ đầu.

- Thời giờ của người lao động chưa thành niên không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số nghề và công việc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

3. Danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc được quy định tại Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Pháp luật quy định thế nào về trách nhiệm của gia đình, chính quyền cơ sở trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại?

Trả lời: Để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm tiếp xúc với các chất độc hại, pháp luật quy đình gia đình, chính quyền sở tại có trách nhiệm:

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, giải quyết kịp thời tình trạng trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; tạo điều kiện cho trẻ em học nghề, làm công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi trong phạm vi địa phương.

- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm giữ liên hệ thường xuyên với trẻ em phải làm việc xa gia đình để giúp đỡ, giáo dục trẻ em.

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trẻ em phải làm việc xa gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được sống trong môi trường an toàn được chăm sóc sức khỏe học văn hoá, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất.

Pháp luật quy định thế nào về trách nhiêm của gia đình và chính quyền các cấp trong việc phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng trẻ em lang thang?

Trả lời: Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống và nơi cư trú không ổn định hoặc trẻ em cùng gia đình đi lang thang. Để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng trẻ em lang thang, mỗi gia đình phải thường xuyên quan tâm đến con cái, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, khuyến khích các em học tập, tham gia các sinh hoạt xã hội và cộng đồng v.v…Pháp luật hiện hành nghiêm cấm hành vi dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi, như:

- Nói chuyện, viết, dịch, nhân bản sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi âm, ghi hình hoặc hành vi khác nhằm dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đang sinh sống cùng với gia đình bỏ nhà đi lang thang.

- Dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác để dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đang sinh sống cùng với gia đình bỏ nhà đi lang thang.

- Tập hợp, chứa chấp trẻ em lang thang để đi bán vé số, sách, báo, tranh, ảnh, bán hàng rong hoặc các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi.

- Cha mẹ, người giám hộ bắt trẻ em đi lang thang để kiếm sống.

Do vậy, mỗi cá nhân, gia đình khi phát hiện các hành vi trên cần báo cáo ngay với cơ quan chức năng (như chính quyền sở tại, cơ quan công an, cơ quan, tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ em ở địa phương…) để có biện pháp xử lý. Đồng thời giáo dục con em mình tránh xa những thủ đoạn nêu trên.

Đối với chính quyền các cấp, để phòng ngừa, hạn chế, ngăn chặn tình trạng trẻ em lang thang, pháp luật hiện hành quy định:

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đến lang thang phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trẻ em có hộ khẩu thường trú trong việc tổ chức, giúp đỡ đưa trẻ em trở về gia đình; đối với trẻ em lang thang mà không còn nơi nương tựa thì được tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; đối với trẻ em lang thang của hộ nghèo thi được ưu tiên giúp đỡ để xóa đói giảm nghèo.

2. Đối với trẻ em cùng gia đình đi lang thang thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em cùng gia đình đến lang thang có trách nhiệm yêu cầu và tạo điều kiện để gia đình lang thang định cư ổn định cuộc sống và để trẻ em hưởng các quyền của mình.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em lang thang được sống môi trường an tòan, không rơi vào tệ nạn xã hội.

Khi phát hiện trẻ em trong gia đình bỏ nhà đi lang thang, thì gia đình cần thực hiện thủ tục khai báo như thế nào với chính quyền sở tại?

Trả lời: Khi phát hiện trẻ em trong gia đình bỏ nhà đi lang thang, gia đình cần thực hiện các thủ tục khai báo sau:

- Thực hiện các biện pháp nhằm đưa trẻ trở về với gia đình;

- Báo cáo với chính quyền sở tại (Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trẻ cư trú, cơ quan công an gần nhất, tổ chức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở cơ sở…) về tình trạng trẻ đi lang thang, đặc điểm của trẻ, nơi trẻ có thể đến… Nếu có dấu hiệu trẻ bị dụ dỗ, lôi kéo đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi v.v… thì phải báo cáo ngay với các cơ quan, tổ chức cấp trên để kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp;

- Tự mình hoặc nhờ cơ quan, tổ chức hữu quan (chính quyền cơ sở, tổ chức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở cơ sở, cơ quan báo chí…) thông báo tìm trẻ với các đặc điểm nhận dạng cần thiết;

- Thường xuyên liên hệ với các cơ quan trên nhằm nắm bắt và cung cấp thông tin về trẻ để có các biện pháp xử lý thích hợp.

Những hành vi như thế nào được coi là xâm hại tình dục trẻ em?

Trả lời: Các hành vi sau đây bị coi là những hành vi xâm hại tình dục trẻ em:

1. Hành vi hiếp dâm trẻ em: hành vi hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Đối với nạn nhân là trẻ em chưa đủ 13 tuổi thì mọi trường hợp giao cấu với trẻ em này (dù nạn nhân có đồng ý hay không đồng ý) đều bị coi là hành vi hiếp dâm trẻ em. Mọi hành vi hiếp dâm trẻ em đều bị pháp luật hình sự xử lý nghiêm khắc, người phạm tôi bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 112 của Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc từ hình.

2. Hành vi cưỡng dâm trẻ em: hành vi cưỡng dâm trẻ em là hành vi dùng mọi thủ đọan khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Hành vi cưỡng dâm trẻ em cũng bị pháp luật hình sự xử lý nghiêm khắc. Điều 114 của bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định người nào cưỡng dâm trẻ em có thể bị phạt tù có thời hạn từ 5 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

3. Hành vi giao cấu với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Điều 115 của Bộ Luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi khác với trường hợp hiếp dâm và cưỡng dâm, trong trường hợp này nạn nhân không bị ép buộc, cưỡng ép), thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm, trong trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm hoặc từ 7 đến 15 năm.

4. Hành vi dâm ô đối với trẻ em: được hiểu là hành vi sinh hoạt tình dục dưới các dạng khác nhau nhưng không phải ở dạng hành vi giao cấu (như hành vi kích thích, khêu gợi nhu cầu tình dục…). Hành vi dâm ô đối với trẻ em cũng bị xử lý hình sự, Điều 116 của Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, trong trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù từ 3 đến 7 năm hoặc từ 7 đến 12 năm.

5. Ngòai ra, các hành vi sau cũng đều bị coi là hành vi xâm hại tình dục trẻ em như: dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác để dụ dỗ, lôi kéo họat động mại dâm; dùng thủ đọan nói dối, gian lận để trẻ em hoạt động mại dâm; che giấu, cho thuê, mượn hoặc bố trí nơi để trẻ em hoạt động mại dâm; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền để ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; cho trẻ em tiếp xúc với văn hoá phẩm, sản phẩm có nội dung khiêu dâm hoặc tác động vào cơ thể trẻ em nhằm kích động tình dục trẻ em v..v…

Gia đình, cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng cần làm gì để phòng ngừa trẻ em bị xâm hại tình dục?

Trả lời: Để phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em bị xâm hại tình dục, gia đình, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp như sau:

- Các biện pháp tư vấn sức khỏe sinh sản, tư vấn pháp lý, tư vấn phòng ngừa lạm dụng tình dục …cho các em phù hợpv ới lứa tuổi;

- Thực hiện các biện pháp phục hồi sức khỏe, tinh thần cho những trẻ em là nạn nhân của nạn xâm hại tình dục. Việc phục hồi sức khỏe, tinh thần, tâm lý cho các em cần được sự hướng dẫn của các tổ chức chuyên môn ( các cơ sở y tế, các tổ chức tư vấn tâm lý, sức khỏe…);

- Tạo điều kiện cho các em ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng;

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục phòng ngừa các hành vi xâm hại tình dục trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các buổi họp, sinh hoạt tại cộng đồng…

- Phát hiện kịp thời và tố cáo các hành vi xâm hại tình dục trẻ em với các cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Khi phát hiện trẻ em có dâu hiệu nghi ngờ liên quan đến ma túy, gia đình cần thực hiện các biện pháp như thế nào?

Trả lời: Khi páht hiện trẻ em trong gia đình có dâu hiệu nghi ngờ liên quan đến ma túy, gia đình cần thực hiện các biện pháp sau:

- Đưa trẻ em đi kiểm tra hoặc xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm tình trạng nghiện ma túy để có biện pháp điều trị thích hợp;

- Kịp thời giúp đỡ, động viên con em mình chữa trị, vượt qua những khó khăn về thể chất và tinh thần do hậu quả của ma túy mang lại;

- Khi phát hiện các hành vi dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy thì cần thông báo kịp thời các thông tin cần thiết cho chính quyền sở tại, lực lượng công an phòng, chống ma túy để có biện pháp ngăn chặn kịp thời;

- Áp dụng các biện pháp cai nghiện theo đúng chỉ định của bác sỹ;

- Trong trường hợp cần thiết làm thủ tục đưa trẻ vào các cơ sở cai nghiện, cơ sở chữa bệnh của địa phương.

Pháp luật quy định gì về trách nhiệm của gia đình trong việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em nghiện ma túy và giúp đỡ trẻ em cai nghiện ma túy?

Trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, trẻ em nghiện ma túy và cai nghiện ma túy là:

1. Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma túy;

2. Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh;

3. Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma túy của thân nhân và của người khác;

4. Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện;

5. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh chóng các thông tin về tệ nạn ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma túy;

6. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm páht hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma túy; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.

Pháp luật nghiêm cấm các hành vi dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích khác có hại cho sức khỏe cụ thể là:

1. Nói chuyện, viết dịch, nhân bản sách, báo, tài liệu, tranh ảnh, ghi âm, ghi hình hoặc hành vi khác nhằm dụ dỗ, lôi kéo trẻ em mua, bán vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ em.

2. Dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác để dụ dỗ, lôi kéo trẻ em mua, bán, vận chuyển tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy.

3. Dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác để lôi kéo trẻ em đánh bạc; tổ chức cho trẻ em đánh bạc dưới mọi hình thức;

4.Dùng các thủ đọan nói dối, gian lận để trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy.

5. Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền để ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy.

6. Bán cho trẻ em rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe.

7. Cho trẻ em uống ruợu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe.

Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em nghiện ma túy và giúp đỡ trẻ em cai nghiện ma túy?

Trả lời: Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em nghiện ma túy được quy định cụ thể trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật phòng, chống ma túy năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2008. Cụ thể là:

1. Cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động phòng, chống ma túy có trách nhiệm tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc tại cơ sở cai nghiện cho trẻ em nghiện ma túy theo quy định của luật phòng, chống ma túy năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2008.

2. Cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ em cai nghiện được tham gia các hoạt động lành mạnh, có ích và phải bố trí cho trẻ em cai nghiện ở khu vực dành riêng cho trẻ em.

3. Tại các vùng phải xóa bỏ cây có chứa chất ma túy, các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma túy; quy họach cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thị trường phù hợp để nhân dân chuyển hướng sản xuất có hiệu quả.

4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: tổ chức và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân kiến thức, pháp luật về phòng, chống ma túy; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh; phòng ngừa, ngăn chặn người của tổ chức mình và mọi công dân mắc vào tệ nạn ma túy; giám sát hoạt động phòng, chống ma túy ở cơ quan, nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và địa bàn dân cư; phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan có thẩm quyền để vận động cai nghiện ma túy; tham gia giáo dục, dạy nghề, tìm việc làm và giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện.

5. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách hiệm: tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma túy; phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy; phối hợp với các cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma túy.

6. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức phòng, chống ma túy ở cơ quan, đơn vị mình; phòng ngừa, ngăn chặn cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia tệ nạn ma túy; tuyên tuyên, động viên cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn ma túy.

7. Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nhận thức rõ về tác hại của ma túy; chủ trương, chính sách, pháp luật, biện pháp của Nhà nước về phòng, chống ma túy.

8. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân được tiến hành một số họat động sau đây: chủ trì phối hợp với cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động ngăn chặn, đấu tranh chống các tội phạm về ma túy tại các địa bàn biên giới và nội địa; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma túy; trưng cầu giám định mẫu vật, mẫu phẩm sinh học cần thiết để phát hiện tội phạm về ma túy; yêu cầu cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, tình hình tài chính và tài khỏan tại ngân hàng khi có căn cứ cho rằng có hành vi vi phạm; yêu cầu cơ quan bưu điện mở bưu kiện, bưu phẩm để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng trong bưu kiện, bưu phẩm đó có chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố giác, người làm chứng và người bị hại trong các vụ án về ma túy…

Chế độ cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy đối với trẻ em được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ thì chế độ cai nghiện ma túy đối với trẻ em đựơc quy định như sau:

1. Chế độ quản lý, giáo dục, lao động trị liệu, học tập và chữa trị: người chưa thành niên chữa trị, cai nghiện trong Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- lao động xã hội phải chịu sự quản lý, giáo dục, tuân theo chế độ lao động trị liệu, học tập và cai nghiện, chữa trị do Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội quy định, tuân thủ nội quy của Trung tâm và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trước khi hết thời hạn chữa trị, phục hồi mười ngày, người tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội được Giám đốc Trung tâm thông báo và khi hết thời hạn được Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục -Lao động xã hội cấp giấy chứng nhận đã chữa trị, cai nghiện, phục hồi. Bản sao giấy chứng nhận được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nguời đó cư trú.

3. Người tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục- lao động xã hội phải đóng góp tòan bộ chi phí trong thời gian ở Trung tâm, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quy định mức thu cụ thể chi phí chữa trị, cai nghiện, phục hồi theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định các khỏan đóng góp chi phí cho người tự nguyện chữa trị, cai nghiện, phục hồi trong thời gian ở Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội.

Trách nhiệm hình sự của trẻ em phạm tội được quy định như thế nào?

Trả lời:Theo Điều 12 và Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội:

1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

2. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.

5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.

Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.

6. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Trách nhiệm hành chính đối với trẻ em vi phạm pháp luật được quy định thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 7, Điều 12, Điều 23, 24, 26 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ( sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) thì:

1. Người từ đủ 14 trở lên đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm vi phạm hành chính năm 2002( sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) như: cảnh cáo, phạt tiền, tuy theo tính chất, mức độ vi phạm, còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình phạt bổ sung sau đây: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính…Ngòai ra còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe cho con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại…

Khi phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thanh niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha mẹ, người gíam hộ phải nộp thay (Điều 7 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2007,2008).

2. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009; người từ đủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng; người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú nhất định thì bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (khỏan 2 Điều 23 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008).

3. Người từ đủ 12 tuổi trở lên đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng quy định tại Bộ Luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009; người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dâu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này do không có nơi cứ trú nhất định; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này do chưa có nơi cư trú nhất định thì bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng ( khỏan 2 Điều 24 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính).

4. Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này do chưa có nơi cư trú nhất định thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh ( khản b Điều 26 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính).

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngòai hợp đồng đối với trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 606 và Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2005 thì:

1. Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường tòan bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp sau:

- Người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại tường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

- Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

- Trong các trường hợp quy định trong khỏan 1 và khoản 2 Điều này, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.

2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người gíam hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản ủa người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, chính quyền cơ sở và đòan thể trong việc giúp đỡ trẻ em vi phạm pháp luật sớm sửa chữa sai lầm, tái hòa nhập cộng đồng được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Khi trẻ em vi phạm pháp luật trở về cộng đồng thì cha, mẹ, gia đình, nhà tường, chính quyền và đoàn thể cơ sở cần có trách hniệm:

1.Trẻ em vi phạm páhp luật được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ để sửa chữa sai lầm, có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Việc tổ chức giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.

2. Trẻ em vi phạm pháp luật đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính, hình sự cách ly khỏi cộng đồng trong một thời gian nhất định, khi trở về gia đình được ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện, giúp đỡ tiếp tục học văn hóa, học nghề và hỗ trợ tìm việc làm.

3. Trường hợp trẻ em đã chấp hành xong thời hạn giáo dục hoặc hình phạt mà không có nơi nương tựa thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào cơ sở trợ giúp trẻ em có hòan cảnh đặc biệt, tạo điều kiện để học nghề và có việc làm.

4. Trẻ em vi phạm pháp luật đã chấp hành xong thời hạn giáo dục hoặc hình phạt mà không có nơi nương tựa được đưa vào cơ sở trợ giúp trẻ em.

5. Cơ quan chức năng bảo vệ quyền của trẻ em chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan vận động những người nhiệt tình, có kinh nghiệm, có phương pháp, hiểu tâm lý trẻ em để tổ chức, quản lý cơ sở trợ giúp trẻ em thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.

6. Cơ sở trợ giúp trẻ em có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng tạo điều kiện để trẻ em được học văn hóa, học nghề hoặc làm việc phù hợp.

7. Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhận trẻ vào làm việc, học tập.

8. Đối với trẻ em vi phạm pháp luật đã chấp hành xong thời hạn giáo dục hoặc hình phạt tuy còn nơi nương tựa nhưng chưa thể tái hòa nhập với gia đình thì được đưa vào cơ sở trợ giúp trẻ em và cha mẹ có trách nhiệm đóng góp một phần kinh phí theo thỏa thuận với cơ sở trợ giúp trẻ em để nuôi dưỡng giáo dục trẻ em đó.

Việt Nam đã phê chuẩn các Công ước quốc tế nào liên quan đến quyền của trẻ em?

Trả lời: Việt nam đã chính thức phê huẩn 02 Công ước quốc tếliên quan trực tiếp đến phụ nữ và trẻ em đó là: Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Công ước CEDAW) vào năm 1982 và Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Và mới đây ngày 15/12/2010 tại Vương Quốc Hà Lan, được sự ủy quyền của Chính phủ, Đại sứ đặcmệnh tàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan đã Công ước về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩng vực con nuôi quốc tế. Đây là một trong số 38 Công ước quốc tế về tư pháp quốc tế trong khuôn khổ hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế. Hiện tại, Công ước có 81 quốc gia thành viên. Việc Việt Nam ký công ước đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc từng bước hội nhập vào khuôn khổ hợp tác đa phương về tư pháp quốc tế mà trước hết là việc thực hiện Công ước về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế.

CEDAW là tên viết tắt của “Công ước của Liên Hợp quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ”. Đây là văn kiện quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý đầu tiên nhằm ngăn chặn sự phân biệt đối xử với phụ nữ và xây dựng một chương trình hành động nhằm thúc đẩy quyền bình đẳng của phụ nữ.

CEDAW hay còn đựơc gọi là “ Công ước về phụ nữ” hay “ Điều ước quốc tế về quyền phụ nữ” bao gồm lời mở đầu và 30 điều khỏan được Đại hôi đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 18/12/1979 và có hiệu lực ngày 03/9/1981. Đến nay trên thế giới đã có 184 nước là quốc thành viên Công ước CEDAW. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước CEDAW vào ngày 17 tháng 02 năm 1982 và trở thành quốc gia thành viên của Công ước này. Từ đó nhà nước ta đã làm rất nhiều việc để thực hiện trách nhiệm của một quốc gia thành viên CEDAW, đặc biệt là việc thiết lập sự bảo vệ bằng pháp luật các quyền của phụ nữ trên cơ sở không phân biệt đối xử và bình đẳng nam nữ.

Công ước quốc tế về quyền trẻ em là một văn bản pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ trẻ em mà tất cả mọi người cần thực hiện. Khi một quốc gia ký và phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em thì Chính phủ của quốc gia đó phải tuân thủ điều ước quốc tế đó để đạt đượcmột số tiêu chuẩn cơ bản nhất định cho trẻ em. Công ước này, đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua ngày 20/11/1989, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên của Châu Á phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990.

Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em quy định các biện pháp gì để trẻ em được bảo vệ tránh khỏi tất cả các hình thức phân biệt hay hình phạt?

Trả lời: Công ước quốc tế về quyền trẻ em là một văn bản pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ trẻ em mà tất cả mọi người cần thực hiện. Khi môt quốc gia ký và phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em thì Chính phủ của quốc gia đó phải tuân thủ điều ước quốc tế đó để đạt được một số tiêu chuẩn cơ bản nhất định cho trẻ em. Công ước này, đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua ngày 20/11/1989, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên của Châu Á phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990.

Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi nười dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn. Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm các quyền được nêu ra trong công ước này đối với mỗi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào, bất kể trẻ em, cha mẹ hay người giám, hộ páhp lý của trẻ em đó thuộc chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến gì khác, nguồn gốc quốc gia, dân tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, xuất thân gia đình và những mối tương quan khác.

Các quốc gia thành viên phải thi hành tất cả các biện pháp thích hợp để đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ tránh khỏi tất cả các hình thức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt trên cơ sở địa vị, hoạt động, những ý kiến phát biểu hoặc tín ngưỡng của cha mẹ, người giám hộ pháp lý hoặc những thành viên gia đình khác của trẻ em.

Công ước về quyền trẻ em quy định các nước quốc gia thành viên phải bảo đảm các quyền gì của trẻ em?

Trả lời: Theo quy định từ Điều 6 đến Điều 41 của Công ước thì các Quốc gia thành viên phải có các biện pháp để bảo đảm các quyền của trẻ em gồm: Quyền được sống, Quyền có họ tên; Quyền có Quốc tịch; Quyền được làm con nuôi người khác; Quyền không bị cách ly cha mẹ trái ý muốn; Quyền được đòantụ với gia đình; Quyền đựơc giữ gìn bản sắc của mình; Quyền được tư do bày tỏ ý kiến; Quyền tư do kết giao và tự do hội họp hòa bình; Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo; quyền được thu nhận thông tin; Quyền được bảo vệ khỏi tất cả các hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, bị thương tổn hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng việc chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột, bao gồm cả lạm dụng tình dục; Quyền đựơc chăm sóc nuôi dưỡng; Quyền được học hành; Quyền hưởng an tòan xã hội; Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe; Quyền được giải trí và tiêu khiển; Quyền được bảo vệ không bị bóc lột về kinh tế và không phải làm bất kỳ công việc gì nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ em, hoặc có hại đối với sức khỏe hay sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức hay xã hội của trẻ em.