Theo thỏa thuận thiết lập ESM mà 17 nước Eurozone đã ký hồi tháng 2/2012, ESM sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7 và "song hành" cùng quỹ cứu trợ tạm thời hiện nay là Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF). Nhiệm vụ của ESM là hỗ trợ tài chính cho các thành viên Eurozone vào thời điểm khó khăn, nhằm duy trì sự ổn định tài chính của khu vực.
Để có hiệu lực, ESM cần sự phê chuẩn của các nước đóng góp 90% vào quỹ này. Đức đóng góp khoảng 27% ngân quỹ của ESM, đồng nghĩa với việc quỹ không thể đi vào hoạt động nếu thiếu sự hỗ trợ của nền kinh tế lớn nhất Eurozone này. Trong khi đó, 13 nước thành viên Eurozone khác đã phê chuẩn thỏa thuận thiết lập ESM; bốn nước chưa phê chuẩn ngoài Đức còn có Italy, Estonia và Manta.
Tòa án Hiến pháp liên bang Đức vừa thông báo Tòa sẽ ra phán quyết cuối cùng vào ngày 12/9 tới về việc liệu các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng euro (Eurozone) có vi phạm hiến pháp của Đức hay không.
Điều này đồng nghĩa với việc tiến trình thông qua Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM), vốn hy vọng có hiệu lực từ ngày 1-7-2012, sẽ bị đẩy lùi lại ít nhất thêm hai tháng rưỡi.
Đức là nước ủng hộ ESM ngay từ đầu, song khi quỹ cứu trợ dài hạn này sắp được thành lập, một số thách thức đã xuất hiện. Nguyên nhân trực tiếp là nhiều người Đức lo ngại ESM vi phạm hiến pháp nước này. Nguyên nhân sâu xa hơn là một mặt hầu hết người Đức muốn châu Âu hội nhập hơn nữa, nhưng mặt khác họ lại "không nỡ" từ bỏ một lợi ích quốc gia quan trọng.
Một số quan chức và học giả Đức đã xúc tiến việc thông qua ESM trong thời gian sớm nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang leo thang ở Eurozone, song cũng có không ít người cho rằng nên cân nhắc thận trọng quyết định này.
Cùng ngày 19-7, với 473 phiếu thuận và 97 phiếu chống, Quốc hội Đức đã thông qua gói cứu trợ trị giá lên tới 100 tỷ euro để "cứu" các ngân hàng Tây Ban Nha. Đây là lần bỏ phiếu thứ 10 tại Quốc hội Đức liên quan tới việc áp dụng các biện pháp tháo gỡ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.
Sau cuộc tranh cãi kéo dài, với 109 phiếu ủng hộ, 73 phiếu chống, Quốc hội Phần Lan đã thông qua gói cứu trợ của EU trị giá 100 tỷ euro nhằm cứu hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha.
Nguồn www.chinhphu.vn