Ảnh minh họa
Cụ thể, các Bộ, ngành có trách nhiệm mời Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, dự án liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em; các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội thuộc chức năng quản lý nhà nước của các Bộ, ngành theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, mời Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật; tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phụ nữ, trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trong các lĩnh vực có liên quan.
UBND các cấp phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ cùng cấp tổ chức các cuộc họp để thu thập ý kiến về tình hình thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách; nghiên cứu, xem xét và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
UBND các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp như hỗ trợ kinh phí, điều kiện và phương tiện làm việc, các hoạt động gây quỹ Hội, tổ chức sản xuất, dịch vụ, hỗ trợ phụ nữ giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến sự tiến bộ và bình đẳng của phụ nữ phù hợp với luật pháp, chính sách của Nhà nước...
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ cử đại diện tham gia các hoạt động quản lý nhà nước.
Bên cạnh đó, chủ động nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị các biện pháp, chính sách, liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em, gia đình và bình đẳng giới; cung cấp kịp thời các thông tin liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.
Hàng năm, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ lồng ghép nội dung đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm của các Bộ, ngành, UBND các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia quản lý nhà nước trong chương trình làm việc định kỳ của Thủ tướng Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Nguồn www.chinhphu.vn