Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến bãi bỏ: 12 văn bản ban hành năm 1997, 8 văn bản ban hành năm 1998, 13 văn bản ban hành năm 1999,… Trong đó, năm 2001 và 2002 là năm có số văn bản được dự kiến bãi bỏ nhiều nhất với mỗi năm có 17 văn bản được đề nghị bãi bỏ.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ năm 1999 đến nay, khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng đã có những thay đổi, một số lượng rất lớn các văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp và không được tiếp tục áp dụng trên thực tế.
Vì vậy, việc ban hành một Thông tư bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay là hết sức cần thiết, góp phần đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật…
Một số văn bản quy phạm pháp luật được dự kiến bãi bỏ như: Quyết định 796/2004/QĐ-NHNN ngày 25/6/2004 về việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng; Thông tư 01/2006/TT-NHNN ngày 20/02/2006 về việc hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chỉ thị 06/2008/CT-NHNN ngày 31/12/2008 về việc thực hiện các biện pháp nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam...
Nguồn www.chinhphu.vn