Tuy nhiên, thuật ngữ "tuổi thọ" (lifespan) mà các nhà sản xuất sử dụng khi mô tả thiết bị không nói đến thời gian sử dụng của thiết bị đến khi ngừng hoạt động hoàn toàn, mà chỉ nói đến chất lượng của sản phẩm, cụ thể là độ sáng của màn hình.
Tuổi thọ của TV có thể là 54 năm hoặc vài năm tùy theo người dùng. (Ảnh: DigitalProduct).
Phương pháp phổ biến nhất để đo tuổi thọ của TV là số giờ sử dụng cho đến khi TV có độ sáng chỉ bằng một nửa so với lúc mới mua về. Có nghĩa là vào thời điểm đó vẫn xem được như bình thường, nhưng với màn hình ít sáng hơn mà thôi.
TV Plasma thường được cho là có độ bền cao hơn với tuổi thọ thiết bị trung bình cỡ khoảng 100 nghìn giờ đồng hồ. Trong khi đó, các TV LCD dùng công nghệ đèn florescent có thời gian sử dụng chỉ từ 30 nghìn đến 60 nghìn giờ. TV LED mặc dù ít nói đến vấn đề này tuy nhiên thời gian sử dụng cũng chỉ tương tự như các loại LCD khác.
Như vậy nghĩa là, nếu bạn xem trung bình 5 giờ đồng hồ mỗi ngày, một TV Plasma sẽ giảm độ sáng xuống còn một nửa (hết tuổi thọ) sau 54 năm. Trong khi đó, TV LCD sẽ có thời gian sử dụng là khoảng 16 năm. Nhưng nếu bạn dùng 24/24 giờ mỗi ngày, bạn sẽ phải thay thiết bị mới trong vòng 10 năm (TV Plasma) hoặc vài ba năm (với LCD, LED).
Thực tế cho thấy, màn hình mọi loại TV đều tối hơn theo thời gian sử dụng. Thời gian này kéo dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể, nếu càng để quá sáng, tuổi thọ của màn hình càng ngắn. Vì thế, các thao tác đơn giản như giảm sáng đèn sau của TV, hay giảm đèn độ tương phản màn hình trên TV Plasma cũng sẽ kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là nếu cứ xem một chiếc TV màn hình mờ mờ tối tối liên tục thì bạn sẽ dùng được nó vĩnh viễn.
Nguồn QuanTriMang.com.vn