Ảnh minh họa
Dự thảo quy định chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở các cơ sở giáo dục mầm non dạy 2 buổi/ngày và ở cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học, bộ môn thiếu nhà giáo theo định mức biên chế.
Đối với các cơ sở giáo dục mầm non dạy 2 buổi/ngày, các cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học, bộ môn đủ nhà giáo theo định mức biên chế, chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản, hoặc đi làm nhiệm vụ chuyên môn, học tập, bồi dưỡng do cấp có thẩm quyền điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.
Dự thảo quy định rõ, số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định không quá 200 giờ dạy/năm.
Định mức giờ dạy và cách tính tiền lương dạy thêm giờ
Định mức giờ dạy của giáo viên mầm non dạy 2 buổi/ngày là 1.050 giờ dạy/năm; giáo viên tiểu học là 805 giờ dạy/năm; giáo viên trung học cơ sở là 703 giờ dạy/năm; giáo viên trung học phổ thông 629 giờ dạy/năm; giáo viên trung học phổ thông dạy ở trường phổ thông dân tộc nội trú 555 giờ dạy/ năm…
Về cách tính dạy thêm giờ, dự thảo quy định như sau:
Tiền lương dạy thêm giờ = Số giờ dạy thêm/năm x Tiền lương dạy thêm 1 giờ.
Trong đó:
Số giờ dạy thêm/năm = [Số giờ thực dạy/năm + số giờ quy đổi hoặc miễn giảm (nếu có)] - Định mức giờ dạy/năm.
Tiền lương dạy thêm 1 giờ = Tiền lương 1 giờ dạy x 150%.
Nguồn www.chinhphu.vn