Kể từ khi nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin (Yuri Gagarin) lần đầu tiên bay vào quỹ đạo và trở về Trái Đất an toàn (12-4-1961), Đại hội đồng Liên hợp quốc và toàn thể loài người đã lấy ngày 12-4 làm Ngày du hành vũ trụ thế giới. Trải qua 50 năm từ sự kiện lịch sử đó, loài người đã có một bước tiến lớn trong sự nghiệp khám phá và chinh phục vũ trụ.
Các nhà du hành vũ trụ đã sống và làm việc dài ngày trên quỹ đạo gần Trái Đất, nhiều nước đã phóng vệ tinh hoặc các con tàu vũ trụ khác nhau nhằm thám hiểm các hành tinh, đã chuẩn bị để chinh phục Sao Hỏa v.v... Tuy nhiên, những thành tựu to lớn nhất trong lĩnh vực thăm dò và chinh phục vũ trụ vẫn thuộc về Liên Xô trước đây và LB Nga hiện nay.
Ngoài việc Gagarin trở thành nhà du hành đầu tiên bay vào vũ trụ, các công dân Liên Xô-Nga cũng đã lập nên những thành tích vĩ đại khác như lần đầu tiên ra làm việc ngoài khoảng không vũ trụ (nhà du hành Alếchxây Pôpốp-Aleksey Popov), có nữ phi hành gia đầu tiên (Valentina Têrêscôva - Valentina Tereshkova), có chuyến bay dài ngày nhất vào quỹ đạo (Valery Pôlyacốp -Polyakov, 437 ngày đêm), có tổng thời gian làm việc lâu nhất trên quỹ đạo (Xécgây Cricaliốp - Sergey Krikalev, 803 ngày đêm qua 6 chuyến bay), có tổng thời gian làm việc ngoài khoảng không vũ trụ lâu nhất (Anatôly Xôlôviốp - Anatoly Solovjev, 82 giờ qua 16 lần ra bên ngoài không gian), phóng các trạm tự động lên Mặt Trăng, Sao Hỏa và Sao Kim v.v.
Hiện Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) được nâng cấp từ Trạm Hòa Bình của Nga, là bến đậu để các nhà du hành thuộc các nước hàng đầu thế giới lên tiến hành các thí nghiệm-nghiên cứu khoa học và thăm dò, chinh phục vũ trụ vì lợi ích của loài người.
Theo TTXVN