Trong những năm qua thực hiện Đề án, huyện Ninh Phước đã có những chủ trương, chính sách, giải pháp kịp thời nhằm tổ chức, quản lý hoạt động, quảng bá, tiếp thị và đăng ký thương hiện 2 làng nghề gốm Bàu Trúc và Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Qua 2 năm thực hiện mặt bằng chung về đời sống kinh tế, văn hóa khu dân cư từng bước phát triển, tăng trưởng so với cùng năng lực mới của ngành tiểu thủ công nghiệp nâng lên, sản phẩm của các làng nghề gắn với du lịch, góp phần ổn định đời sống kinh tế của địa phương. Chỉ tính trong năm 2011, doanh thu đạt gần 30 tỷ đồng.
Đồng chí Đỗ Hữu Nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
phát biểu chỉ đạo hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết Đề án hỗ trợ phát triển làng nghề du lịch Chăm Ninh Thuận
Thu nhập bình quân của người lao động từ 800.000đ đến 1.000.000 đồng/tháng của năm 2009 lên 1.500.000đ đến 1.700.000 đồng vào năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,2 % đến 1,6%/ năm (tính theo chuẩn mới). Hoàn thành đầu tư hạ tầng làng nghề đã tạo điều kiện thuận lợi về giao thông trong làng nghề, có hệ thống chiếu sáng, cung cấp điện, nước cho sản xuất và sinh hoạt, cải thiện môi trường làng nghề. Đặc biệt thuận lợi cho việc thu hút khách tham quan du lịch làng nghề. Hình thành được đơn vị tổ chức quản lý, sử dụng hạ tầng làng nghề. Thành lập được 2 mô hình quản lý HTX tại làng nghề gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp tập trung nguồn lực cho sản xuất, tăng năng lực sản xuất và tiêu thụ, góp phần giải quyết việc làm, phát triển nghề, tăng thu nhập cho người dân làng nghề, thực hiện quản lý và sủ dụng thương hiệu làng nghề. Làng nghề có xu hướng phát triển nhanh cả về số lượng, loại hình và chất lượng hoạt động, góp phần tích cực trong sự phát triển nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Phát huy những kết quả đạt được, huyện Ninh Phước đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, doanh thu của các làng nghề đạt từ 40-50 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ/tháng, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,2 đến 3%/năm. Nâng cao các hoạt động làng nghề, ngành nghề với quy mô lớn, chất lượng sản phẩm được nâng cao có khả năng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Hình thành các tổ chức, cá nhân đủ năng lực hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay, tiếp cận phân bổ thị trường hợp lý, phát triển các làng nghề huyện Ninh Phước thật bền vững
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Đỗ Hữu Nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh huyện Ninh Phước cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống, chú trọng đầu tư thực hiện tốt các giải pháp đề ra, nhất là thực hiện đề án Maketting sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc. Tiếp tục xây dựng và củng cố các nghề, làng nghề trên địa phương huyện Ninh Phước. Tăng cường công tác đào tạo nghề, truyền nghề tại chỗ cho nhân dân vùng nông thôn. Phát triển các làng nghề của địa phương gắn với phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
Xuân Bính