Dưới đây là 3 sai lầm thường gặp khi dạy trẻ tập nói, cha mẹ nên chú ý để chỉnh sửa:
1. Lặp lại lỗi phát âm của trẻ
Khi mới học nói, trẻ khó tránh được việc phát âm ‘méo mó’ không chuẩn nên một số người cảm thấy như thế thật ngộ nghĩnh, đáng yêu và hay nhắc lại với niềm vui thích. Ví dụ: "Con thỏ" thì trẻ nói thành "con ỏ" hoặc "con xỏ"…
Việc lặp lại lỗi phát âm của trẻ vô tình sẽ trở thành thói quen, khiến trẻ dễ nói ngọng và càng khó sửa hơn. Vì vậy, khi dạy trẻ bạn cần phát âm thật chuẩn xác. Nếu trẻ có nói sai thì nhẹ nhàng nhưng phải kiên quyết uốn ngay. Và, hãy nói đi, nói lại từ đúng đó cho trẻ nghe.
2. Dạy bằng ngôn ngữ "trẻ con"
Nhiều người nghĩ rằng việc dùng ngôn từ đơn giản hay dùng chính ngôn ngữ ‘trẻ con’ để nói chuyện sẽ khiến trẻ nhận thức và tiếp thu vấn đề nhanh nhạy hơn. Ví dụ, trẻ nói “Mẹ ơi! Lấy tơm cho con” thì mẹ không nói lại lời của trẻ là “Tơm của con đây”, mà cần nhắc trẻ nói đúng: “Con phải nói là mẹ ơi, lấy cơm cho con. Cơm của con đây”.
Người lớn tuyệt đối không nên nói theo những từ mà trẻ phát âm sai.
3. "Nghe nhạc đoán chương trình" quá nhanh
Khi trẻ chỉ bình nước, người lớn liền hiểu ngay là trẻ muốn uống nước, thế là lấy ngay bình nước đưa cho chúng. Như thế bạn đã tước mất cơ hội tập nói của trẻ.
Dù bạn có đoán đúng ý trẻ thì cũng không nên phản xạ quá nhanh mà nên khích lệ trẻ phát ra âm thanh, dùng ngôn ngữ biểu đạt mong muốn của mình.
Nguồn Báo Hànộimới