Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ký ban hành Nghị quyết số 07/2011/QH13 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011. Theo đó, sẽ chính thức thông qua và cho ý kiến đối với 41 dự án Luật, Pháp lệnh trong năm 2012. Dưới đây là toàn văn Nghị quyết:

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 83/2007/QH11;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;

Sau khi xem xét Tờ trình số 08/TTr-UBTVQH13 ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Ðiều 1

Ðiều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 như sau:

1. Bổ sung dự thảo Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ nhất;

2. Chuyển dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Giáo dục đại học từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ nhất sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2;

3. Bổ sung dự án Luật Cơ yếu, Luật Biển Việt Nam vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 2;

4. Chuyển dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) từ Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 2, sang Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012;

5. Bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật, Phòng, chống rửa tiền vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2;

6. Bổ sung dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011.

Ðiều 2

Thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 như sau:

A- CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH THỨC

I- CÁC DỰ ÁN LUẬT

1. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII

a- Trình Quốc hội thông qua: 14 dự án

1. Luật Quản lý giá

2. Luật Bảo hiểm tiền gửi

3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế

4. Luật Phòng, chống rửa tiền

5. Luật Giám định tư pháp

6. Luật Xử lý vi phạm hành chính

7. Luật Giáo dục đại học

8. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

9. Bộ luật Lao động (sửa đổi)

10. Luật Công đoàn (sửa đổi)

11. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá

12. Luật Quảng cáo

13. Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

14. Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013

b- Trình Quốc hội cho ý kiến: 7 dự án

1. Luật Dự trữ quốc gia

2. Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

3. Luật Ðô thị

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư

5. Luật Xuất bản (sửa đổi)

6. Luật Thư viện

7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ðiện lực

2. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII

a- Trình Quốc hội thông qua: 9 dự án

1. Luật Dự trữ quốc gia

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân

3. Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

4. Luật Ðô thị

5. Luật Thủ đô

6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư

7. Luật Xuất bản (sửa đổi)

8. Luật Thư viện

9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ðiện lực

b- Trình Quốc hội cho ý kiến: 9 dự án

1. Luật Ðất đai (sửa đổi)

2. Luật Ðầu tư công, mua sắm công

3. Luật Quy hoạch

4. Luật Hộ tịch

5. Luật Hòa giải cơ sở

6. Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai

7. Luật Phòng, chống khủng bố

8. Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh

9. Luật hoặc Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992

II. CÁC DỰ ÁN PHÁP LỆNH: 2 dự án mới và các dự án thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 nhưng chưa được thông qua

1. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối

2. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

B. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN BỊ: 25 dự án

1. Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi)

2. Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi)

3. Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

4. Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi)

5. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

6. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi)

7. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội (sửa đổi)

8. Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự

9. Luật Công an nhân dân (sửa đổi)

10. Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

11. Bộ luật Hình sự (sửa đổi)

12. Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)

13. Luật Tạm giữ, tạm giam

14. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng

15. Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

16. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

17. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

18. Luật Việc làm

19. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy

20. Luật Khí tượng thủy văn

21. Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

22. Luật Quân đội nhân dân Việt Nam

23. Luật Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

24. Pháp lệnh Cảnh sát cơ động

25. Pháp lệnh Ðào tạo nghề một số chức danh tư pháp

Ðiều 3

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ tập trung chỉ đạo việc triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh ngay sau khi Chương trình được thông qua; việc tổ chức thực hiện Chương trình cần được đổi mới với cách làm tập trung hơn, hiệu quả hơn; bảo đảm tính ổn định của Chương trình, chỉ điều chỉnh trong trường hợp thật cần thiết.

2. Chính phủ sớm phân công cơ quan soạn thảo các dự án mới được đưa vào Chương trình, củng cố các Ban soạn thảo đã được thành lập; bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện Chương trình; kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh.

3. Cơ quan trình dự án, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan tham gia soạn thảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong quá trình chuẩn bị dự án; bảo đảm dự án được chuẩn bị kỹ về nội dung và kỹ thuật văn bản, hạn chế tối đa những quy định chung chung; bảo đảm tiến độ chuẩn bị, thời hạn gửi dự án và các tài liệu liên quan đến cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội; tham gia chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh.

4. Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chủ động phối hợp với cơ quan soạn thảo, cơ quan trình dự án trong quá trình soạn thảo, thẩm tra và nghiên cứu, tiếp thu chỉnh lý dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.

5. Các Ðoàn đại biểu Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội tổ chức nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia và các ngành có liên quan; dành thời gian thảo luận, cho ý kiến góp phần hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 6 tháng 8 năm 2011.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

                                                                                                                                                                     (Đã ký)

NGUYỄN SINH HÙNG