Phát hiện mỏ đá xây thành nhà Hồ

Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ, Thanh Hóa vừa tìm thấy địa điểm được cho là nơi khai thác đá để xây thành nhà Hồ, di sản thế giới.

Đá được tìm thấy tại giống với phiến đá trong thành nhà Hồ. Ảnh do viện khảo cổ cung cấp

Công trường khai thác đá được phát hiện vào tháng 7, sau khi thành nhà Hồ được công nhận là di sản thế giới gần một tháng. Công trình này nằm trong khu vực núi An Tôn, thôn Phù Lưu, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, cách chân thành nhà Hồ khoảng 2 km về phía đông bắc.

Tiến sĩ Tống Trung Tín, viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, cho biết các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 20 phiến đá lớn. Những khối đá có hình dạng vuông vắn, được nhà Hồ chế tác phần thô tại chỗ, sau đó chuyển về xây dựng và hoàn thiện kỹ thuật.

"Căn cứ vào các dấu vết bóc tách và kỹ thuật chế tác thủ công hiện rất rõ trên mặt của phiến đá, nhóm khảo cổ đã phân tích đối chiếu với phiến đá tại thành nhà Hồ và đưa ra nhận định, các phiến đá vừa tìm thấy chính là các phiến đá được nhà Hồ cho khai thác với mục đích xây dựng thành", tiến sĩ Tín nhấn mạnh.

"Phát hiện này đặc biệt quan trọng trong công tác bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị di sản thành nhà Hồ, tôn vinh tính xác thực của kỹ thuật xây dựng đá lớn của người thời rất khéo léo và kỳ công", ông Tín nói.

Bên cạnh đó, việc tìm ra công trường khai thác đá đã trả lời cho câu hỏi “Đá xây thành được lấy ở đâu?” mà từ nhiều năm nay, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã kỳ công tìm hiểu, nhưng vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng.

Tỉnh Thanh Hóa đang lên kế hoạch tiến hành khoanh vùng quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt khu vực núi An Tôn, hướng tới phát triển du dịch.

Trong thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu tìm ra cách vận chuyển của để đưa những tảng đá lớn vào trong thành nhà Hồ. Ban đầu, nhiều nhà khoa học đưa giả thiết người dân thời đó đã lăn đá bằng đường thủy đề vào bờ và tiếp tục lăn trên xe hoặc lăn bi để vào.

Nguồn VnExpress.net