UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bổ sung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025

Ngày 18/12/2023, đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Kế hoạch số 5264/KH-UBND của UBND tỉnh về bổ sung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025.

I. Kịch bản tăng trưởng cho giai đoạn 2024-2025

Trên cơ sở kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 tại Báo cáo số 354-BC/TU ngày 13/9/2023 của Tỉnh ủy và kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong 3 năm 2021-2023, để đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra 10-11%/năm, UBND tỉnh xây dựng kịch bản phấn đấu tăng trưởng GRDP 2 năm 2024-2025 khoảng 11-12%/năm, cụ thể như sau:

1. Phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 11,5%, cụ thể:

a) Ngành nông lâm nghiệp và thủy sản phấn đấu giá trị gia tăng 7.298 tỷ đồng, tăng 4,15%, đóng góp 1,13% GRDP, trong đó ngành nông lâm nghiệp tăng 6,16%, đóng góp 0,69% GRDP; ngành thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 0,44% GRDP.

- Tập trung khai thác có hiệu quả hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, mở rộng quy mô sản xuất, triển khai có hiệu quả các mô hình sản xuất, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được mở rộng; công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng được chủ động, năng suất một số cây trồng tăng so cùng kỳ; giá trị sản xuất trên một ha đất sản xuất đạt 148 triệu đồng/ha. Phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại quy mô công nghiệp, bán công nghiệp, nâng cao chất lượng đàn gia súc đáp ứng yêu cầu công nghiệp chế biến, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, dự kiến sản lượng thịt hơi các loại đạt 49-50 nghìn tấn.

- Tiếp tục nâng cao năng lực khai thác, mở rộng ngư trường, phấn đấu sản lượng khai thác đạt 127 - 128 nghìn tấn.

Tiếp tục phát huy lợi thế tôm giống, giữ vững thương hiệu là trung tâm giống chất lượng cao của cả nước, phấn đấu sản lượng đạt 43,5 tỷ con giống.

b) Ngành công nghiệp và xây dựng phấn đấu giá trị gia tăng 10.531 tỷ đồng, tăng 19,8%, đóng góp 6,76% GRDP, trong đó công nghiệp tăng 17,84%, đóng góp 4,04% GRDP; xây dựng tăng 23,65% đóng góp 2,72% GRDP, trong đó:

- Lĩnh vực công nghiệp phấn đấu giá trị gia tăng 6.870 tỷ đồng, tăng 17,84%, đóng góp 4,04% GRDP:

+ Ngành khai khoáng: Dự án chế biến mỏ đá granit của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng Nam Khánh giai đoạn 1 quy mô 01 triệu m/năm đi vào hoạt động và ngành sản xuất muối thuận lợi, dự kiến giá trị gia tăng đạt 335 tỷ đồng tăng 36%, đóng góp tăng trưởng chung 0,34% GRDP.

+ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Đẩy mạnh phục hồi các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo; khai thác các dự án thứ cấp trong Khu, Cụm công nghiệp đã hoàn thành năm 2023 và khởi công đầu năm 2024 sẽ phát huy hiệu quả tạo ra giá trị mới trong năm 2024, đồng thời đẩy nhanh tiến độ để khởi công 09 dự án mới trong Khu, Cụm công nghiệp ”, tạo giá trị gia tăng thêm cho ngành công nghiệp 1.351 tỷ đồng, đóng góp tăng trưởng chung 1,08% GRDP.

+ Ngành năng lượng: Năng lực hiện có 57 dự án năng lượng đã hòa lưới điện, phát điện với sản lượng khoảng 7.700 triệu Kwh/3.373 MW. Năng lực mới tăng thêm từ 03 dự án Điện mặt trời Thiên Tân 1.4, Phước Thái 2,3 với tổng công suất 200 MW và các dự án hòa lưới 6 tháng cuối năm 2023 tiếp tục tạo năng lực mới tăng thêm trong năm 2024 3, dự kiến tạo ra sản lượng điện khoảng 1.000 triệu Kwh. Như vậy, tổng sản lượng điện năm 2024 là 8.700 triệu Kwh, tạo ra giá trị gia tăng 5.047 tỷ đồng tăng 15,2%, đóng góp tăng trưởng chung 2,59% GRDP.

+ Ngành Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: Dự kiến nước máy ghi thu đạt 27 triệu m”, tạo ra giá trị gia tăng 138 tỷ đồng, đóng góp tăng trưởng chung 0,03% GRDP.

- Lĩnh vực xây dựng phấn đấu giá trị gia tăng 3.661 tỷ đồng, tăng 23,65%, đóng góp 2,72% GRDP: Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai 04 dự án trọng điểm của Tỉnh có quy mô lớn 4; các dự án du lịch 5; tiếp tục triển khai 02 dự án năng lượng chuyển tiếp/120 MW (Phước Thái 2/80 MW, Phước Thái 3/40 MW) và khởi công 03 dự án điện gió, 03 dự án thủy điện, 02 dự án điện tự sản, tự tiêu ; các dự án trong các Khu, Cụm Công nghiệp 7; đồng thời triển khai thi công các dự án Khu đô thị Phủ Hà, Sông Dinh, K2 và Dự án nhà ở xã hội K2, Thành Hải...

Công trình đang thi công tại Khu K2 phường Mỹ Bình (Tp.Phan Rang-Tháp Chàm). Ảnh: Văn Nỷ

c) Ngành dịch vụ: phấn đấu giá trị gia tăng 9.495 tỷ đồng tăng 9,5%, đóng góp tăng trưởng chung 3,2% GRDP. Tập trung các giải pháp kích cầu du lịch, trọng tâm là thu hút khách quốc tế tạo ra doanh thu cao đóng góp vào giá trị gia tăng ngành du lịch; đẩy nhanh các dự án KDL Sunbay Park tòa B và C; dự án Quốc tế 5 sao giai đoạn 1 (khu phố ẩm thực và 60 căn biệt thự) hoàn thành đưa vào khai thác, sẽ tăng công suất phòng từ 4.500 phòng lên khoảng 5.000 phòng phục vụ khách du lịch, tăng chất lượng dịch vụ du lịch để chi tiêu bình quân khách du lịch từ 800 ngàn đồng/ngày/lượt khách lên 1 triệu đồng/ngày/lượt khách và dự báo trong năm 2024 các nhóm ngành dịch vụ khác phát triển hơn so cùng kỳ, cụ thể: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy tăng 12,5%, Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 16,98%, Vận tải kho bãi tăng 11,1%...

d) Thuế sản phẩm: Bao gồm 03 loại thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu. Năm 2024, tiếp tục khai thác các nguồn thu mới về các dự án đô thị, năng lượng, thuế xuất nhập khẩu, tạo ra giá trị gia tăng 1.367 tỷ đồng tăng 8,2%, đóng góp tăng trưởng chung 0,4% GRDP.

2. Phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt 11,7%, cụ thể:

a) Ngành nông lâm nghiệp và thủy sản phấn đấu giá trị gia tăng 7.643 tỷ đồng, tăng 4,73%, đóng góp 1,2% GRDP, trong đó ngành nông lâm nghiệp tăng 6,86%, đóng góp 0,73% GRDP; ngành thủy sản tăng 3,18%, đóng góp 0,47% GRDP.

- Tiếp tục khai thác có hiệu quả hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt 1.000 ha, phát triển 30 dự án nông nghiệp công nghệ cao hoạt động hiệu quả; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, giá trị sản xuất trên một ha đất sản xuất đạt trên 152 triệu đồng/ha.

- Phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại quy mô công nghiệp, bán công nghiệp, nâng cao chất lượng đàn gia súc đáp ứng yêu cầu công nghiệp chế biến, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, dự kiến sản lượng thịt hơi các loại đạt 49-50 nghìn tấn.

- Tiếp tục nâng cao năng lực khai thác, mở rộng ngư trường, phấn đấu sản lượng khai thác đạt 127-128 nghìn tấn.

- Tiếp tục phát huy lợi thế tôm giống, giữ vững thương hiệu là trung tâm giống chất lượng cao của cả nước, phấn đấu sản lượng đạt trên 50 tỷ con giống.

b) Ngành công nghiệp và xây dựng phấn đấu giá trị gia tăng 12.516 tỷ đồng, tăng 18,85%, đóng góp 6,92% GRDP, trong đó công nghiệp tăng 16,64%, đóng góp 3,99% GRDP; xây dựng tăng 23% đóng góp 2,93% GRDP, trong đó:

- Lĩnh vực công nghiệp phấn đấu giá trị gia tăng 8.014 tỷ đồng, tăng 16,64%, đóng góp 3,99% GRDP

+ Ngành khai khoảng: Tiếp tục khai thác nhu cầu vật liệu xây dựng, cát đá san lấp... từ các dự án giao thông trọng điểm, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, dự kiến giá trị gia tăng đạt 442 tỷ đồng tăng 32%, đóng góp tăng trưởng chung 0,37% GRDP.

+ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Khai thác hiệu quả năng lực các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo hiện có; đồng thời nâng tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp lên trên 50% và đẩy nhanh tiến độ đưa vào hoạt động các dự án đầu tư thứ cấp, tạo giá trị gia tăng thêm cho ngành công nghiệp 1.661 tỷ đồng, tăng 23%, đóng góp tăng trưởng chung 1,08% GRDP.

+ Ngành năng lượng: Khai thác hiệu quả công suất 1.127 MW các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch điện VIII, trong đó có 666 MW điện gió đã hòa lưới đến năm 2023 và 461 MW các dự án điện gió khởi công năm 2024 và hoàn thành năm 2025 %; khai thác 39 dự án ĐMT đã hoàn thành/2.707 MW; 10 dự án thủy điện/329,5 MW và 286,4 MW điện mặt trời mái nhà, nâng tổng suất hòa lưới điện đến cuối năm 2025 khoảng 4.450 MW tạo ra sản lượng điện khoảng trên 9.000 triệu Kwh, tạo ra giá trị gia tăng 5.764 tỷ đồng, tăng 14,2%, đóng góp tăng trưởng chung 2,5% GRDP.

+ Ngành Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: Dự kiến tạo ra giá trị gia tăng 146 tỷ đồng, tăng 6,5%, đóng góp tăng trưởng chung 0,03% GRDP.

- Lĩnh vực xây dựng phấn đấu giá trị gia tăng 4.503 tỷ đồng, tăng 23%, đóng góp 2,93% GRDP: Tập trung thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư để tạo giá trị gia tăng ngành xây dựng, nhất là dự án trọng điểm, như: Tổ hợp điện khí LNG Cà Ná giai đoạn 1-1.500MW, Dự án hóa chất sau muối, Trung tâm logistics Cà Ná, các kho xăng (kho xăng dầu Cà Ná và kho xăng dầu Ninh Thuận); Trung tâm thương mại GO! Ninh Thuận; các dự án du lịch trọng điểm, các khu đô thị mới; các dự án điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu, thủy điện nhỏ theo Quy hoạch điện VIII. Kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư sớm hoàn tất các thủ tục xây dựng để triển khai các dự án khu đô thị, du lịch; đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đô thị Đầm Cà Ná, Bắc Sông Dinh, Phủ Hà, du lịch trọng điểm, đầu tư hạ tầng khu cụm công nghiệp, các dự án trong các khu công nghiệp Du Long, Phước Nam.

c) Ngành dịch vụ: Phấn đấu giá trị gia tăng 10.397 tỷ đồng tăng 9,5%, đóng góp tăng trưởng chung 3,14% GRDP. Tập trung các giải pháp kích cầu du lịch, trọng tâm là thu hút khách quốc tế tạo ra doanh thu cao đóng góp vào giá trị gia tăng ngành du lịch; đẩy nhanh các dự án đưa vào hoạt động các dự án Bình Tiên, Sunbay park, Quốc tế 5 sao, Nam Núi Chúa, Bãi Hõm..., tăng công suất phòng mới khoảng 2.500-3.000 phòng, nâng công suất phòng lên 7.000-7.500 phòng vào năm 2025, tăng chi tiêu bình quân khách du lịch từ 800 ngàn đồng/ngày/lượt khách lên 1,2 triệu đồng/ngày/lượt khách bằng nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng sản phẩm du lịch theo hướng đặc thù, mới lạ, khác biệt, khả năng cạnh tranh cao nhằm tăng giá trị doanh thu trên lượt khách du lịch, phấn đấu đến năm 2025 đạt 4.200 tỷ đồng, thu hút trên 3,5 triệu lượt khách.

d) Thuế sản phẩm: Năm 2025, tiếp tục khai thác các nguồn thu mới về các dự án đô thị, năng lượng, thuế xuất nhập khẩu, tạo ra giá trị gia tăng 1.493 tỷ đồng tăng 9,2%, đóng góp tăng trưởng chung 0,44% GRDP.

II. Giaỉ pháp tập trung các ngành trọng tâm đột phá

Trên cơ sở đánh giá khả năng các yếu tố thuận lợi và khó khăn thách thức, tập trung chỉ đạo điều hành tăng tốc, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên 05 ngành trụ cột, đột phá, gồm:

1. Năng lượng, năng lượng tái tạo: Để tăng năng lực tăng thêm cho ngành năng lượng, tạo đột phá trong tăng trưởng, trong 2 năm 2024-2025 và dư địa phát triển cho giai đoạn 2026-2030, nâng tỷ trọng đóng góp ngành năng lượng, năng lượng tái tạo trong GRDP chiếm 22%; đóng góp vào tăng trưởng chung 3,11% GRDP. Theo đó, cần tập trung triển khai ngay Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII; kiến nghị Bộ ngành Trung ương sớm ban hành có cơ chế đấu giá, đấu thầu các dự án điện để thu hút đầu tư nhất là các dự án điện gió ngoài khơi, điện mặt trời tự tiêu..., cụ thể tập trung vào đẩy nhanh tiến độ các dự án như sau:

- Đưa vào vận hành khai thác toàn bộ các dự án năng lượng đã hoàn thành năm 2023 và khai thác 2 dự án Phước Thái 2 - 3/120 từ Quý I/2024.

- Tập trung thu hút đầu tư, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành và hòa lưới 461 MW các dự án điện gió nâng tổng công suất các dự án điện gió hòa lưới đến năm 2025 đạt 1.127 MW theo Quy hoạch điện VIII.

- Kêu gọi đầu tư các dự án điện mặt trời tự sản tự tiêu: ĐTM Phước Trung/40 MW và Phước Hữu 2/184 MW; khởi công các dự án LNG Cà Ná/1.500 MW; TĐTN Bác Ái/1.200 MW; TĐTN Phước Hòa/1.200 MW để hoàn thành hòa lưới trước năm 2030.

2. Du lịch chất lượng cao: Để tạo động lực cho phát triển các ngành dịch vụ cần có giải pháp đột phá để nâng cao năng lực, giá trị gia tăng ngành du lịch, tiếp tục thực hiện các giải pháp đột phá tăng trưởng du lịch theo Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 31/8/2021 về phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm; đẩy nhanh tiến độ triển khai hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án du lịch trong 22 dự án du lịch trọng điểm của tỉnh như: Dự án Ecopark, Bình Tiên, Sunbay park, Quốc tế 5 sao, Nam Núi Chúa, Bãi Hõm..., tăng công suất phòng mới lên thêm từ 3.500- 4.500 phòng. Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, mở rộng sản phẩm du lịch theo hướng đặc thù, khác biệt, khả năng cạnh tranh cao, phấn đấu thu hút khoảng 3,5 triệu lượt khách, nâng tỷ trọng đóng góp vào GRDP tỉnh chiếm 13%.

3. Công nghiệp chế biến, chế tạo: Để tạo động lực cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thành các Khu Công nghiệp Phước Nam, Du Long, Cà Ná; các Cụm Công nghiệp Hiếu Thiện, Phước Tiến, Phước Minh 1 và 2, đồng thời tập trung thu hút đầu tư các dự án thứ cấp nâng tỷ lệ lấp đầy bình quân các Khu, Cụm công nghiệp đến năm 2025 đạt trên 50%. Đẩy nhanh tiến độ các dự án vùng trọng điểm phía Nam. Khai thác hiệu quả Cảng tổng hợp Cà Ná và dịch vụ cảng, các ngành công nghiệp phụ trợ, chế biến các sản phẩm đặc thù, tổ hợp xanh hóa chất sau muối; trung tâm dịch vụ logistics và cảng cạn Cà Ná..., phấn đấu năm 2025 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ đóng góp vào tăng trưởng chung 1,33% GRDP.

4. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định, tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp để nâng giá trị gia tăng; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phấn đấu đến cuối năm 2025 giá trị sản xuất bình quân trên một ha đất canh tác đạt 154 triệu đồng/ha, Tỷ lệ đóng góp nông nghiệp công nghệ cao trong giá trị sản xuất toàn ngành chiếm 15,9%; khai thác lợi thế các sản phẩm đặc thù gắn với sản xuất chế biến; phấn đấu đến năm 2024, xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh như nho, táo. Thu hút đầu tư và triển khai hiệu quả mô hình nuôi biển ứng dụng công nghệ cao; tiếp tục phát huy thế mạnh về tôm giống. Phấn đấu đến năm 2025, ngành nông-lâm nghiệp chiếm 44-45%; thủy sản chiếm 55-56% trong cơ cấu ngành nông nghiệp; đóng góp vào tăng trưởng chung 1,18% GRDP.

5. Kinh tế đô thị: Để tạo đột phá tăng giá trị gia tăng ngành xây dựng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tỉnh, dự kiến đóng góp vào tăng trưởng chung 3,24% GRDP.

Tập trung thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và huy động vốn các thành phần kinh tế triển khai đầu tư các dự án trọng điểm như: Sân bay, cảng Cà Ná, các dự án năng lượng, du lịch, dự án hóa chất sau muối, Trung tâm logistics Cà Ná, các kho xăng (kho xăng dầu Cà Ná và kho xăng dầu Ninh Thuận); thu hút dự án đầu tư Trung tâm thương mại Tháp Chàm; hạ tầng khu cụm công nghiệp, các dự án trong các khu công nghiệp Du Long, Phước Nam,...

Tập trung đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu dân cư mới theo lộ trình phù hợp để làm động lực phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, trọng tâm đẩy nhanh tiến độ các dự án đã cấp quyết định chủ trương đầu tư, như: các dự án đô thị Đầm Cà Ná, Bắc Sông Dinh, Mỹ Phước, Phủ Hà để để tạo tăng trưởng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí về nâng cao chất lượng các đô thị Tân Sơn, Phước Dân, Khánh Hải, Cà Ná, Vĩnh Hy, Thanh Hải và các thị trấn Lợi Hải, Phước Nam, Phước Đại. Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế khu vực đô thị chiếm khoảng 75% tổng sản phẩm nội tỉnh; tốc độ tăng trưởng kinh tế đô thị bình quân đạt 12-13%; tỷ lệ đô thị hóa đạt 43% trở lên.

III. Giaỉ pháp phấn đấu các chỉ tiêu cụ thể

1. Nhóm giải pháp phấn đấu đối với các chỉ tiêu đã đạt khá để vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội

Đối với các chỉ tiêu đã đạt khá có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra tập trung triển khai các giải pháp nhằm phấn đấu vượt mục tiêu, cụ thể:

- Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã được giao tại Kế hoạch số 3782/KH-UBND, ngày 30/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Nghị quyết số 17-NQ/TU về phát triển kinh tế biển, trong đó tập trung phát triển mạnh công nghiệp năng lượng, cảng biển, đóng tàu, công nghiệp phụ trợ và các dịch vụ logistics ở khu vực phía Nam; đẩy nhanh tiến độ các dự án du lịch, đô thị ven biển, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ đóng góp của kinh tế biển vào GRDP của tỉnh là 42-43%, vượt 1% so với mục tiêu.

- Tập trung khơi thông, tháo gỡ cơ chế chính sách, nguồn lực đầu tư; đa dạng hóa hình thức đầu tư, kêu gọi đầu tư tư nhân, thu hút mạnh các thành phần kinh tế, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI, các nguồn vốn hỗ trợ ODA, NGO tham gia vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hoàn thành các dự án trọng điểm , hạ tầng truyền tải điện, hạ tầng đô thị, y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, chuyển đổi số ... Nâng chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, phấn đấu huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2 năm 2024-2025 đạt 51.000 – 51.500 tỷ đồng, cả giai đoạn 2020- 2025 đạt 120.000 – 125.000 tỷ đồng, vượt 20.000 tỷ đồng so với mục tiêu.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả chủ trương xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước; đẩy nhanh tiến độ triển khai nâng công suất hòa lưới và phát triển đồng bộ hạ tầng truyền tải điện; từng bước hình thành Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng.

- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng nông thôn mới nhất là đẩy nhanh tiến độ giải ngân Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, phấn đấu trong 2 năm 2024 – 2025 tăng thêm 05 - 06 xã và 02 huyện nông thôn mới để đến năm 2025 có 37-38 xã (75% số xã) và 04 huyện (50% số huyện) đạt chuẩn nông thôn mới.

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dẫn và công tác dân số; trong đó tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sĩ; tháo gỡ vướng mắc về mua sắm thuốc, vật tư y tế cho các bệnh viện. Phấn đấu đến năm 2025, có thêm 03 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 100%; bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 95%.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội, nhất là triển khai 03 chương trình mục tiêu quốc gia đạt hiệu quả. Triển khai có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm; hỗ trợ vốn, kỹ thuật phát triển kinh tế, các mô hình sản xuất hiệu quả cho người dân vùng nông thôn, dân tộc thiểu số và miền núi. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề ra đến năm 2025, nhất là tỷ lệ giảm nghèo giảm 1,5-2%; thu nhập người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa tăng gấp 2 lần so với năm 2020.

2. Nhóm giải pháp phấn đấu đối với các chỉ tiêu còn khó khăn, còn xa so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội

a) Triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tăng thu ngân sách để đạt mục tiêu đến năm 2025, thu ngân sách đạt 6.400-6.500 tỷ đồng; đảm bảo thu ngân sách trên địa bàn cân đối được chi thường xuyên của ngân sách tỉnh:

Quản lý chặt chẽ, khai thác hiệu quả các nguồn thu, thực hiện các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thu hồi nợ đọng thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, nhất là tăng thu ngân sách các cấp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh duy trì hoạt động ổn định nguồn thu, dự kiến nguồn thu khoảng 3.800 – 4.000 tỷ đồng/năm.

- Khai thác các nguồn thu mới từ các dự án đi vào hoạt động trong giai đoạn 2024-2025 theo kịch bản đã đề ra, chủ yếu các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp chế biến chế tạo, các khu đô thị, du lịch, thuế từ hoạt động xây lắp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu thiết bị các dự án điện gió, điện mặt trời... Dự kiến tổng nguồn thu mới khoảng 2.000 – 2.250 tỷ đồng/năm.

- Khai thác, nâng giá trị, số lượng sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu thị trường Halal

Nguồn thu tiền đất và bán đấu giá cơ sở nhà đất tài sản công trong 2 năm 2024-2025, dự kiến khoảng 500-600 tỷ đồng/năm.

- Thực hiện nghiêm chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu công; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công.

b) Để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số trong đó phấn đấu đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GRDP cần tập trung các giải pháp:

+ Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

+ Tăng cường chuyển đổi số trong 09 ngành, lĩnh vực ưu tiên như: Y tế; giáo dục và đào tạo; tài chính ngân hàng; nông nghiệp; giao thông vận tải và logistics; thương mại điện tử, năng lượng; tài nguyên và môi trường; doanh nghiệp công nghiệp; du lịch.

+ Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã chuyển đổi số đồng thời nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách để thu hút các doanh nghiệp công nghệ số (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin), doanh nghiệp nền tảng số đầu tư tại tỉnh.

+ Tăng cường triển khai tổ chức các hội nghị chuyên đề về kinh tế số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp; xây dựng doanh nghiệp mẫu, doanh nghiệp tiên phong về chuyển đổi số.

+ Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng sàn thương mại điện tử, nâng cao tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ.

+ Nghiên cứu, rà soát phương pháp để đo lường một cách toàn diện các chỉ số để tính toán đầy đủ tỷ trọng kinh tế số trong GRDP.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các Sở, ban ngành cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 4465/KH-UBND, ngày 25/10/2023 và Kế hoạch bổ sung này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, địa phương để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao, trong đó xác định lĩnh vực đột phá của từng ngành, lĩnh vực gắn với lộ trình thực hiện, phân công cụ thể, giải pháp bảo đảm khả thi.

- Chỉ đạo, điều hành có hiệu quả các nhiệm vụ được giao; thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh. Định kỳ báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch trước ngày 15/11 hàng năm; các báo cáo gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp phát sinh vướng mắc, kịp thời có văn bản báo cáo, đề xuất gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.

2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, đánh giá, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch này, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung kịch bản tăng trưởng hàng năm theo từng Quý bảo đảm linh hoạt, kịp thời với dự báo tình hình của thế giới, trong nước và trong tỉnh.

3. Giao Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận chủ động phối hợp với các Sở ngành và địa phương tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi Kế hoạch này.