Việt Nam đã cùng các nước ASEAN đã thống nhất thông qua Tuyên bố về bảo vệ TE khỏi tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng trực tuyến trong ASEAN năm 2019, tiếp đó năm 2021 đã thông qua Tuyên bố về xóa bỏ bắt nạt TE trong ASEAN, trong đó có bắt nạt TE trên môi trường trực tuyến.
Từ năm 2020 đến nay, các cơ quan chức năng như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ cùng đồng hành tổ chức chiến dịch, hoạt động truyền thông về bảo vệ TE trên MTM; xây dựng tờ rơi, tài liệu, clip hướng dẫn kỹ năng an toàn trên mạng cho TE trên MTM; kịp thời xử lý các vấn đề TE trên MTM, có văn bản xử lý kịp thời, kiên quyết đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt, đối với các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội như Facebook, Youtube; kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài gỡ bỏ thông tin vi phạm.
Tọa đàm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Năm 2021, mạng lưới ứng cứu, bảo vệ TE trên MTM được thành lập với sự tham gia của 24 đơn vị bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp,... nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và kết quả thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại TE trên MTM góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một MTM an toàn, lành mạnh cho TE.
Đặc biệt, các vấn đề về TE trên MTM đã được tiếp nhận, xử lý, phân tích qua Tổng đài 111. Tuy nhiên trên thực tế việc gỡ bỏ nội dung không lành mạnh còn gặp phải khó khăn vướng mắc do nguồn cung cấp thông tin từ một số nền tảng nước ngoài.
Việt Nam chưa thiết lập cơ sở dữ liệu CSAM (Child Sexual Abuse Material) gồm thông tin, dữ liệu đặc tả về hình ảnh, video xâm hại TE và có cơ chế để các cơ quan chức năng và các tổ chức, doanh nghiệp liên quan tham gia cập nhật, phân tích thông tin nhằm ngăn ngừa việc đăng tải, chia sẻ các hình ảnh, video xâm hại TE trên MTM dựa trên ứng dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, học máy, phân tích dữ liệu lớn...; hướng tới kết nối với các cơ sở dữ liệu tương tự trong khu vực và của các cơ quan, tổ chức quốc tế về bảo vệ TE trên MTM.
Hiện tại các nguồn thu nhận thông tin chủ yếu qua Tổng đài 111, website vn-cop.vn và thường xuyên bị quá tải do thiếu nhân lực làm việc cũng như thiếu các trang thiết bị kỹ thuật để lưu trữ bằng chứng, hình ảnh, phân tích dữ liệu, kết nối xử lý vụ việc, chưa có khả năng kết nối với quốc tế,...
Từ đây đặt ra những yêu cầu trong thời gian tới đó là:
Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục hoàn thiện, bổ sung chi tiết các quy định pháp luật về bảo vệ TE, bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân về TE trên mạng, đặc biệt chú ý đến việc thiết lập cơ sở dữ liệu CSAM, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho TE và cha mẹ về bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của TE, bảo vệ TE trên MTM. Thực hiện khuyến nghị của Ủy ban Liên hợp quốc về quyền TE về bảo vệ TE trên MTM (trong phiên đối thoại với Việt Nam năm 2022).
Thứ hai, các cơ quan truyền thông, báo chí cần đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của TE khi đăng tin, bài về TE.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần khuyến khích việc xây dựng các ứng dụng, phần mềm hay các nền tảng, trò chơi trực tuyến tạo là sân chơi bổ ích cho TE, giúp TE tương tác lành mạnh sáng tạo trên không gian mạng.
Thứ tư, bản thân TE cần tăng cường kiến thức và kỹ năng để biết tự bảo vệ mình, bảo vệ thông tin cá nhân và tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng.
Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và phối hợp liên ngành để bảo vệ TE trên MTM ngày càng hiệu quả hơn.
Theo Báo Nhân Dân