I. Mục đích, yêu cầu:
1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm ATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
2. Đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông về ATTP bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực thi pháp luật về ATTP.
3. Chủ động triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới và Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
4. Chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
II. Nội dung hoạt động:
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ATTP, chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2023, Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh đề nghị các đơn vị triển khai một số nội dung sau:
1. Hoạt động truyền thông, tuyên truyền về ATTP
Tại tuyến tỉnh
- Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương phối hợp với các Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện truyền thông thích hợp để phổ biến các quy định, kiến thức về ATTP; phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất ATTP trong dịp Tết Trung thu năm 2023.
- Nâng cao vai trò của các Hội, đoàn thể trong các hoạt động truyền thông về đảm bảo ATTP.
Tại tuyến huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn
Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về ATTP trong dịp Tết Trung thu năm 2023 tại địa phương, đặc biệt huy động hệ thống loa phát thanh ở xã, phường, thị trấn tham gia tuyên truyền ATTP.
Nội dung tuyên truyền
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Thực hiện quy định pháp luật về ATTP quy định điều kiện cơ sở trang thiết bị dụng cụ, yêu cầu về kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, quy định về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia; quy định về đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm, bao bì thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm.
- Đối với người tiêu dùng: Hướng dẫn việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn.
- Đưa tin rộng rãi về những cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đảm bảo ATTP và những cơ sở vi phạm quy định điều kiện ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo người dân.
2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP
Tuyến tỉnh
- Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ và nội dung Kế hoạch số 147/KH-BCĐ ngày 13/01/2023 của Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh triển khai công tác hậu kiểm về ATTP và Quyết định số 1721/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Danh mục thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp năm 2023, chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thành lập các Đoàn thanh tra, kiểm tra để thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm theo phân công, phân cấp quản lý.
- Cục Quản lý thị trường theo chức năng nhiệm vụ tổ chức đoàn kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, kinh doanh các thực phẩm đang lưu thông trên thị trường như: bánh trung thu các loại, các loại bánh, kẹo, hoa quả, các đồ uống giải khát…, tập trung vào các mặt hàng tiêu thụ nhiều trong dịp Tết Trung thu nhằm ngăn chặn kịp thời các loại thực phẩm giả, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu, kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng.
Tuyến huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn
- 7/7 huyện, thành phố thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý theo phân công, phân cấp.
- Chỉ đạo, hướng dẫn tuyến xã, phường, thị trấn thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn theo phân công, phân cấp quản lý.
Yêu cầu các đoàn thanh tra, kiểm tra
- Các đoàn thanh tra, kiểm tra phải có sự thống nhất để tránh trùng lắp.
- Thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm thực phẩm phục vụ trong dịp Tết Trung thu, tập trung ưu tiên các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu, bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm truyền thống sản xuất tại các làng nghề, cơ sở nhỏ lẻ; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố,... Kịp thời truy xuất và thu hồi thực phẩm không bảo đảm ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo người dân.
- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật về ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm ATTP.
Nội dung thanh tra, kiểm tra
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với những cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP) hoặc Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
- Thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, trình tự công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm và các hồ sơ, tài liệu pháp lý quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
- Nhãn bao bì thực phẩm đối với những sản phẩm thuộc diện phải ghi nhãn thực phẩm.
- Về quảng cáo đối với các nhóm thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
- Điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được quy định tại Luật An toàn thực phẩm và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
- Truy xuất nguồn gốc thực phẩm thực hiện theo quy định.
- Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP, chất lượng theo quy định khi cần thiết.
3. Công tác báo cáo kết quả triển khai
Kết thúc đợt triển khai, yêu cầu các Sở, ngành và địa phương báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác bảo đảm ATTP về Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) - Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh trước ngày 02/10/2023 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm và Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Sở Y tế
- Chủ trì thành lập 01 đoàn thanh tra, kiểm tra tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP tại các cơ sở thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
- Phối hợp các đơn vị truyền thông trong tỉnh tổ chức triển khai hoạt động truyền thông, tuyên truyền về ATTP với nhiều hình thức đa dạng trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình, tuyên truyền lưu động, phối hợp thực hiện các phóng sự, chuyên mục nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm ATTP trên địa bàn.
- Làm đầu mối đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch này; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Căn cứ chức năng nhiệm vụ và nội dung Kế hoạch này, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP đối với các cơ sở thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông thủy sản. Phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương.
3. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan thành lập 01 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP tại các cơ sở thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý; Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; Công khai tên và địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo người dân.
- Phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị truyền thông trong tỉnh tổ chức tuyên truyền các biện pháp bảo đảm ATTP nhằm phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.
4. Cục Quản lý thị trường
- Triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, kinh doanh các thực phẩm đang lưu thông trên thị trường như: bánh trung thu các loại, các loại bánh, kẹo, hoa quả, các đồ uống giải khát…, tập trung vào các mặt hàng tiêu thụ nhiều trong dịp Tết Trung thu nhằm ngăn chặn kịp thời các loại thực phẩm giả, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu, kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng.
- Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền các biện pháp bảo đảm ATTP, các quy định điều kiện đảm bảo ATTP, tác hại của thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu, quá hạn sử dụng…
5. Công an tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai các hoạt động bảo đảm ATTP trong dịp Tết Trung thu năm 2023.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh: Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành, địa phương liên quan đăng tải đầy đủ các thông tin liên quan đến công tác bảo đảm ATTP; các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong sản xuất, kinh doanh của các cơ sở thực phẩm liên quan đến ATTP trong dịp Tết Trung thu 2023.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức về ATTP, các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, cập nhật kiến thức về ATTP cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao kiến thức về ATTP, an toàn bếp ăn tập thể.
- Thường xuyên giám sát về điều kiện bảo đảm ATTP tại các bếp ăn tập thể trong các trường học, đặc biệt không để xảy ra tình trạng sử dụng các loại thực phẩm không có nhãn mác, xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng khi tổ chức Tết Trung thu cho các cháu thiếu nhi trong các trường mầm non hoặc trong căn tin trường học. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, các cán bộ quản lý không chặt chẽ theo quy định.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền các biện pháp đảm bảo ATTP dịp Tết Trung thu năm 2023.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ nội dung Kế hoạch này chủ động xây dựng kế hoạch triển khai Tết Trung thu năm 2023 trên địa bàn quản lý và báo cáo kết quả thực hiện theo thời gian quy định.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về ATTP trên hệ thống phát thanh của địa phương với nội dung đa dạng, dễ hiểu phù hợp với văn hóa, tập quán của từng địa phương.
- Triển khai hoạt động kiểm tra liên ngành về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn quản lý; Tăng cường kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc đối tượng công bố/tự công bố sản phẩm nhưng không thực hiện bao gói, ghi nhãn sản phẩm cũng như không tự công bố sản phẩm, lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm có nguy cơ không đảm bảo ATTP, cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATTP theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo tuyến xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động bảo đảm ATTP trong dịp Tết Trung thu năm 2023 trên địa bàn quản lý; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP, tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP tại các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn quản lý theo phân cấp.
NT