Theo đó, dự thảo Đề án “Đổi mới việc ban hành, quán triệt, học tập, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết nghị quyết, chỉ thị của Đảng” gồm các nội dung như: Sự cần thiết xây dựng đề án; thực trạng, giải pháp, mục tiêu và nhiệm vụ; đánh giá tác động của đề án và tổ chức thực hiện… Chỉ thị “Đổi mới việc ban hành, quán triệt, học tập, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết nghị quyết, chỉ thị của Đảng” đặt ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đổi mới việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; bám sát những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của nghị quyết đại hội đảng các cấp nhằm lựa chọn những lĩnh vực trọng tâm, đột phá để xây dựng, ban hành nghị quyết, chỉ thị; chủ động rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các nghị quyết, chỉ thị không còn phù hợp với thực tiễn. Kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, xa rời thực tế; cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy thực hiện tốt vai trò nêu gương, nâng cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới việc ban hành, quán triệt, học tập, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết nghị quyết, chỉ thị của Đảng; tăng cường đổi mới phương pháp, cách thức ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, học tập, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết nghị quyết, chỉ thị của Đảng; thực hiện đổi mới việc sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Đảng theo hướng thiết thực, hiệu quả, đúng quy trình, quy định cụ thể…
Đồng chí Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì buổi tọa đàm.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng đã tham gia góp ý, phản biện một số vấn đề như: Nội dung nên đánh giá sâu sắc hơn về thực trạng để thấy được sự cần thiết trong xây dựng đề án; áp dụng thực tiễn cơ sở vào biên soạn đề án; thay đổi tiêu đề trong đề án ngắn gọn hơn…
Kết luận buổi tọa đàm, đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đồng tình và đánh giá cao ý kiến tham gia phản biện sâu sắc, đầy tâm huyết, trách nhiệm và khoa học của các vị nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, chuyên gia, Hội đồng tư vấn và sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng về nội dung, hình thức văn bản. Đồng chí đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, chọn lọc, tiếp thu những ý kiến phản biện để hoàn thiện và trình các cấp thẩm quyền phê duyệt và ban hành.
Kim Thùy