Các nhà nghiên cứu từ Đại học Queensland vừa sáng chế ra chiếc kính hiển vi lượng tử có khả năng quan sát những cấu trúc sinh học mà con người chưa bao giờ được chứng kiến.
Kính lượng tử hoạt động nhờ vào nguyên lý rối lượng tử. Thuật ngữ rối lượng tử cho rằng trạng thái lượng tử của hai hay nhiều vật thể có liên hệ với nhau dù chúng có cách xa hàng năm ánh sáng. Ví dụ, khi tác động vào một trong hai electron có trạng thái lượng tử liên kết với nhau, electron ở đầu kia sẽ cảm ứng được dao động này lập tức.
Ông Warwick Bowen, giáo sư tại Phòng thí nghiệm Quang học Lượng tử cho rằng: "Bước đột phá này sẽ mở đường cho nhiều lĩnh vực công nghệ mới, giúp tạo ra các thiết bị định vị cũng như máy chụp cộng hưởng từ (MRI) tốt hơn",
Công nghệ rối lượng tử sẽ khiến việc quan sát rõ hơn 35% mà không làm ảnh hưởng đến mẫu vật. Đồng thời, ta sẽ có thể thấy những cấu trúc sinh học bé đến mức không tưởng.
N.M (Theo khoahoc.tv)