Theo bài viết, Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn dựa trên ghi nhận thực tế rằng nhân dân là trung tâm của câu chuyện phát triển thành công ở quốc gia Đông Nam Á này. Phiên khai mạc trọng thể của Đại hội XIII đã diễn ra ngày 26/1 tại thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.587 đại biểu đại diện cho hơn 5,1 triệu đảng viên. Các đại biểu sẽ đánh giá những kết quả đạt được của công cuộc Đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quang cảnh phiên thảo luận các văn kiện đại hội tại hội trường, sáng 28/1. Ảnh: TTXVN
Bài viết nhấn mạnh năm 2020 có thể coi là năm thách thức nhất trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội XIII. Đại dịch COVID-19 lan rộng trên thế giới, khiến nhiều người tử vong và ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người; ảnh hưởng đến hoạt động của xã hội, thậm chí dẫn đến tình trạng đình trệ ở nhiều nơi. Trong bối cảnh đó, phản ứng của Việt Nam đối với đại dịch đã được Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá cao do đã hành động khẩn cấp nhằm giảm thiểu số ca lây nhiễm và tử vong, dù quốc gia Đông Nam Á này có chung biên giới với Trung Quốc – nơi khởi phát virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt mức 2,91%, cao thứ hai trên thế giới ngay cả khi đại dịch đẩy các nền kinh tế tiên tiến khác vào thế bế tắc, trong đó nhiều nước ghi nhận tăng trưởng âm ở mức hai con số. Điều này có được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và ý chí, kỷ luật và sự kiên cường của người dân Việt Nam, cũng như niềm tin vững chắc của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tốc độ tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam ở mức 6,7% và thu nhập bình quân đầu người tăng, đạt 2.900 USD. Thông qua đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và gắn sản xuất với thị trường, hàng hóa sản xuất của Việt Nam hiện có mặt trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc mở rộng, tăng cường quan hệ quốc tế và phát triển các quan hệ đối tác mới thông qua các diễn đàn song phương và đa phương khác nhau đã nâng cao vị thế địa-chính trị toàn cầu của đất nước.
và là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra hơn 8 triệu việc làm mới và thu nhập bình quân tăng gần 145%. Việt Nam cũng được công nhận là trở thành một “trung tâm sản xuất” ở châu Á-Thái Bình Dương với quy mô nền kinh tế lớn thứ tư ở Đông Nam Á.
Theo bài viết, Đại hội XIII sẽ định hình khuôn khổ và phương hướng phát triển của Việt Nam trong 5 năm tới và ban lãnh đạo mới được bầu có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của Đại hội XIII. Một trong những nhiệm vụ chủ chốt này là khai thác lợi thế của bờ biển dài 3.260 km với 44 cảng biển để thúc đẩy Việt Nam trở thành một quốc gia hàng hải quan trọng vào năm 2030.
Kết thúc bài viết, tác giả khẳng định khi tính tự lực của một quốc gia trở thành trung tâm đối với sự thịnh vượng của quốc gia đó, thì ý thức này cũng cộng hưởng với ý thức tự lực, tự cường của từng công dân. Thay đổi thói quen tiêu dùng, đa dạng trong kết nối, giao tiếp và tiếp cận thông tin đang dẫn đến các cơ chế trao đổi tiền tệ tích hợp và tạo ra các dòng doanh thu sáng tạo hình thành từ các nền tảng và ứng dụng kỹ thuật số mang tính đột phá. Điều này được ghi nhận rõ ràng trong các dự thảo văn kiện và là dấu hiệu tốt cho thấy sự chuẩn bị sẵn sàng của Việt Nam đối với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đầy mới mẻ.
Theo TTXVN/Báo Tin tức