Đầu tiên, đun sôi gỗ balsa trong dung dịch natri hydroxit và natri sulfit trong vài giờ, tiếp đó để đông lạnh trong vài ngày, sau đó làm đông khô (một quá trình khử nước ở nhiệt độ thấp bao gồm đóng băng sản phẩm, giảm áp suất, sau đó loại bỏ băng bằng cách thăng hoa) trong vài ngày nữa.
Điều này làm cho thành tế bào mỏng hơn và nó cũng làm cho thành tế bào giải phóng các sợi cellulose, để tạo thành một mạng lưới sợi xenlulo kết nối với nhau vào các rãnh gỗ. Nhờ đó, gỗ trở nên mềm và dường như nó có thể có được tính đàn hồi giống cao su bằng cách hấp thụ nước bên trong.
Nhóm nghiên cứu tin rằng việc tạo độ đàn hồi và độ dẫn điện cho gỗ sẽ mở rộng các ứng dụng của nó, đồng thời tin tưởng rằng nó có thể được áp dụng cho các cảm biến, robot mềm, cơ nhân tạo, công nghệ lưu trữ năng lượng... trong tương lai.
N.M (Theo genk.vn)