* Theo báo cáo của ngành chức năng, từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tính đến ngày 16-5, toàn tỉnh có 26 doanh nghiệp giải thể, 67 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động; 137 hộ gia đình nghỉ kinh doanh; 3.021 hộ gia đình tạm dừng kinh doanh; khoảng 2.054 doanh nghiệp bị thiệt hại 4.705 tỷ đồng. Trong đó có 899 doanh nghiệp bị thiệt hại từ 70% doanh thu trở lên; 455 doanh nghiệp bị thiệt hại từ 30-70% doanh thu và 700 doanh nghiệp bị thiệt hại dưới 30% doanh thu.
* Theo báo cáo của ngành Nông nghệp, tính đến ngày 15-5, tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn gây ra trên địa bàn tỉnh là 188 ha, trong đó, lúa 89,5 ha; cây màu 43,65 ha; cây ăn quả 47,85 ha, cây lâm nghiệp 07 ha; khoảng 233ha nho giảm năng suất do thiếu nước. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ổn định, tổng đàn gia súc ước đạt 488.245 con (đàn trâu 3.990 con; bò 117.852 con; heo 95.963 con; đàn dê, cừu 270.440 con); tổng đàn gia cầm ước đạt 1,735 triệu con, tăng 4,5% so cùng kỳ. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được tăng cường; tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát ổn định, không xảy ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; thị trường và giá tiêu thụ bò, cừu và heo đang có chiều hướng tăng, sức hút mạnh.
Người dân Phước Trung (Bác Ái) di chuyển đàn cừu để tìm thức ăn. Ảnh: Văn Nỷ
* Do tình hình khô hạn kéo dài, lượng nước trữ tại các hồ thủy lợi đã cạn kiệt, UBND huyện Thuận Nam chỉ đạo ngưng sản xuất vụ hè-thu; tập trung chăm sóc, điều tiết nước tưới cho cây lâu năm và vùng chuyển đổi cây trồng đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; triển khai các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cây trồng ứng phó với hạn. Tính đến ngày 10-5, diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn gây ra trên 45 ha. Trong đó xã Nhị Hà 17,6ha; xã Phước Hà 2,3ha; xã Phước Minh 23,45ha; xã Phước Ninh 1,7ha.
NN