Sản xuất than từ chất thải

Tận dụng chất thải hữu cơ của làng nghề để tạo ra than tổ ong và than viên, dùng lõi ngô để sản xuất than bánh và than nhiên liệu là những dự án tiết kiệm năng lượng được lựa chọn giới thiệu trong vòng chung kết cuộc thi "Ý tưởng xanh 2010"

Trăn trở về tình trạng rác thải ở quê mình, Nguyễn Phi Trường, Nguyễn Phi Vượng, Hữu Thị Dương (Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội) đã cùng nghiên cứu đề tài sản xuất, kinh doanh than bán hữu cư sinh học từ chất thải làng nghề.

Ảnh minh họa.

Nhóm tác giả cho biết, Dương Liễu là làng nghề hàng năm xả trực tiếp ra môi trường khoảng 400.000-500.000 tấn chất thải rắn. Việc này làm ô nhiễm môi trường trầm trọng, trong khi chất đốt và nhu cầu năng lượng phục vụ đời sống cộng đồng ngày càng lớn và đắt đỏ.

Trường chia sẻ: "Hơn 10 năm nay cùng bố mẹ, anh chị làm phân hữu cơ từ nguồn chất thải trên, tôi đã nảy ra ý tưởng tạo ra chất đốt từ nguồn thải hữu cơ, vừa giảm ô nhiễm cho môi trường lại tạo ra nguồn thu nhập cho mình và cho lao động khác".

Mục tiêu mà dự án đưa ra là sản xuất, kinh doanh than bán hữu cơ sinh học từ chất thải làng nghề Dương Liễu với khối lượng một tấn mỗi ngày, nâng cao ý thức người dân về tăng cường sử dụng năng lượng mới tái tạo.

Quá trình sản xuất sẽ tạo ra than tổ ong và than viên gồm 60% là chất thải hữu cơ của làng nghề, còn lại 40% là than cám thường. Với cách làm này, giá cả chỉ bằng 65-75% so với than thông thường đang lưu hành trên thị trường. Ngoài ra, dự án còn tạo việc làm cho 22 lao động bao gồm những người làm việc tại xưởng sản xuất, người cung ứng nguyên liệu và người bán hàng cho các đại lý...

Về lâu dài, dự án sẽ tạo nên than bán hữu cơ sinh học STC 999 với ước tính một tấn một ngày trong năm đầu (2011-2012), làm phong phú thêm và chuyên môn hoá hơn việc cung cấp chất đốt cho thị trường.

Tác giả Đặng Văn Công ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ, ĐH Tây Bắc (Thuận Châu, Sơn La) đề xuất đề tài sản xuất than bánh và than nhiên liệu từ lõi ngô. Anh cho rằng, số lượng lõi ngô thải ra môi trường sau vụ thu hoạch rất lớn, đây là nguồn nguyên liệu có thể sử dụng để sản xuất than củi làm chất đốt thay thế than đá cho các lò sấy nông sản, lò sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dùng trong đun nấu hàng ngày của người dân.

Anh Công đề xuất hai hướng sản xuất. Thứ nhất lõi ngô sau khi thu gom từ các xưởng xay xát sẽ đem nghiền nhỏ và trộn với một số phụ gia để đóng thành bánh than. Cách thứ hai là lõi ngô sau khi nghiền nhỏ được cho vào máy ép tạo thành những thanh củi lõi ngô (tương tự củi trấu).

Tác giả cho rằng, đây là giải pháp tạo ra nguồn chất đốt mới có nhiệt lượng cao thay thế than đá, đồng thời giải quyết được lượng phế thải lõi ngô. Các sản phẩm này được bán cho các lò sấy nông sản, lò sản xuất tiểu thủ công nghiệp, và người dân với giá thành hợp lý.

16 đề án được lựa chọn vào vòng chung kết cuộc thi Ý tưởng xanh 2010 đều mang nét độc đáo riêng. Tất cả sẽ được trưng bày và giới thiệu tại “Ngày hội ý tưởng xanh”, tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP HCM) vào ngày 19/3.

Mỗi đề án sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng để trang trí một gian hàng rộng 4 m2. Ban giám khảo sẽ đến từng gian hàng để nghe các tác giả trực tiếp thuyết trình ý tưởng, sau đó đánh giá, chọn lọc ra 3 ý tưởng xuất sắc và khả thi nhất. 3 ý tưởng này sẽ được Công ty Ôtô Toyota Việt Nam hỗ trợ 750 triệu đồng (mỗi dự án 250 triệu đồng) để triển khai vào thực tế.

"Ý tưởng xanh 2010" là một hoạt động nằm trong khuôn khổ tổng thể Chương trình Go Green – Hành trình xanh do TMV phối hợp với Tổng Cục Môi trường và Bộ

 

Theo Vnexpress