* Người dân, cán bộ, công chức, viên chức hỏi: Lương tăng, mức đóng BHXH, BHYT tăng như thế nào?
- Nguyễn Mạnh Tú: Từ ngày 1-7, lương cơ sở tăng lên 1.490.000 đồng, BHXH, BHYT sẽ tăng theo. Cụ thể:
Số tiền đóng BHYT:
Đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã: 4,5% x 1.490.000 = 67.050 đồng/tháng (tăng 4.500 đồng/tháng);
Số tiền đóng BHYT theo hộ gia đình:
Người thứ nhất: 4,5% x 1.490.000 = 67.050 đồng/tháng (tăng 4.500 đồng/tháng).
Người thứ hai: 70% x 67.050 = 46.935 đồng/tháng (tăng 3.150 đồng/tháng).
Người thứ ba: 60% x 67.050 = 40.230 đồng/tháng (tăng 2.700 đồng/tháng).
Người thứ tư: 50% x 67.050 = 33.525 đồng/tháng (tăng 2.250 đồng/tháng).
Từ người thứ năm trở đi: 40% x 67.050 = 26.820 đồng/tháng (tăng 1.800 đồng/tháng).
Số tiền đóng BHXH:
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất:
8% x 1.490.000 = 119.200 đồng/tháng (tăng 8.000 đồng/tháng).
* Người lao động hỏi: Mức lương cơ sở tăng, vậy mức hưởng chế độ BHXH bắt buộc như thế nào?
- Ông Nguyễn Mạnh Tú: Theo BHXH Việt Nam, do điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng từ ngày 1-7-2019, tăng mức hưởng chế độ BHXH bắt buộc với người lao động.
Cụ thể, từ ngày 1-7, mức hưởng chế độ BHXH như sau:
BHXH với người lao động được thực hiện như sau: Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 447.000 đồng (mức hiện hành là 417.000 đồng).
Chế độ, chính sách bảo hiểm có sự thay đổi sau ngày 1-7-2019. Ảnh: Văn Nỷ
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2.980.000 đồng (mức hiện hành là 2.780.000 đồng); trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 2.980.000 đồng (mức hiện hành là 2.780.000 đồng) cho mỗi con.
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật một ngày bằng: 447.000 đồng (mức hiện hành là 417.500 đồng).
Theo Nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ giao các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.
Đối với ngân sách của các địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập, được sử dụng theo nguyên tắc: Dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực có đơn vị sự nghiệp; dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực tương ứng. Việc quyết định chi cho từng nội dung do các địa phương quyết định theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Xuân Bính