Các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự hội nghị ở điểm cầu tỉnh ta có các đồng chí: Phan Hữu Đức, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Trần Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Các đồng chí: Phan Hữu Đức, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
Trần Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự Hội nghị.
Theo đánh giá, sau 5 năm, công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp thực hiện theo Quyết định 217, Quyết định 218 của Bộ Chính trị có nhiều chuyển biến và đạt nhiều kết quả quan trọng. MTTQVN các cấp đã tích cực bám sát chương trình, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, những vấn đề xã hội và nhân dân quan tâm, bức xúc để giám sát, phản biện hàng năm; gắn hoạt động giám sát, phản biện xã hội với lắng nghe ý kiến nhân dân, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của Trung ương và địa phương. Qua đó giúp các cơ quan có thẩm quyền hoạch định, thực thi có hiệu quả hơn các chính sách, pháp luật, góp phần quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn định tình hình nhân dân, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển của địa phương và cả nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng nhận thấy một số địa phương chưa quan tâm vận dụng tốt 4 hình thức giám sát, 3 hình thức phản biện, mới chú trọng hình thức giám sát theo đoàn và phối hợp giám sát. Trình độ, năng lực cán bộ tham mưu công tác giám sát, phản biện xã hội còn chưa bảo đảm. Trong thực hiện hoạt động giám sát, phản biện, góp ý ở một số địa phương còn có hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm. Việc theo dõi, đôn đốc giải quyết kiến nghị sau giám sát và tiếp thu, phản hồi sau phản biện xã hội ở nhiều nơi chưa được chú trọng dẫn đến việc kiến nghị chỉ một chiều, mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.
Triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế giám sát, phản biện xã hội của MTTQ trong tình hình mới; nâng cao hiệu quả, tính thiết thực trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội. Yêu cầu MTTQ Việt Nam các cấp chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch giám sát hàng năm. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn trong thực hiện quy chế dân chủ, tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và tham gia các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận chủ trì và phối hợp triển khai. Đồng thời tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ tham mưu công tác giám sát, phản biện xã hội; thường xuyên tổ chức nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trong tình hình mới.
Diễm My