Nhờ đó, kết thúc năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 100% kế hoạch đề ra (85 triệu USD), tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động xuất khẩu của tỉnh trong năm 2018 chủ yếu vẫn là 2 mặt hàng thủy sản và nhân điều. Trong đó, hoạt động xuất khẩu nhân điều nhờ thị trường các nước: Mỹ, Anh, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc,… tiêu thụ ổn định trở lại. Bên cạnh đó, trong năm có năng lực tăng thêm, đã thành lập 1 doanh nghiệp mới, nâng tổng số doanh nghiệp xuất khẩu nhân điều trên địa bàn tỉnh hiện có 6 doanh nghiệp, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu hạt điều nhân đạt 41 triệu USD, tăng nhẹ 0,2%. Đối với mặt hàng thủy sản, giá trị xuất khẩu ước đạt 37 triệu USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty Cổ phần Dệt may Quảng Phú (Ninh Sơn) đầu tư trang thiết bị
hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ảnh: Văn Miên
Theo Sở Công Thương, sở dĩ xuất khẩu thủy sản có tốc độ tăng trưởng khá là nhờ thị trường tiêu thụ đã có nhiều điểm thuận lợi, trong đó đáng chú ý là tôm Ấn Độ, đối thủ chính của Việt Nam tại thị trường EU bị cảnh báo nhiễm kháng sinh, đang đối mặt với nguy cơ EU cấm nhập khẩu. Trong khi đó, tôm Việt Nam có lợi thế được hưởng mức thuế ưu đãi thuế quan (GSP) từ EU, còn các nước Thái Lan, Trung Quốc thì không. Mặt khác, thị trường truyền thống Nhật Bản vẫn có nhu cầu nhập khẩu cao đối với tôm Việt Nam, do đó hàng thủy sản vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao. Riêng các mặt hàng còn lại như dệt may, thủ công mỹ nghệ..., tuy chưa phát huy hết tiềm lực vốn có, nhưng cũng đã xuất khẩu sang được các nước Nhật Bản và Đài Loan góp phần đưa giá trị xuất khẩu tăng, trong đó mặt hàng dệt may ước đạt 6 triệu USD, tăng 131,66%; sản phẩm thủ công mỹ nghệ ước đạt 0,3 triệu USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Công nhân Công ty TNHH Thông Thuận - Chi nhánh Ninh Thuận
đóng gói hàng thủy sản xuất khẩu. Ảnh: Duy Anh
Năm 2019, tỉnh ta đề ra mục tiêu đưa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 90 triệu USD, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 5 - 6% so với cùng kỳ năm 2018. Để hoàn thành chỉ tiêu này, tỉnh khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ để phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế như: Chế biến nông sản, thủy sản, may mặc, muối, đá granite... Kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong cải cách thủ tục hành chính, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề và giải quyết vấn đề lao động trong lĩnh vực xuất khẩu. Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phát triển vùng cây nguyên liệu tập trung có quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo cơ sở vững chắc cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tăng cường các hoạt động thông tin tuyền truyền về hoạt động của cộng đồng kinh tế ASEAN, hiệp định thương mại tự do, cũng như cơ hội và thách thức đối với các nhóm ngành hàng cụ thể, các nhóm doanh nghiệp cụ thể, giúp các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời thông tin tham gia hội nhập, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về tìm kiếm thị trường, cách thức quản lý, điều hành,... để thúc đẩy tạo đột phá đưa lĩnh vực xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Phấn đấu đến cuối năm, mặt hàng xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 39,5 triệu USD; nhân điều đạt 41 triệu USD; hàng dệt may đạt 8 triệu USD và các mặt hàng khác như nha đam, mây tre… đạt khoảng 1,5 triệu USD.
Văn Thanh