Dự thảo Luật Trồng trọt bao gồm 7 chương, 85 điều và Luật Chăn nuôi có 7 chương, 82 điều, nội dung xoay quanh các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, quản lý nhà nước đối với hoạt động trong ngành trồng trọt và chăn nuôi. Đa số các đại biểu tán thành và đánh giá cao tính khả thi của Luật khi áp dụng vào điều kiện thực tế. Tuy nhiên, để đảm bảo khách quan, sát với thực tiễn cơ sở, các đại biểu tập trung thảo luận; kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điểm trong dự thảo luật như: Cần ban hành các quy trình sản xuất cũng như có chính sách hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao trong quá trình canh tác; những hành vi bị cấm trong lĩnh vực trồng trọt cần được quy định chặt chẽ; giảm thủ tục hành chính để tiết kiệm thời gian và chi phí cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao giống cây trồng. Bổ sung các chính sách về phát triển vùng chăn nuôi; tạo cơ sở pháp lý để chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; quy định cụ thể về việc xử lý chất thải chăn nuôi, cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản…
Ảnh: Hồng Lâm
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hà, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh ghi nhận những ý kiến đóng góp và tổng hợp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV sắp tới.
* Cùng ngày, đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hà, UVTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh chủ trì Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trình tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.
Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hà, UVTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng Đoàn đại biểu
Quốc hội đơn vị tỉnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TX
Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) gồm 11 chương, 96 điều quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Tại hội nghị, các đại biểu đều khẳng định tính cấp thiết của việc sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng trong tình hình hiện nay. Đa số đều đồng tình với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật ra cả khu vực ngoài nhà nước, các đối tượng là sĩ quan công an và sĩ quan quân đội; tán thành việc cần thiết phải có các quy định để xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc… Liên quan đến vấn đề đối tượng kê khai tài sản, thu nhập. Ngoài ra, các đại biểu cũng đóng góp ý kiến liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, việc bảo đảm sự thống nhất, tính khả thi của Luật khi ban hành.
Hồng Lâm - Xuân Nguyên