Miếng dán giúp theo dõi bệnh nhân đột quỵ, ung thư

(NTO) Miếng dán do nhóm nghiên cứu của giáo sư John Rogers thuộc đại học Northwestern ở Evanston, bang Illinois (Mỹ) phát triển. Miếng dán này có thể theo dõi những dạng thức phát âm khác nhau tin cậy hơn các microphone do nhận biết chuyển động mô chứ không đơn thuần chỉ ghi lại âm thanh phát ra từ dây thanh của người nói.

Các cảm biến gắn trên miếng dán có tích hợp sẵn loại pin có thể sạc lại hoạt động được trong 12 giờ liên tiếp và liên tục truyền dữ liệu vận động của người bệnh tới smartphone.

Theo chuyên gia Roger, các loại cảm biến này còn có khả năng theo dõi sự phục hồi sức khỏe của các bệnh nhân bị ung thư cổ. Những người này thường gặp các trục trặc trong khi nuốt hoặc nói do hệ lụy từ các liệu pháp xạ trị hoặc phẫu thuật.

Miếng dán gắn cảm biến cũng giúp đo nhịp thở và nhịp tim để biết được chất lượng sức khỏe và giúp chẩn đoán tình trạng ngưng thở trong khi ngủ.