Đây là thủ tục hành chính cấp tỉnh, cơ quan thực hiện và Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT và cơ sở giáo dục.
Nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính cụ thể như sau:
Về thủ tục miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên. Đối với người học tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, trong vòng 30 ngày kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông, học viên học chương trình THCS và THPT học ở các TTGDTX; học sinh, sinh viên, học viên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và hồ sơ gửi cơ sở giáo dục.
Đối với trường mầm non và THCS: Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và lập danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi phòng GD&ĐT để thẩm định, tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí hàng năm.
Đối với trường THPT và cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD&ĐT: Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xét duyệt hỗ sơ và lập danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi Sở GD&ĐT để thẩm định, tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí hàng năm.
Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục khác: Giám đốc các ĐH, thủ trường các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và quyết định miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên và học viên. Đồng thời, lập danh sách học sinh, sinh viên, học viên được miễn, giảm học phí theo mẫu báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Cơ quan quản lý cấp trên thẩm định, lập dự toán kinh phí theo mẫu quy định gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện trong dự toán ngân sách hàng năm.
Thời gian học sinh, sinh viên bị kỷ luật hoặc ngừng học, hoặc buộc thôi học, học lưu ban, học lại, học bổ sung thì sẽ không được tính trong dự toán để cấp bù tiền miễn, giảm học phí.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại