Văn bản nêu, để thiết lập, vận hành, công khai hệ thống thông tin về an toàn thực phẩm (ATTP) qua mạng phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong thực hiện các quy định ATTP, giúp người tiêu dùng nhận biết, truy xuất thông tin về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm an toàn.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý ATTP thuộc thẩm quyền quản lý. Chủ động triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm ATTP trong thời gian sắp tới; đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, cơ sở dữ liệu/phần mềm để thiết lập, vận hành hệ thống thông tin về ATTP, bảo đảm đồng bộ, liên thông, kết nối vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia; thiết lập hệ thống báo cáo về ATTP qua mạng, công khai để người dân tham gia giám sát, góp ý, phản ánh công tác quản lý nhà nước về ATTP của các ngành, các cấp bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả và đúng quy định.
Sản phẩm Công ty TNHH MTV Nông sản Nhật Duy chế biến bảo đảm ATTP. Ảnh: Văn Nỷ
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hệ thống thông tin ATTP, huy động người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và cộng đồng tham gia cập nhật thông tin về ATTP; tiếp tục thực hiện các chương trình phối hợp, vận động và giám sát ATTP.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đóng trên địa bàn tỉnh.
Ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo đảm ATTP, trong đó thiết lập hệ thống thông tin về ATTP theo đúng quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan thiết lập hệ thống thông tin về ATTP để cập nhật các thông tin, dữ liệu cơ bản về ATTP bảo đảm đồng bộ, liên thông, kết nối vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Đầu mối theo dõi, giám sát, hỗ trợ các Sở, ngành, địa phương trong việc vận hành hệ thống thông tin về ATTP; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai vận hành hệ thống thông tin về ATTP trên địa bàn tỉnh.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế sử dụng hệ thống thông tin về ATTP; thực hiện các thủ tục mở tài khoản khai thác hệ thống thông tin về ATTP theo quy định; Báo cáo, đề xuất các giải pháp thực hiện hệ thống thông tin về ATTP trên địa bàn toàn tỉnh.
Phối hợp với Sở Y tế đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện của các Sở, ngành; báo cáo trực tiếp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các Sở, ngành, địa phương liên quan trong quá trình triển khai vận hành, cập nhật các thông tin, dữ liệu cơ bản về ATTP.
3. Sở Y tế
Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành, địa phương tập trung tổ chức vận hành hệ thống thông tin về ATTP, bảo đảm để người dân, doanh nghiệp có công cụ nhận diện các địa chỉ, sản phẩm thực phẩm an toàn.
Triển khai cập nhật dữ liệu trên hệ thống thông tin về ATTP đối với các cơ sở thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý; tuyên truyền, phổ biến để người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận được các thông tin cơ bản theo nội dung Công văn số 2776/BYT-ATTP ngày 10/5/2023 của Bộ Y tế.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thiết lập hệ thống báo cáo về ATTP qua mạng, công khai để người dân tham gia giám sát, góp ý, phản ánh về công tác quản lý nhà nước về ATTP của các ngành, các cấp bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả và đúng quy định.
Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tiếp tục tham mưu triển khai thực
hiện các Chương trình phối hợp với các Hội, Đoàn thể liên quan về vận động
giám sát ATTP. Giám sát chặt chẽ tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) theo quy định.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành, địa phương liên quan tập trung tổ chức vận hành hệ thống thông tin về ATTP, bảo đảm để người dân, doanh nghiệp có công cụ nhận diện các địa chỉ, sản phẩm thực phẩm an toàn.
Triển khai cập nhật dữ liệu trên hệ thống thông tin về ATTP đối với các cơ sở thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý; đồng thời tuyên truyền, phổ biến để người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận được các thông tin cơ bản theo nội dung Công văn số 2776/BYT-ATTP ngày 10/5/2023 của Bộ Y tế.
Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh huy động hội viên tham gia cập nhật thông tin về sản xuất nông sản thực phẩm trong cộng đồng, thúc đẩy phát triển sản xuất thực phẩm sạch, nhận biết nguy cơ và đấu tranh với sản xuất thực phẩm không bảo đảm ATTP.
Đẩy mạnh việc quảng bá các thương hiệu mạnh trong ngành về ATTP, giới thiệu, nhân rộng ủng hộ mạnh mẽ các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
5. Sở Công Thương
Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành, địa phương tập trung tổ chức vận hành hệ thống thông tin về ATTP, bảo đảm để người dân, doanh nghiệp có công cụ nhận diện các địa chỉ, sản phẩm thực phẩm an toàn.
Triển khai cập nhật dữ liệu trên hệ thống thông tin về ATTP đối với các cơ sở thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý; đồng thời tuyên truyền, phổ biến để người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận được các thông tin cơ bản theo nội dung Công văn số 2776/BYT-ATTP ngày 10/5/2023 của Bộ Y tế.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo nguy cơ và hậu quả của việc uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể, sử dụng rượu không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc, góp phần phòng tránh nguy cơ ngộ độc rượu pha chế từ cồn công nghiệp.
Định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Bộ Công Thương theo quy định.
6. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận
Tăng cường năng lực, chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình về ATTP; dành nhiều thời lượng thích đáng, phù hợp để phổ biến, tuyên truyền về hệ thống thông tin về ATTP để người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận được các thông tin cơ bản, đồng thời có công cụ nhận diện các địa chỉ, sản phẩm thực phẩm an toàn; tích hợp thông tin của chương trình, chuyên mục trên hệ thống thông tin về ATTP.
7. Đề nghị Ủy ban MTTQVN tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội: Phối hợp tham gia triển khai cập nhật dữ liệu trên hệ thống thông tin về ATTP, đặc biệt là việc vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia công tác tuyên truyền, cập nhật thông tin về ATTP trên hệ thống.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chỉ đạo các phòng, ban liên quan triển khai thực hiện tốt công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn quản lý trong thời gian tới.
Chủ động phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai cập nhật dữ liệu trên hệ thống thông tin về ATTP đối với các cơ sở thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương; đồng thời tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để người dân, doanh nghiệp trên địa bàn có thể tiếp cận được các thông tin cơ bản theo nội dung Công văn số 2776/BYT-ATTP ngày 10/5/2023 của Bộ Y tế.
Định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Y tế theo quy định.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào nội dung chỉ đạo tại văn bản này, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Y tế - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh trước ngày 30/10/2023 để tổng hợp báo cáo theo quy định./.
NT