Chế tạo màn hình điện tử phân hủy sinh học

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Karlsruhe (KIT) của Đức vừa chế tạo thành công màn hình điện tử có thể ủ để phân hủy sinh học khi không còn dùng đến nữa.

Thiết bị này là một loại màn hình điện sắc (Điện sắc - electrochromic hiểu nôm na là một công nghệ lớp phủ đặc biệt gọi là oxit vonfram trên kính hoặc các hợp chất trong suốt. Khi oxit vonfram được phủ lên, bề mặt của vật liệu trong suốt đó sẽ có khả năng dẫn điện). Màn hình điện tử sinh học này sử dụng một loại polymer hữu cơ được gọi là PEDOT: PSS, trong đó lượng ánh sáng hấp thụ thay đổi khi áp dụng điện áp, kết quả là các phân đoạn riêng lẻ của màn hình thay đổi giữa trạng thái gần như trong và mờ. Hỗn hợp polyme đó làm cho màn hình vừa dẻo vừa dính.

Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ này có thể sẽ được sử dụng trong các ứng dụng vòng đời ngắn. Chẳng hạn các cảm biến đeo trên da dùng một lần để theo dõi tình trạng của bệnh nhân hoặc bao bì thực phẩm để báo hiệu thực phẩm có bị hư hỏng hay không.