Đường 16 Tháng 4, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
Đường 21 Tháng 8, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
Đường Ngô Gia Tự, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
Đường Trần Phú, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
* Có 121 tên danh nhân, sự kiện lịch sử, địa danh chưa sử dụng:
- Giai đoạn 1858 trở về trước.
1. CHU VĂN AN 25. TÔN ĐẢN
2. NGUYỄN BIỂU 26. NGUYỄN CẢNH DỊ
3. LÊ CHÂN 27. TRẦN KHÁNH DƯ
4. TRẦN KHÁT CHÂN 28. TRẦN THỦ ĐỘ
5. MẠC ĐỈNH CHI 29. TRỊNH HOÀI ĐỨC
6. NGUYỄN CHÍCH 30. MẠC ĐĂNG DUNG
7. PHÓ ĐỨC CHÍNH 31. ĐẶNG DUNG
8. LƯU NHÂN CHÚ 32. LÊ NGỌC HÂN
9. PHAN HUY CHÚ 33. TRẦN NGUYÊN HÃN
10. ĐỖ KHẮC CHUNG 34. LÊ PHỤNG HIỂU
11. ĐÀO CỬ 35. PHẠM ĐÌNH HỔ
12. NGUYỄN HỮU DẬT 36. LÊ VĂN HƯU
13. TRỊNH KHẢ 37. BÙI HỮU NGHĨA
14. NGUYỄN BỈNH KHIÊM 38. TRIỆU QUANG PHỤC
15. NGUYỄN KHOÁI 39. HUYỀN QUANG
16. PHÙNG KHẮC KHOAN 40. NGÔ THÌ SĨ
17. LÊ LAI 41. TRƯƠNG HÁN SIÊU
18. PHAN VĂN LÂN 42. ĐÀO CÔNG SOẠN
19. ĐINH LIỆT 43. LÝ ĐẠO THÀNH
20. MAI THÚC LOAN 44. TRẦN QUỐC TOẢN
21. PHẠM SƯ MẠNH 45. PHAN VĂN TRỊ
22. LÊ NGÂN 46. NGUYỄN TRỰC
23. DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ 47. PHẠM VĂN XẢO
24. NGUYỄN NGHIỄM 48. NGUYỄN XÍ
- Giai đoạn 1858 – 1930.
1. ĐẶNG NGUYÊN CẨN 16. TẠ HIỆN
2. TRẦN QUÝ CÁP 17. TĂNG BẠT HỔ
3. HOÀNG CÔNG CHẤT 18. THỦ KHOA HUÂN
4. HUỲNH TỊNH CỦA 19. NGÔ ĐỨC KẾ
5. KỲ ĐỔNG 20. TRƯƠNG VĨNH KÝ
6. PHAN THANH GIẢN 21. ÂU DƯƠNG LÂN
7. NGUYỄN THƯỢNG HIỀN 22. ĐOÀN TRẦN NGHIỆP
8. HỒ HUÂN NGHIỆP 23. MAI XUÂN THƯỞNG
9. NGUYỄN ĐỨC NGỮ 24. CẦM BÁ THƯỚC
10. NGUYỄN XUÂN ÔN 25. TÔN THẤT THUYẾT
11. BÀ HUYỆN THANH QUAN 26. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
12. ĐỖ QUANG 27. ĐINH CÔNG TRÁNG
13. LƯƠNG NGỌC QUYẾN 28. VÕ TRỨ
14. TRẦN XUÂN SOẠN 29. ĐOÀN TỬ TRỰC
15. ĐÀO TẤN 30. NGUYỄN TRUNG TRỰC
- Giai đoạn 1930 - nay
1. NGUYỄN THÁI BÌNH 18. ĐÔNG HỒ
2. ĐOÀN VĂN BƠ 19. PHẠM HÙNG
3. MẠC THỊ BƯỞI 20. NGUYỄN VĂN HUYÊN
4. NGUYỄN ĐỨC CẢNH 21. NGÔ GIA KHẢM
5. PHÙNG CHÍ KIÊN 22. THÁI VĂN LUNG
6. TRẦN VĂN KIỂU 23. HỒ TÙNG MẬU
7. HỒ THỊ KỶ 24. TRẦN ĐẠI NGHĨA
8. TRẦN HUY LIỆU 25. NGUYỄN OANH
9. HỒ BIỂU CHÁNH 26. HUỲNH TẤN PHÁT
10. TRẦN VĂN CUNG 27. NGUYỄN QUYỀN
11. NGUYỄN THỊ ĐỊNH 28. LÊ THỊ RIÊNG
12. LÊ THỊ HỒNG GẤM 29. TÔN ĐỨC THẮNG
13. HÀ HUY GIÁP 30. NGUYỄN CHÍ THANH
14. PHAN ĐÌNH GIÓT 31. TRẦN QUỐC THẢO
15. PHẠM VĂN HAI 32. NGUYỄN VĂN TỐ
16. DƯƠNG QUẢNG HÀM 33. HẢI TRIỀU
17. NGUYỄN HÀM 34. NGUYỄN VIẾT XUÂN
- Tên các địa danh, sự liện lịch sử.
1. ĐỐNG ĐA 5. HOA LƯ
2. BẠCH ĐẰNG 6. ĐÔNG SƠN
3. ĐỒNG KHỞI 7. XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH
4. CHI LĂNG
- Tên các danh nhân, anh hùng gắn với lịch sử địa phương.
1. NGUYỄN VĂN NHU 2. VÕ GIỚI SƠN
TÓM TẮT TIỂU SỬ DANH NHÂN, ĐỊA DANH, SỰ KIỆN LỊCH SỬ
1. ÂU DƯƠNG LÂN (? – 1875)
Nhà chí sĩ, thủ lĩnh nghĩa quân kháng Pháp.
Ông quê ở huyện Tịnh Hà, tỉnh Định Tường (nay là Tiền Giang). Ông theo học Nho học và được bổ nhiệm làm Tri huyện ở Thang trong. Ông cùng Nguyễn Hữu Huân tổ chức nghĩa quân kháng chiến chống Pháp tại Định Tường. Năm 1875, ông bị địch bắt, chúng dùng nhiều thủ đoạn để lung lạc, mua chuộc nhưng ông vẫn giữ được khí tiết của người anh hùng. Giặc Pháp đã xử bắn ông tại Mỹ Tho.
2. BẠCH ĐẰNG
Địa danh lịch sử.
Nơi đây ghi dấu những chiến thắng vĩ đại trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, khẳng định nền độc lập của dân tộc: - Năm 938, Vua Nam Hán cử con là Vạn Vương Hoằng Thao đem đạo binh thuyền lớn sang cướp nước ta. Ngô Quyền cho xây dựng bãi cọc ở cửa sông Bạch Đằng, dụ địch vào trận địa mai phục, tiêu diệt hầu như toàn bộ đạo binh thuyền địch, Vạn Vương Hoằng Thao tử trận. – Năm 1288, 600 binh thuyền Nguyên – Mông do Ô Mã Nhi chỉ huy từ Vạn Kiếp theo cửa sông Bạch Đằng, với âm mưu tiến sâu vào nội địa lớn, phối hợp với cánh quân bộ tạo thành 2 gọng kìm tiêu diệt quân chủ lực ta. Trần Hưng Đạo cho xây dựng bãi cọc ở cửa sông Bạch Đằng, chia làm 3 cánh bao vây, tiêu diệt, đánh chiếm toàn bộ quân địch, bắt sống Ô Mã Nhi.
3. BÀ HUYỆN THANH QUAN
Nhà thơ đầu thế kỷ XIX
Bà quê ở Hà Nội. Tên thật là Nguyễn Thị Hinh, biệt hiệu trên là lấy theo chức quan của chồng khi được bổ làm Tri huyện Thanh Quan (nay là Đông Hưng, Thái Bình). Bà học giỏi, thi phú hay có tiếng, được cử vào cung vua dạy học cho công chúa và các cung nữ. Bà sáng tác nhiều bài thơ hay nổi tiếng bằng chữ Nôm, theo lối Đường luật như Thăng Long hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà, chơi đài khán xuân…, trong đó nổi tiếng nhất là bài thơ “Qua đèo Ngang”.
4. BÙI HỮU NGHĨA (1807-1872)
Nhà nho yêu nước, nhà thơ, nhà soạn tuồng.
Ông quê Cần Thơ, Hậu Giang, thi đỗ thủ khoa kỳ thi Hương năm 1835. Ông làm quan, có tính cương trực, hay bênh vực dân nghèo. Bị bọn tham quan vu cáo. Ông bị kết án tử hình về tội xui kẻ khác giết người; nhờ vợ lặn lội ra tận kinh thành Huế kêu oan, nên được tha. Từ đó, ông từ quan về quê mở trường dạy học, làm thơ, viết văn. Ông là bạn thân của cụ cử Phan Văn Trị, góp phần thắng lợi trong cuộc bút chiến Phan Văn Trị - Nguyễn Thọ Tường. Ngoài nhiều bài thơ chữ Hán, văn tế vợ, tế con, ông để lại vở tuồng ba hồi nổi tiếng “Kim thạch kỳ duyên”.
5. CẦM BÁ THƯỚC (1858-1895)
Lãnh tụ nghĩa quân kháng Pháp.
Ông quê ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, giữ chức Bang biện quân vụ hai châu Thường Xuân và Lang Chánh. Ông chọn quê hương Trịnh Vạn làm căn cứ khởi nghĩa. Phan Đình Phùng đã cử ông phụ trách Thanh thứ là một trong số 15 quân thứ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Ông cũng tham gia cả cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Tháng 8-1891, ông rút về cứ điểm Cọc Chê để bảo toàn lực lượng, rồi chuyển dần vào rừng núi phía Nam giáp với Nghệ An. Ngày 13-5-1893 quân Pháp bắt ông ở bản Cà, đưa về Trịnh Vạn dụ dỗ. Không mua chuộc được chúng xử tử ông năm ông 37 tuổi.
6. CHI LĂNG
Địa danh lịch sử.
Đáp lại sự cầu cứu của Vương Thông khi bị quân ta vây hãm tại thành Đông Quan, Vua Minh cử Liễu Thăng và Mộc Thanh đem 15 vạn quân tiến vào nước ta theo 2 đường Quảng Tây và Vân Nam. Được tin đó chủ tướng Lê Lợi điều quân, xây dựng trận địa mai phục ở những địa điểm hiểm yếu ở Tây Bắc, trận địa chính bố trí trên đường qua Lạng Sơn- Bắc Giang. Bị rơi vào trận địa mai phục, chúng hoàn toàn bị quân ta tiêu diệt, chủ tướng Liễu Thăng bị giết tại trận. Vương Thông phải cầu hòa, rút quân về nước. Chiến thắng Chi Lăng quyết định thắng lợi cuối cùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định chủ quyền, độc lập tự do của dân tộc.
7. CHU VĂN AN (1272-1370)
Nhà danh nho yêu nước, nhà thơ, nhà giáo thời Trần.
Ông quê ở huyện Thanh Đàm, Hà Nội. Ông học giỏi có tiếng, đời Trần Minh Tông, ông được bổ nhiệm làm Quốc Tử Giám tu nghiệp, dạy học cho Thái tử; đời Trần Dụ Tông, đang làm quan tại triều, thấy chính sự bại hoại, ông dâng “thất trảm sớ” xin chém bảy tên gian thần, vua không nghe, ông cáo quan về ở ẩn tại Chí Linh, Hải Hưng. Từ đó ông làm thơ, viết văn, mở trường dạy học; học trò ông có nhiều người hiển đạt như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát… Ông để lại một số tác phẩm: - Quốc ngữ thi tập. – Toàn Việt thi lục.
8. CƯỜNG ĐỂ (1882-1951)
Ông thuộc dòng dõi Hoàng tử Cảnh, được cụ Phan Bội Châu chọn làm Hội chủ Duy tân Hội. Năm 1906, ông sang Nhật học ở trường Chấn Võ, Trường Tảo đạo điền. Năm 1909, bị trục xuất, ông lánh nạn sang Trung Quốc, Thái Lan có lần về miền Nam vận động kinh phí cho tổ chức Đông Du. Năm 1939, ông lập tổ chức Việt Nam Phục quốc đồng minh, chờ thời cơ theo quân Nhật vào Đông Dương. Nhưng ý đồ đó không thành, ông sống lưu vong và mất tại Nhật.
9. DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ (? – 937)
Lãnh tụ kháng chiến chống quân Nam Hán.
Ông quê ở huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa. Ông vốn là một hào trưởng, làm tướng dưới thời Khắc Thừa Mỹ (917-930). Năm 930, Vua Nam Hán xua quân xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống Nam Hán do Khúc Thừa Mỹ lãnh đạo nhanh chóng bị thất bại. Trước tình hình trên, ông quả cảm nhận trọng trách lãnh đạo nhân dân vùng lên giành lại độc lập chủ quyền. Trong vòng chưa đầy 1 năm, ông đã ba lần đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi. Năm 931, ông tự xưng là Tiết độ Sứ, tự mình quản lý và điều hành nước nhà. Ông bị Kiều Công Tiễn, một bộ tướng phản phúc giết hại tháng 3 năm 937.
10. DƯƠNG QUẢNG HÀM (1898-1946)
Nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
Ông quê ở huyện Châu Giang, Hải Hưng. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương năm 1920. Ông được bổ nhiệm là giáo sư Trường Bưởi, Hà Nội. Ngoài việc giảng dạy, ông còn viết nhiều loại sách giáo khoa văn học và sử học bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, tập bài thi bằng Sơ học yếu lược. Ông biên soạn tập sách “Việt Nam văn học sử yếu” là cuốn văn học sử phổ thông đầu tiên bằng chữ quốc ngữ và là bộ sách giáo khoa văn học Việt Nam.
11. ĐÀO CÔNG SOẠN (1397-1466)
Danh thần, nhà ngoại giao, nhà thơ thời Lê.
Quê ở huyện Tiên Lữ, Hải Hưng. Ông đỗ đầu khoa thi ở Đông Đô 1429. Ông được thăng các chức Tham tri Đông đạo, Sứ thẩm hình viên kiêm Thượng thư Bộ Lễ năm 1436-1444. Ông nhiều lần được cử đi sứ sang nhà Minh. Ông luôn là trung thần, được vua Lê tin cậy giao nhiều trọng trách: Khâm sai, Khâm định vùng biên giới phía Bắc. Ông để lại nhiều bài thơ được chép trong “Toàn Việt thi lục” của Lê Quý Đôn.
12. ĐÀO CỬ
Danh sĩ thời Lê.
Người xã Thuần Khang, huyện Siêu Loại, Bắc Ninh, năm 18 tuổi đỗ đồng tiến sĩ khoa Bính Tuất (1466). Ông giỏi về văn chương. Năm 1467, đỗ khoa hoàng từ, được gọi vào làm độc thư ở Bi Giám, lại thăng chức thị chế Viện Hàn lâm; ít lâu sau được cất lên Tri Chế Cáo. Mùa hạ Bính Thân do chúc thị thư Viện Hàn lâm, thăng hiệu thư Đông các. Mùa thu Nhâm Dần (1482), ông theo vua đi đánh phía Tây, siêng năng không phạm lỗi, được thăng thị độc Viện Hàn lâm, vẫn kiêm việc ở Đông các, cùng Đại học sĩ Thân Nhân Trung vâng mệnh làm bộ “Thiên nam dư hạ tập và tập Thân chính ký sự”. Mùa xuân Mậu Thân (1488) do lần xét công ba năm một lần ông được xứng chức nên thăng học sĩ Đông các. Văn chương tài đức của ông được vua rất quý. Ông làm quan rất chăm chỉ, hết chức phận, trải thăng đến thượng thư bộ Hộ, coi việc quán Sùng văn cục Tú lâm. Ông chết trong đời Cảnh Thống (1498-1504).
13. ĐÀO TẤN (1845-1907)
Nhà thơ, nhà soạn tuồng.
Quê ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông thi đỗ cử nhân, làm quan đến chức Tổng đốc Nghệ An, rồi Thượng thư Bộ Công. Ông là người có công lớn trong việc xây dựng nghệ thuật sân khấu tuồng Việt Nam, xây dựng được những mô hình kịch bản và diễn xuất trong nghệ thuật tuồng. Ngoài nghệ thuật tuồng, còn sáng tác thơ và từ khúc bằng chữ Hán. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị cao: - San hậu. – Hồi trống cổ thành, Diễn võ đình.
14. ĐẶNG DUNG (? – 1414)
Danh tướng thời Trần.
Ông theo cha là Đặng Tất tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi sau đó là Trần Quý Khoáng. Đầu năm 1414, ông bị địch bắt ở Sa bồ cán, thượng lưu sông Gianh. Trên đường giải về Trung Quốc, ông đã tự vẫn. Ông để lại bài thơ Cảm hoài nổi tiếng.
15. ĐẶNG NGUYÊN CẨN (1867-1923)
Nhà trí thức yêu nước, thân sinh Giáo sự Đặng Thái Mai.
Quê ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông học giỏi, đỗ Cử nhân năm 1888, đỗ Phó bản năm 1895, được cử làm Giám thụ Hưng Yên rồi Đốc học ở Nghệ An, Bình Thuận. Năm 1907, ông cùng Lê Văn Huân, Ngô Đức Kế… lập Triêu Dương thương điếm tại Vinh để liên lạc, gây dựng phong trào chống Pháp, cổ động cho phong trào Đông Du, Duy Tân. Năm 1908, ông tham gia phong trào chống thuế và bị Pháp bắt, chúng kết ông nhiều tội phản loạn nghiêm trọng, kích động nhân dân chống thuế, làm chấn động lung lay chế độ và đày ra Côn Đảo. Năm 1921, ông ra tù, sức khỏe yếu, mất tại quê nhà năm 1923.
16. ĐINH CÔNG TRÁNG (1842-1887)
Một thủ lĩnh nghĩa quân kháng Pháp.
Ông quê ở huyện Từ Liêm, Hà Nội. Vốn là Chánh tổng, tham gia trận Cầu Giấy năm 1883. Ông hưởng ứng mạnh mẽ phong trào Cần Vương tổ chức nghĩa quân kháng chiến chống Pháp, xây dựng căn cứ Ba Đình ở Nga Sơn, Thanh Hóa. Là chỉ huy chính của căn cứ, đánh bại hai đợt tấn công quy mô lớn ngày 18-12-1886 và ngày 6-1-1887, gây cho địch nhiều tổn thất. Sau đó lui về căn cứ dự phòng Mã Cao. Ngày 7-9-1887, hy sinh trong trận đánh tại làng Tang Yên, huyện Đô Lương, Nghệ An.
17. ĐINH LIỆT (? – 1471)
Danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Quê ở Lam Sơn, Thanh Hóa, đã cùng các anh (Đinh Lễ, Đinh Bồ) tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu. Là người đứng tên thứ 19 trong danh sách hội thề Lũng Nhai năm 1416, chuẩn bị khởi nghĩa. Ông là một trong số rất ít người từng trải qua gian nan của thời gian đầu cho đến ngày khởi nghĩa thành công. Ông có công lớn trong các trận đánh chiến lược, góp phần lớn cho thành công của khởi nghĩa Lam Sơn: trận mai phục tại Khả Lưu, Nghệ An đánh tan cánh quân Minh khi chiếm giữ thành Nghệ An; chỉ huy cánh quân đón đánh viện binh giặc, tập kích tại núi Mã Yên, chém chết tướng Liễu Thăng. Ông còn có công trong cuộc tấn công vào Chiêm Thành năm 1433. Ông được phong tới hàm Thái Bảo.
18. ĐỖ KHẮC CHUNG (? – 1330)
Danh thần thời Trần.
Quê ở huyện Giáp Sơn, Hải Hưng. Đầu năm 1285, quân Nguyên Mông đánh chiếm Thăng Long, ông tình nguyện sang trại địch do thám và đưa thư giảng hòa, làm kế hoãn binh để có thời gian chuẩn bị chống giặc. Bị địch hăm dọa, ông ung dung đối đáp vạch rõ chiến tranh phi nghĩa của giặc, nêu cao chính nghĩa của nhân dân ta. Trong kháng chiến chồng quân Nguyên Mông, ông lập nhiều công lớn, được vua Trần cho đổi thành họ Vua, làm quan đến Nhập nội hành khiển, Thượng thư bộc xạ. Năm 1307, ông là người đi sứ sang Chăm pa, lập mưu đưa Công chúa Huyền Trân về nước.
19. ĐỖ QUANG (1807-1866)
Sĩ phu yêu nước thời Nguyễn.
Quê ở huyện Tứ Lộc, Hải Hưng. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1832, được bổ nhiệm nhiều chức vụ ở các địa phương Bắc kỳ và Trung kỳ cũng như ở kinh thành Huế. Năm 1860, ông được điều vào Nam làm Tuần phủ Gia định. Khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông, ông bí mật về Gò Công cùng Trương Định chống giặc. Sau Hòa ước 1862, ông bị triệu về kinh và được bổ làm Tuần phủ Nam định. Nhiều lần từ chức về quê, nhưng vẫn bị ép ra làm Tham tán quân vụ ở Hải An rồi Tuần phủ Bắc Ninh. Ông mất tại quê nhà năm 1866.
20. ĐỘI CẤN (? – 1918)
Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên.
Tên thật là Trịnh Văn Cấn. Ông quê ở huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phú). Ngày 31-8-1917, ông chỉ huy cuộc khởi nghĩa của binh lính người Việt đóng tại Thái Nguyên, nhằm mục đích giải phóng các nhà yêu nước, nhà hoạt động cách mạng bị giam giữ tại đây, cướp kho vũ khí trang bị cho nghĩa quân, mở rộng địa bàn khởi nghĩa. Ngày 1-9-1917, phát đi lời tuyên bố đề : “Ngày 15-7 năm thứ nhất Đại hùng Đế quốc”. Pháp điều quân từ Hà Nội, Tuyên Quang, Yên Bái đến đàn áp. Nghĩa quân rút sang vùng Tam Đảo, tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã.
21. ĐÔNG HỒ (1906-1969)
Nhà thơ.
Quê ở Hà Tiên, Kiên Giang, tên thật là Lâm Tấn Phát. Ông chuyên viết báo, làm sách, làm công tác xuất bản. Năm 1926, ông lập Trí đức Học xá tại Hà Tiên nhằm truyền bá văn chương tiếng Việt. Năm 1964, ông dạy học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ông là người có công lớn trong việc góp phần hình thành dòng văn chương lãng mạn những năm 20 thế kỷ 20. Ngoài ra, ông còn sưu tập, nghiên cứu nhiều đề tài văn xuôi, thơ phú… Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị cao: - Tập thơ Linh Phương. – Hà Tiên Mạc thi sử.
22. ĐỒNG KHỞI
Sự kiện lịch sử.
Cuộc khởi nghĩa đồng loạt và rộng khắp của nhân dân vùng núi Nam Trung bộ và đồng bằng Nam bộ vào cuối năm 1959 và đầu năm 1960 sau khi có Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quần chúng đã nổi dậy “diệt ác phá kìm”, làm tan rã lực lượng tề ngụy, giành quyền làm chủ. Đây là tiền đề cho Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời. Phong trào Đồng khởi đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công mạnh mẽ, rộng khắp, liên tục, đẩy chính quyền Sài Gòn vào thế khủng hoảng triền miên, tạo bước ngoặt có ý nghĩa chiến lược của cách mạng miền Nam.
23. ĐỐNG ĐA
Địa danh lịch sử.
Ngày 30 tháng 1 năm 1789 (mồng 5 tết Kỷ Dậu), vua Quang Trung mở cuộc tấn công vào đồn Ngọc Hồi, phía Nam Thăng Long do tướng Thanh Hứa thế Hanh chỉ huy. Quân Thanh thua to chạy về phía làng Quỳnh Đô (Thanh Trì, Hà Nội). Cùng lúc đó, một cánh quân ta do Đô đốc Long chỉ huy tấn công đồng Khương Thượng (Đống Đa) do tướng Thanh Sầm Nghi Đống chỉ huy. Quân ta tiêu diệt toàn bộ quân địch tại đây. Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Nhân đà thắng lớn, quân ta tiến về trung tâm Thăng Long, chủ tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị hốt hoảng cùng quân sĩ bỏ thành, chạy về Bắc.
24. ĐÔNG SƠN
Trung tâm văn hóa nổi tiếng, lấy tên từ di chỉ Đông Sơn trên bờ sông Mã, tỉnh Thanh Hóa, tồn tại từ thế kỷ 7 trCN. Các địa điểm văn hóa Đông Sơn gồm nhiều khu cư trú, những khu mộ, trong đó có mộ huyệt đất, mộ vò hay mộ thuyền (táng trong thân cây khoét rỗng). Văn hóa Đông Sơn đặc trưng với các đồ dùng của cư dân Việt cổ như rìu, giáo, dao găm đồng…, thố, bình, thạp đất. Đặc biệt là trống đồng Đông Sơn. Văn hóa Đông Sơn là cơ sở cho sự ra đời của Nhà nước sơ khai ở Bắc Việt Nam (theo truyền thuyết là nước Văn Lang, thời đại các Vua Hùng).
25. ĐOÀN TỬ TRỰC (1848-1860)
Một lãnh tụ nghĩa quân kháng Pháp.
Quê ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Ông thuộc dòng dõi vương gia, cảm thông sâu sắc với cuộc sống nô lệ của nhân dân dưới sự áp bức của bọn quan lại tham ô và Triều Nguyễn thối nát. Ông cùng hai người anh là Đoàn Hữu Trưng và Đoàn Hữu Ái đứng ra chiêu mộ nghĩa quân, tập hợp dân nghèo làm cuộc biến loạn, đấu tranh giành quyền lợi cho tầng lớp nông dân cơ cực, cuộc khởi nghĩa kéo theo nhiều dân các vùng lân cận tham gia. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, khủng bố dữ dội. Ông bị địch xử bắn khi mới tròn 18 tuổi.
26. ĐOÀN TRẦN NGHIỆP (? – 1930)
Nhà chí sĩ, thủ lĩnh nghĩa quân kháng Pháp.
Ông quê ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Ông được giáo dục trong môi trường tiến bộ, cảm thông sâu sắc với cảnh nhân dân bị áp bức, kìm kẹp. Ông tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng và được cử vào Ban ám sát. Ông lập được nhiều chiến công oanh liệt, gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại nặng nề. Ông còn có biệt danh do nghĩa quân phong tặng là “Hiệp sĩ Ký Con”. Trong cuộc khởi nghĩa ngày 10 tháng 2 năm 1930, ông lãnh đạo đội cảm tử quân tấn công các cứ điểm xung quanh Hà Nội. Cuộc chiến không cân sức diễn ra quyết liệt. Ông bị bắt và bị xử bắn.
27. ĐOÀN VĂN BƠ (1917-1958)
Nhà hoạt động cách mạng.
Ông quê ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ những ngày đầu đảo chính Nhật và chống thực dân Pháp quay lại xâm lược năm 1945. Năm 1946, ông được cử vào thành phố hoạt động, lãnh đạo phong trào công nhân và phong trào hoạt động đô thị. Sau đình chiến 1954, ông được bố trí ở lại hoạt động, với chức vụ Thường vụ Khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn, tổ chức nhiều hoạt động đòi hiệp thương thống nhất đất nước, đòi tự do ngôn luận, thành lập các nghiệp đoàn, cải thiện đời sống công nhân, nhân dân lao động. Năm 1938, ông bị bắt, bị tra tấn dã man nhưng địch đành thất bại trước sự ngoan cường dũng cảm của ông, chúng xử tử ông tại nhà lao Gia Định.
28. HÀ HUY GIÁP (1908-1995)
Nhà hoạt động cách mạng ưu tú.
Ông quê ở xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1927, ông được bầu vào Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Năm 1930, ông được bầu vào Xứ ủy Nam kỳ rồi Ủy viên thường vụ Xứ ủy phụ trách tuyên huấn. Tháng 8 năm 1945, ông được cử đi dự Hội nghị Tân Trào rồi về Nam bộ tham gia kháng chiến. Từ năm 1956 đến 1987 ông lần lượt giữ các chức vụ Phó Ban Tuyên huấn Trung ương rồi Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Năm 1982, ông được Nhà nước phong tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
29. HẢI TRIỀU (1908-1954)
Nhà hoạt động văn hóa xuất sắc.
Ông quê ở làng An Cựu, thành phố Huế. Tháng 6 năm 1930, ông được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên. Tháng 8 năm 1930, ông hoạt động tại địa bàn Sài Gòn – Chợ Lớn và là người cộng sản đầu tiên của thành phố này. Ông viết nhiều bài có giá trị cho các báo cộng sản và tiến bộ thời đó. Qua các tác phẩm và báo cáo, ông là người đấu tranh không khoan nhượng chống phái “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Tháng 8 năm 1940, ông bị địch bắt, bị giam cầm đến tháng 3 năm 1945 mới được thả tự do. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp ông là Giám đốc Sở tuyên truyền Liên khu IV. Ông mất ngày 6-8-1954 tại Thanh Hóa.
30. HỒ BIỂU CHÁNH (1885-1958)
Nhà văn Việt Nam.
Người làng Bình Thành, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ngày nay, tên thật: Hồ Văn Trung; hiệu: Thứ Tiên. Thời Pháp thuộc, là đốc phủ sứ, phó đốc lý thành phố Sài Gòn; khi về hưu (sau 1940), Pháp mời là cố vấn. Năm 1942 làm Giám đốc “Nam kỳ tuần báo” và “Đại Việt tạp chí”. Sau cách mạng tháng Tám làm đổng lý văn phòng của Thủ tướng “Nam kỳ quốc” Nguyễn Văn Thinh do Pháp dựng lên. Hồ Biểu Chánh viết rất sớm, tác phẩm luôn thiên về những nhân vật cao thượng, nghĩa hiệp theo truyền thống của văn chương Nam bộ: tác phẩm đầu tay “U tình lục” (1909). Từ năm 1922, sáng tác đều đặn, có 64 tiểu thuyết; 12 tập truyện ngắn, truyện kể; 28 tập khảo cứu, phê bình; 8 tập ký… Những cuốn sách được nhiều người biết đến: “Cay đắng mùi đời” (1923), “Nhân tình ấm lạnh” (1925), “Ngọn cỏ gió đùa” (1926), “Nợ đời” (1936)… Hồ Biểu Chánh viết về đề tài đạo đức, miêu tả sự đấu tranh giữa người tốt và người xấu, kết thúc là chiến thắng của chính nghĩa.
31. HỒ HUÂN NGHIỆP (1829-1864)
Một lãnh tụ nghĩa quân kháng Pháp.
Quê ở huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Ông học giỏi, đỗ cao, được cử làm Tri phủ Tân Bình, nhưng ông xem thường danh lợi, từ quan về quê dạy học. Năm 1862, ông theo nghĩa quân Trương Định kháng chiến, lập căn cứ ngay tại Phủ Tân Bình, chuyên lo về hậu cần cho nghĩa quân. Giặc Pháp ra sức càn quét và đàn áp dữ dội những cứ điểm quan trọng. Ông bị địch bắt ngày 18-3-1864, dù bị tra khảo dã man nhưng ông không khuất phục. Địch đem ông ra xử chém tại Gia Định.
32. HOA LƯ
Địa danh lịch sử.
Là kinh đô nước Đại Cồ Việt thời Đinh (968-980) và Tiền Lê (980-1009); ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hiện nay. Kinh đô nằm trong một vùng có nhiều dãy núi đá vôi, các triều vua đã cho đắp 10 đoạn tường thành nối các núi đá, tạo nên hình Hoa Lư với diện tích hơn 300 ha. Thành Hoa Lư có hai vòng thành: thành ngoại có 5 đoạn tường thành, thành nội cũng có 5 đoạn. Ở những nơi này đều có móng thành bằng cành cây với nhiều cọc đóng xuống sâu. Phía trong của tường thành xây gạch, dày đến 0,45m. Chân tường kè đá tảng và đóng cọc gỗ. Loại gạch phổ biến có kích thước 30x16x4 cm, thường có các dòng chữ “ Đại Việt quốc quân thành chuyên” và “Giang Tây quân”. Phía ngoài tường gạch là tường đắp đất rất dày. Hoa Lư có di tích cung điện và những cột Kinh Phật thời Đinh, thời Tiền Lê. Đền thờ Đinh Tiên Hoàng và đền thờ Lê Đại Hành, mộ Đinh Bộ Lĩnh trên núi Mã Yên. Có động Hoa Lư, bốn bề bọc núi, diện tích 5,76 ha nay thuộc huyện Hoa Lư cách Hoa Lư khoảng 8 km về phía Tây Bắc, là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh (khoảng năm 951).
32. HỒ THỊ KỶ
Dũng sĩ diệt Mỹ, anh hùng lực lượng vũ trang.
Quê xã Tân Lợi, huyện Thới Bình, tỉnh Minh Hải.
Đơn vị khi được tuyên dương: Tổ biệt động, bộ đội địa phương, thị xã Cà Mau, tỉnh Minh Hải.
Tuyên dương: 19-5-1972.
34. HỒ TÙNG MẬU (1896 – 1951)
Nhà hoạt động Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.
Quê làng Quỳnh Dôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, tên thật là Hồ Bá Cự. Năm 1920 sang Xiêm; sau sang Trung Quốc, tham gia Tâm Tâm xã. Cuối 1920 được Nguyễn Ái Quốc giác ngộ, trở thành một trong những người lãnh đạo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tháng 3-1926 gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ 1927 đến 1928 bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt 4 lần. Năm 1929, gia nhập An Nam Cộng sản Đảng; tích cực vận động để Đảng này cùng Đông Dương Cộng sản Đảng lập ra một Đảng cộng sản duy nhất. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), được phân công thành lập Trường Quân chính (ở Hà Tĩnh). Cuối 1946, là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Liên khu IV, Ủy viên Thường vụ Liên ủy. Từ năm 1949 Tổng thanh tra của Chính phủ. Tháng 2-1951, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Hy sinh trên đường đi công tác tháng 7-1951. Được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
35. HOÀNG CÔNG CHẤT
Lãnh tụ một trong bốn cuộc khởi nghĩa nông dân lớn trong phong trào nông dân Đàng Ngoài.
Hoàng Công Chất là người Sơn Nam (Nam Định), họp dân khởi nghĩa từ năm 1739, chiến đấu linh hoạt (khi hợp khi tan), đã từng đánh bại quân triều đình, bắt trấn thủ Sơn Nam Hoàng Công Tuyền. Năm 1750 nghĩa quân hoạt động mạnh ở vùng Thái Bình, sau đó bị dồn ép phải chạy vào Thanh Hóa rồi ra Hưng Hóa. Năm 1751, nghĩa quân rút lên châu Ninh Biên (Lai Châu) phối hợp với các thủ lĩnh dân tộc ở đây, đánh bại quân triều đình, làm chủ vùng Tây Bắc, xây căn cứ Noọng Hét (Điện Biên). Năm 1768, sau khi ổn định tình hình ở các trấn miền xuôi, chúa Trịnh tập trung quân đánh lên Tây Bắc. Nghĩa quân yếu dần và đến năm 1769 thì bị đàn áp.
36. HUYỀN QUANG (1254-1334)
Thiền sư, nhà thơ Việt Nam đời Trần.
Tên thật là Lý Đạo Tái, người làng Vạn Tải, châu Nam Sách (nay thuộc Bắc Ninh). Thuở nhỏ thông minh, 8 tuổi biết làm thơ, thi đỗ tiến sĩ và làm quan. Được vua Trần Nhân Tông quý mến, sư Pháp Loa giúp đỡ, ông xuất gia đi tu được tôn làm đạo Phật, trong khi vẫn gắn bó với việc đời, muốn hòa nhập đạo và đời trong cuộc sống. Tác giả một số kinh sách Phật và làm thơ “Ngọc Tiên” gồm một số bài thơ ghi lại cảm xúc trước phong cảnh thiên nhiên, nay còn 24 bài trong “Việt âm thi tập”, “Trích diễm thi tập”.
37. HUỲNH TẤN PHÁT (1918 – 1989)
Nhà hoạt động cách mạng.
Ông quê ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Từ năm 1949, ông giữ chức Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính kiêm Giám đốc Sở Thông tin Nam bộ. Sau năm 1954, ông được phân công ở lại Sài Gòn động viên phong trào đấu tranh chính trị và hoạt động ở nội thành. Năm 1959, ông được cử làm Ủy viên chính thức Khu ủy Sài Gòn-Gia Định. Năm 1960, ông được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Năm 1969, ông được bầu làm Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Năm 1987, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Năm 1996, ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
38. HUỲNH TỊNH CỦA (1834-1907)
Nhà biên khảo văn học Việt Nam.
Người tỉnh Bà Rịa, nay là Bà Rịa-Vũng Tàu, còn gọi là Paulus Của. Tinh thông Hán văn, Pháp văn. Làm đốc phủ sứ cho Pháp. Đề nghị dùng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Hán, gửi điếu trần tới Tự Đức, yêu cầu cho xuất bản báo chí quốc ngữ để giáo dục quần chúng nhưng không được chấp nhận. Chủ bút báo Quốc ngữ “Gia Định báo” (1865). Là tác giả của một số sách khoa học tự nhiên và xã hội. Phiên âm các tác phẩm chữ Nôm: “Quan âm diễn ca” (1903); “Trần sinh diễn ca” (1905), “Lâm truyền kỳ ngộ” (1906), “Thoại Khanh Châu Tuấn truyện” (1906); sưu tầm văn học dân gian: “Tục ngữ, cổ ngữ, cách ngôn” (1896). Ngoài ra Huỳnh Tịnh Của còn soạn cuốn “Đại Nam quốc âm tự vị” (1896), bộ từ điển tiếng Việt giải thích đầu tiên thu thập nhiều từ văn học, từ phổ thông, từ cổ, từ địa phương…
39. KỲ ĐỒNG (1875-1929)
Thanh niên yêu nước chống thực dân Pháp.
Tên thật: Nguyễn Văn Cẩm; quê làng Ngọc Bình (nay xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Từ năm lên 8 tuổi đã tỏ ra thông minh, giỏi chữ Nho. Dự kỳ khảo khóa, đến năm sau thi hương tại Nam Định, đạt loại ưu, được vua Tự Đức ban thưởng và đặt cho danh hiệu “Kỳ Đồng” (cậu bé lạ). Các sĩ phu yêu nước đề cao Kỳ Đồng như một thần tượng cứu nước mới xuất hiện. Để đối phó chính quyền thực dân đã đưa Kỳ Đồng sang học Angiêri để tách ông khỏi phong trào và hy vọng biến ông thành người phục vụ trung thành cho chúng. Nhưng sau gần 10 năm học tập, có bằng tú tài trở về nước 1896, Kỳ Đồng đã từ chối làm công chức, chỉ nhận lập đồn điền khai hoang ở Yên Thế, Bắc Giang. Kỳ Đồng nhen nhóm lực lượng trong những người lao động ở đồn điền và liên hệ với Đề Thám chống Pháp. Kỳ Đồng bị thực dân Pháp đưa đi đày ở Tahiti cho đến khi mất (17-7-1929). Kỳ Đồng để lại một số thơ, văn và một vở kịch ba hồi bằng tiếng Pháp “Những mối tình của người họa sĩ già trên đảo Mackidơ” viết về người họa sĩ Pháp nổi tiếng Gôganh (P.Gauguin), người bạn vong niên trong thời gian bị đày ở đảo Mackidơ (Marquases).
40. LÊ CHÂN (? -43)
Nữ tướng của Hai Bà Trưng.
Tương truyền quê làng An Biên, huyện Đông Triều (Quảng Ninh). Lớn lên xinh đẹp, giỏi võ. Thái thú nhà Hán là Tô Định hãm hại mẹ, cha bà phải bỏ quê ra vùng biển khai phá. Vùng đất mới ngày càng trù phú cũng lấy tên là An Biên (Lê Chân, Hải Phòng). Năm 40 cùng dân làng nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và được phong là Thánh Chân công chúa. Năm 43 Mã Viễn đưa quân sang xâm lược. Quân Hai Bà Trưng chống cự không nổi, Lê Chân tự sát theo Hai Bà Trưng.
41. LÊ LAI (?-1419)
Danh tướng trung dũng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Quê làng Dựng Tú (Ngọc Lặc, Thanh Hóa), đã cùng các em và con tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu. Là người đứng tên thứ 2 trong danh sách hội thề Lũng Nhai năm 1416, chuẩn bị khởi nghĩa. Cuối 1418, nghĩa quân bị bao vây ở núi Chí Linh miền Tây Thanh Hóa, ông đóng giả làm Lê Lợi xông ra phá vòng vây, hy sinh để Lê Lợi và nghĩa quân được giải thoát. Nhớ công ơn Lê Lai, sau khi lên ngôi, Lê Lợi truy tặng ông là Đệ Nhất Công Thần. Năm 1429, được truy phong là Thái úy. Đời Nhân Tông truy tặng là Bình chương quân quốc trọng sự (1443). Đời Thánh Tông được truy tặng Thái phó, truy phong trung túc vương. Lê Lợi thường nói: sau này ta mất đi, khi đến lễ giỗ ta, thì một ngày trước đó phải cúng tế Lê Lai, trong dân gian còn truyền tụng câu “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”.
42. LÊ NGÂN (? -1437)
Danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Quê ở Lam Sơn, Thanh Hóa, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu. Ông có công lớn trong các trận đánh chiến lược, góp phần lớn cho thành công của khởi nghĩa Lam Sơn. Năm 1418, chỉ huy trận đánh tại Lạc Thủy tiêu diệt sinh lực địch, bảo toàn lực lượng nghĩa quân, phá thế bao vây cô lập của giặc; năm 1424, làm tướng tiên phong chỉ huy trận đánh Khả lưu-Bồ ải, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa; năm 1427, vây hãm thành Nghệ An, dụ hàng được tướng giặc Thái Phúc… Năm 1437, ông được phong chức Tể tướng.
43. LÊ NGỌC HÂN (1770-1799)
Nhà thơ nữ Việt Nam, con gái thứ 21 của Lê Hiển Tông (1740-86)
Được học hành giỏi văn thơ. Năm 1786, được gả cho Nguyễn Huệ khi ông ra Bắc diệt Trịnh phò Lê rồi theo chồng vào Phú Xuân. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế. Lê Ngọc Hân được phong Bắc cung Hoàng hậu. Năm 1792, Quang Trung mất, Lê Ngọc Hân khóc chồng bằng bài thơ Nôm “Ai Tư Vãn” rất nổi tiếng và bài “Văn tế Quang Trung”, bài thơ không chỉ nói lên nỗi đau của một quả phụ trẻ, mà còn là tư liệu quý để hiểu đời sống tình cảm, sự nghiệp cứu nước, dựng nước của anh hùng dân tộc Quang Trung được khái quát trong hai câu:
“Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước biết bao công trình”.
44. LÊ PHỤNG HIỂU (1010-1058)
Danh tướng đời Lý Thái Tổ.
Người làng Băng Sơn (Hoằng Hóa) có sức khỏe, …………….phong là Vũ vệ tướng quân. Có công giúp Lý Thái Tông (1028-54) dẹp “loạn ba vành…. Giành ngôi vua năm 1027 (Lý Thái Tổ mất truyền ngôi cho Thái tử Phật Mã, tên hiệu là Thái Tông, ba hoàng tử là Đông Chinh Vương, Dực Thanh Vương, Vũ Đức Vương không phục đem quân vào Cấm thành chống lại). Được phong là Đô thống thượng tướng quân, tước hầu. Có công dẹp Chiêm Thành quấy nhiễu phía Nam được triều đình ban cấp ruộng “thác đao” hơn nghìn mẫu tại quê.
45. LÊ THỊ HỒNG GẤM
Dũng sũ diệt Mỹ, anh hùng lực lượng vũ trang.
Quê ở xã Long Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Có thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã tham gia hàng chục trận đánh, tiêu diệt hàng trăm tên giặc Mỹ và nhiều xe tăng, máy bay địch.
Tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang ngày 20-9-1971.
46. LÊ THỊ RIÊNG (1925-1968)
Nhà hoạt động cách mạng.
Quê ở huyện Giá Rai, Bạc Liêu. Bà sinh ra trong một gia đình nghèo, giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Tháng 8 năm 1945, bà tham gia khởi nghĩa ở Gia Rai, trở thành cán bộ lãnh đạo phong trào phụ nữ. Sau đồng khởi, bước vào thời kỳ chống Mỹ - bà là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận miền Nam Việt Nam. Năm 1962, trong Đại hội Phụ nữ giải phóng toàn miền Nam, bà được bầu là Phó Chủ tịch Trung ương Hội Phụ nữ miền Nam Việt Nam. Năm 1965, bà được tổ chức phân công, tăng cường lên Sài Gòn đảm nhiệm Trưởng ban Phụ vận Thành ủy viên Sài Gòn-Gia Định, hoạt động công tác nội thành. Ngày 9 tháng 5 năm 1967, bà bị địch bắt trong một chuyến đi công tác, địch tra tấn dã man nhưng bà quyết không khai, bảo toàn cơ sở cách mạng, chúng xử tử bà ngày 30-1-1968.
47. LÊ VĂN HƯU (1230-1322)
Nhà sử học đầu tiên của nước ta. Ông quê ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đỗ Bảng nhãn đầu tiên của nước ta, sau đó được cử làm Giám tu Quốc sử viện, biên soạn bộ sử của đất nước.
Năm 1272, bộ Đại Việt sử ký được dâng lên vua Trần, viết từ thời Triệu đến cuối đời Lý.
48. LƯƠNG NGỌC LUYẾN (1885-1917)
Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Ông quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Tháng 10 năm 1905, ông tìm đường sang Nhật Bản tìm gặp Cụ Phan Bội Châu, vào học tại trường Chấn võ. Năm 1912, được bổ nhiệm làm Ủy viên Ban Chấp hành Quân sự của Việt Nam Quang phục hội. Năm 1914, ông bị địch bắt và cầm tù ở Thái Nguyên. Trong cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên, ông được cử làm quân sư, Phó tư lệnh bên cạnh chỉ huy trưởng Trịnh Văn Cấn. Ngày 5-9-1917, quân Pháp vây đánh, ông bị trúng đạn, hy sinh.
49. LƯU NHÂN CHÚ (? – 1433)
Danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Quê ở huyện Đại Từ, Bắc Thái, đã cùng cha tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu. Là người có tên trong danh sách hội thề Lũng Nhai năm 1416, chuẩn bị khởi nghĩa. Ông đã liên tục có nhiều cống hiến cho khởi nghĩa Lam Sơn thành công: Tháng 10 năm 1424, ông chỉ huy một cánh quân táo bạo đánh vào Nghệ An để mở rộng căn cứ; năm 1425 cầm quân vây hãm thành Tây Đô giải phóng Thanh Hóa, tấn công uy hiếp thành Đông Quan và lập công xuất sắc trong trận quyết chiến chiến lược Chi Lăng – Xương Giang…Ông còn có thể hiện dũng khí khi thực hiện nhiệm vụ làm con tin bên trại quân dịch để thực hiện “thương lượng” buộc quân Minh rút khỏi nước ta.
50. LÝ ĐẠO THÀNH
Ông là người làng Cổ-Pháp, Bắc Ninh là tôn thất nhà Lý. Thời Thánh Tông ông trải thăng đến chức Thái Sư và được nhận việc vua ký thác coi châu Nghệ An. Năm 1074, được triệu về làm Thái Phó, Bình Chương Quân Quốc trọng sự, hết lòng với hoàng gia. Sinh thời, ông là người trung trực, coi sóc việc quan, việc dân chu đáo: cả châu Nghệ An dưới thời ông quản lý rất yên bình, thịnh trị. Có lúc bị gièm pha, ghen ghét nên bị bãi ….. khi lại vào giúp chính, ông hết lòng xếp đặt việc chính sự trong triều, kế hoạch ngoài biên, ông giúp ích rất nhiều. Được 7 năm (1081) ông chết, người ta đều luyến tiếc.
51. MAI THÚC LOAN
Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống chính quyền đô hộ Đường vào những năm 10 của thế kỷ VIII.
Mai Thúc Loan là người Mai Phu (Thạch Bắc – Thạch Hà – Hà Tĩnh), cha chết sớm, từ nhỏ đã phải theo mẹ chạy sang Ngọc Trưng (Nam Đàn – Nghệ An) kiếm sống. Ông lớn lên khỏe mạnh, da đen, võ giỏi được bạn bè quý mến. Bấy giờ, nhà Đường hằng năm bắt dân ta gánh vải quả sang kinh đô dâng nộp cho bọn vua quan. Khi bị bọn đô hộ bắt đi phu gánh vải, ông đã tìm cách giết hết chúng và kêu gọi mọi người ở quê mộ quân khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Nghĩa quân đã giải phóng châu Hoan, đánh ra châu Ái và châu Giao. Mai Thúc Loan được tôn làm vua (Mai Hắc Đế), đóng đô ở thành Vạn An (Nam Đàn). Năm 722, nhà Đường cử quân sang đàn áp. Nghĩa quân chiến đấu quyết liệt. Mai Thúc Loan rút quân vào rừng, chẳng may bị rắn cắn chết. Cuộc khởi nghĩa kết thúc, nhưng từ đó nhà Đường phải bỏ lệ cống vải.
52. MAI XUÂN THƯỞNG (1860-1887)
Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên.
Ông quê ở huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Năm 1884, ông thi đỗ cử nhân tại Bình Định. Năm 1885, ông chiêu tập nghĩa quân, kêu gọi quần chúng đứng lên khởi nghĩa, gây nhiều thiệt hại cho giặc. Không thể làm gì được ông, quân giặc dùng thủ đoạn tra tấn mẹ ông và những người thân, tàn sát những người có thành ý ủng hộ ông. Để cứu mẹ và nhân dân ông đã tự nộp mình và bị giặc xử chém ngày 6-6-1887 tại Bình Định.
53. MẠC ĐĂNG DUNG (1483-1541)
Vua đầu triều Mạc.
Quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (Hải Phòng). Lúc nhỏ làm nghề đánh cá, là cháu 7 đời của Mạc Đỉnh Chi. Thời Lê Uy Mục (1505-09) Mặc Đăng Dung dự môn thi đánh vật, trúng đô lực sĩ, được sung vào đội quân túc vệ, theo hầu vua. Năm 1508-1527 được cử giữ nhiều chức vụ: Đô chỉ huy sứ vệ thần vũ, được phong tước Vũ Xuyên bá, được gia phong tước Vũ Xuyên hầu, làm trấn thủ xứ Hải Dương, giữ chức Bình Chương Quân quốc trọng sự thái phó Nhân Quốc Công. Năm 1527, ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi và lập ra triều Mạc (1527-92). Làm vua được ba năm truyền ngôi cho con trưởng Mạc Đăng Doanh, tự làm Thái Thượng Hoàng.
54. MẠC ĐỈNH CHI (1280-1350)
Nhà văn, nhà ngoại giao nổi tiếng thời Trần Anh Tông.
Người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đỗ Trạng nguyên năm 1304, làm phụ chính cho ba đời vua Trần (Anh Tông, Minh Tông và Hiển Tông) được phong đến chức Thượng thư. Được các vua Trần cử sang sứ nhà Nguyên (1308 và 1324). Mạc Đỉnh Chi là một sứ thần ứng đối, biện luận giỏi, giữ vững được uy tín và lợi ích quốc gia khiến triều đình nhà Nguyên kính nể. Rất nhiều giai thoại nói lên khí tiết vững vàng và trí thông minh, linh hoạt của ông trong những chuyến đi sứ này.
Ông để lại các tác phẩm:
- Ngọc tỉnh liên phú.
- Quá Bành Trạch phỏng Đào tiềm cựu cư.
- Việt âm thi tập. Toàn Việt thi lục.
55. MẠC THỊ BƯỞI (1927-1951)
Bà hoạt động cách mạng.
Quê xã Tân Hưng, thuộc tỉnh Hải Dương. Tham gia cách mạng chống thực dân Pháp rất sớm, chỉ huy đội du kích xã trực tiếp chiến đấu, gây cho địch nhiều tổn thất. Năm 1951, trong một trận càn quy mô lớn của địch, đơn vị của bà không đủ mạnh để chống trả, bà bị địch bắt. Sau khi dùng nhiều cực hình tra tấn nhưng không làm lay chuyển được ý chí sắt đá của bà, địch đem bà ra hành hình cuối năm 1951. Trước khi vĩnh biệt cõi đời, khí phách hiên ngang của bà đã làm cho kẻ địch run sợ và khuất phục.
56. NGÔ GIA KHẢM (1919-1970)
Nhà khoa học cách mạng.
Ông quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông sớm giác ngộ cách mạng và tham gia phong trào công nhân đấu tranh tại nhà máy xe lửa Gia Lâm. Năm 1941, bị địch bắt và đày đi Sơn La. Ra tù ông tiếp tục hoạt động. Năm 1944, ông được giao nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo vũ khí chống giặc. Trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn lúc đó, ông chế tạo thành công nhiều loại thuốc nổ, lựu đạn cung cấp cho bộ đội đánh giặc. Sau cách mạng tháng Tám, ông được giao nhiệm vụ thành lập Xưởng hóa chất đầu tiên tại Việt Bắc. Trong khi sấy và pha chế thuốc, ông đã ba lần bị thương nặng nhưng vẫn dũng cảm, kiên trì thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao. Năm 1952, ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
57. NGÔ ĐỨC KẾ (1878-1929)
Nhà nho yêu nước.
Ông quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ Cử nhân năm 19 tuổi, đỗ Tiến sĩ năm 21 tuổi, được triều đình bổ nhiệm làm quan nhưng ông từ chối, về quê mở trường dạy học. Ông cùng Lê Văn Huân, Đặng Văn Bá… lập Triều Dương thương điếm tại Vinh để liên lạc, gây dựng phong trào chống Pháp. Năm 1908, ông tham gia phong trào chống thuế và bị…………..Côn Đảo. Năm 1921, ông ra tù, tiếp tục hoạt động cho phong trào yêu nước: làm báo, xuất bản những sách tiến bộ.
Ông để lại một số tác phẩm:
- Phan tây Hồ di thảo.
- Thái nguyên thất nhật quang phục ký.
58. NGÔ THÌ SĨ
Nhà thơ, danh tướng thời Trịnh.
Người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Đông. Ông nổi tiếng về văn chương. Trong cuộc tuyển cử để lấy người ông được đứng đầu, rất được chúa Trịnh Doanh tin yêu và chú ý. Năm 1763, chúa Trịnh cho được tiến triều, làm cấp sự Trung Công, đốc đồng Thái Nguyên. Năm 41 tuổi, ông đỗ chánh Tiến sĩ khoa Bính Tuất đời Cảnh Hưng (1766) thi hội từ tam trường đến đình đều đỗ thứ nhất. Được chúa Trịnh đưa ra trấn thủ Lạng Sơn. Ông có công trong việc chiêu tập dân tứ xứ khai khẩn ruộng đất, mở mang kinh tề, ổn định vùng biên cương phía Bắc. Ông mất năm 55 tuổi.
59. NGUYỄN BỈNH KHIÊM (1491-1585)
Danh sĩ nổi tiếng, nhà thơ Việt Nam, thường gọi Trạng Trình.
Quê ở huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Đỗ trạng nguyên 1535. Dưới triều Mạc làm quan tới chức thượng thư, thái phó tước Trình quốc công. Khi thấy triều chính ngày một xấu đi, Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ xin chém nhiều lộng thần, nhưng không được chấp nhận, bèn cáo bệnh về quê. Tại quê nhà, Nguyễn Bỉnh Khiêm mở trường dạy học bên bờ sông Tuyết Hàn. Tuy ẩn dật nhưng ông vẫn được triều Mạc trọng thị như một đại thần cố cựu, thường tới hỏi kế sách, hoặc vời lên kinh bàn chính sự. Tương truyền Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng đều hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm trước khi quyết định những việc hệ trọng. Nhân dân tôn là bậc tiên tri, tiên giác, gọi ông là Trạng Trình, lưu truyền nhiều sấm trạng và nhiều truyền thuyết về Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông để lại các tác phẩm: - Bạch vân am thi tập (tập thơ chữ Hán). - Bạch vân quốc ngữ thi (tập thơ chữ Nôm).
60. NGUYỄN BIỂU (? – 1413)
Danh sĩ yêu nước, nhà thơ thời Hậu Trần.
Quê: làng Bình Hồ, huyện Chi La (nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Đỗ Thái học sinh cuối đời Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Thị ngự sử đời Trần Quý Khoáng. Năm 1413, Trương Phụ tướng nhà Minh đánh Nghệ An, vua sai Nguyễn Biểu đến doanh trại của Trương Phụ ở núi thành nghị hòa. Trương Phụ thết ông cỗ đầu người để thử tinh thần ông. Ông ung dung ngồi ăn và làm thơ tự ví mình với Phàn Khoái, tráng sĩ đời Hán. Thơ yêu nước cuối đời Trần thường chứa chan khí thế lẫm liệt, kích thích lòng dũng cảm và nghị lực chống giặc, trong đó có bài “Cỗ đầu người” của Nguyễn Biểu. Đó cũng là bài thơ chữ Nôm đầu thế kỷ 15 còn sót lại. Nguyễn Biểu có một bài họa thơ Trần Trùng Quang trong lần đi sứ này. Trương Phụ sai trói ông dưới cầu Lam để nước thủy triều dâng lên dìm chết.
61. NGUYỄN CẢNH DỊ
Lãnh tụ nghĩa quân chống Minh.
Ông là con của Nguyễn Cảnh Chân. Dấy binh khởi nghĩa ở Thanh Hóa, nhiều trận đả phá quân Minh. Đã cùng Đặng Dung đón vua Trùng Quang ra Nghệ An, chiêu tập nghĩa binh chống giặc, đã giao chiến với giặc hàng trăm trận lớn nhỏ. Sau vì quân lẻ loi, không có tiếp viện, ông bị tướng giặc Trương Phụ bắt. Không thể khuất phục được ông, chúng xử tử ông năm 1414.
62. NGUYỄN CHÍ THANH (1914-1967)
Nhà hoạt động nổi tiếng của Đảng Cộng sản và nhà quân sự Việt Nam.
Quê: làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tham gia cách mạng từ 1934, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương 1937, giữ nhiều chức vụ quan trọng: Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên (1938), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Bí thư Xứ ủy Trung bộ, Ủy viên Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (8-1945), được cử vào Tổng Bộ Việt Minh, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên, Bí thư Phân khu ủy Bình – Trị - Thiên (1946-48), Bí thư Khu ủy khu 4 (1948-50), Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Bí thư Tổng quân ủy (1950-61), Ủy viên Bộ Chính trị khóa II, III; Ủy viên Ban Bí thư khóa III. Những năm 1961-1964 phụ trách công tác nông nghiệp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại biểu Quốc hội khóa II, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng. Phụ trách Trung ương cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân giải phóng miền Nam (1965-1967); có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Có nhiều bài việt và tác phẩm lý luận quân sự và chính trị như : “Giương cao hơn nữa ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, rèn luyện lập trường, tư tưởng vô sản của chúng ta”, “Đảng ta lãnh đạo tài tình chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân”, “Những bài chọn lọc về quân sự”, “Chống chủ nghĩa cá nhân”…Được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương cao quý khác.
63. NGUYỄN CHÍCH (1382-1448)
Võ tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh đầu thế kỷ 15.
Quê: thôn Mạc, huyện Đông Ơn, tỉnh Thanh Hóa. Nhà nghèo mồ côi từ nhỏ. Trong thời kỳ giặc Minh xâm lược, ông lập căn cứ khởi nghĩa ở vùng núi Hoàng Nghiêu trong huyện. Năm 1420, gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Cuối 1424, ông đề ra kế hoạch chuyển căn cứ từ phía Tây Thanh Hóa vào Nghệ An được Lê Lợi chấp nhận. Cuối 1427, chặn giặc ở Lê Hoa (Hà Giang). Sau cuộc chống Minh thắng lợi, là tổng quản Tân Bình và Thuận Hóa, nhiều lần đánh tan quân Chămpa xâm lược.
64. NGUYỄN HÀM (1859-1908)
Một lãnh tụ khởi nghĩa kháng Pháp.
Ông quê ở huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Ông vận động, tập hợp quần chúng xuống đường biểu tình chống sưu cao thuế nặng. Bị lộ, ông chiêu tập nghĩa quân, hoạt động mạnh ở vùng Tư Phú Đông, Quảng Nam, gây cho địch nhiều tổn thất. Chính ông là người giới thiệu Cụ Phan Bội Châu sang Nhật Bản. Năm 1884, ông bị địch bắt, chúng kết cho ông các tội: vây nã quan viên mưu giết quan phái, gây huyên náo, bứt phá các bộ triện của ba tổng. Hội đồng phụ chính xử ông mức án “xử trảm giam hậu” và y án ngày 21-12-1908.
65. NGUYỄN HỮU DẬT
Danh tướng thời Nguyễn.
Người tỉnh Thanh Hóa, con tham tướng chưởng cơ Nguyễn Triều Vân. Lúc mới lên 7 tuổi đã biết đặt quân ký và quân chính. Giỏi binh pháp, năm 16 tuổi được bổ làm Vân Chức. Năm 1626 lại làm văn chức tham dự việc cơ mật, nhiều lần phá tan quân Trịnh. Năm 1631, ông cùng Đào Duy Từ đắp lũy Nhật Lệ, đem quân chống giữ và đánh tan đạo quân Trịnh vào cướp phá, chỉ huy quân Nguyễn lấy được Bắc Bố Chính. Chúa thăng Hữu Dật làm giám chiến. Năm 1648, ông cùng Tôn Thất Lập lĩnh bộ binh làm tiên phong phá được địch: năm 1848, Dật được thăng làm cai cơ lĩnh ký lục danh bố chính; năm 1655 ông dâng kế “Điệu hổ ly sơn” đem quân thủy bộ sang sông Gianh tiến đánh giặc, đi đến đâu đều danh thắng cả chiếm giữ được 7 huyện thuộc Nghệ An. Hiện nay tại xã Thạch Xá, Quảng Bình còn đền thơ ông.
66. NGUYỄN KHOÁI
Một danh tướng thời Trần.
Ông là tướng chỉ huy quân Thánh Dực hầu cận vua Trần, lập nhiều chiến công trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ II và lần thứ III: năm 1285, ông lập công lớn, chặn đánh cánh quân địch thứ hai do Toa Đô chỉ huy từ Nam tiến ra Bắc nhằm hợp quân với chủ lực quân địch do Thoát Hoan chỉ huy từ Bắc xuống; năm 1285, ông chỉ huy quân Thánh Dực tham gia trận chiến chiến lược Bạch Đằng, với nhiệm vụ chia cắt quân địch để tiêu diệt. Tại đây, ông dũng cảm, mưu trí hoàn thành nhiệm vụ, chia cắt, xua đuổi thủy quân Nguyên Mông lâm vào bãi cọc đã bố trí trước, góp phần to lớn vào thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
67. NGUYỄN NGHIỄM
Danh tướng thời Trịnh.
Quê: Người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Năm 24 tuổi đỗ Nhị Giáp Tiến sĩ khoa Tân Hợi năm 1731. Năm 1741 có công sách lập được thăng tham chính Sơn Nam. Ít lâu sau, đổi sang Tế Tửu Quốc tử giám. Năm 1743 thăng thừa chỉ Viện Hàn lâm, tước Xuân lĩnh bá. Năm 1746, được thăng Hữu Thị Lang Bộ Công, tước hầu, được đặc cách giữ chức bồi tụng trong tướng phủ. Mùa hạ Quý Dậu (1753) có công dẹp giặc được thăng Phó Đô Ngự sử. mùa hạ Giáp Thân (1764) thăng hàm thiếu phó. Năm Đinh Hợi (1767) được thăng làm Thái tử Thái Bảo, tước Xuân quận công, gia đại tư không. Mùa Đông Tân Mão (1771) ông xin về hưu, được thăng Đại Tư đồ. Đến tháng ba lại vời ra làm Tể tướng rồi đổi sáng Thượng thư bộ Hộ. Năm Giáp Ngọ (1774) đi đánh Đàng trong, ông lĩnh chức Tả tướng quân, tham tán quân cơ quân đinh Trung tiệp ở đạo Thuận Hóa. Ít lâu sau ông mất, năm ấy 68 tuổi.
68. NGUYỄN ĐỨC CẢNH (1908-1932)
Nhà hoạt động nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quê: thôn Diêm Điền, huyện Thụy Anh (nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy), tỉnh Thái Bình. Nguyên là học sinh Trường Thành Chung Nam Định, tham gia phong trào học sinh đòi thả Phan Bội Châu và truy điệu Phan Châu Trinh nên bị chính quyền thực dân đuổi học (1925-26). Làm ở nhà in Lê Văn Tân (Hà Nội), tham gia nhóm Nam Đồng thư xã. Năm 1927 sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và trở thành hội viên của Hội. Về nước hoạt động, là Bí thư Tỉnh bộ Cách mạng Thanh niên Hải Phòng (2-1928), sau đó là ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ Cách mạng Thanh niên Bắc kỳ, trực tiếp làm Bí thư Khu bộ Hải Phòng. Tham gia thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên gồm 7 người tại nhà số 5D, phố Hàm Long, Hà Nội (3-1929) và Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929), tham gia thành lập và trở thành người lãnh đạo đầu tiên của Tổng Cộng hội Đỏ Bắc kỳ (7-1929). Cùng Trịnh Đình Cửu đại diện cho Đông Dương Cộng sản Đảng dự Hội nghị hợp nhất với An Nam Cộng sản Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu 1930). Cuối 1930 được Trung ương cử vào công tác tại Vinh, tham gia thường vụ Xứ ủy Trung kỳ. Bị bắt ở Vinh, bị thực dân Pháp kết án tử hình và đưa lên máy chém ở Hải Phòng ngày 31-7-1932.
69. NGUYỄN ĐỨC NGỮ (?-1892)
Lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp.
Ông quê ở huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây. Năm 1873 ông được thăng chức Đốc binh, góp phần vào chiến thắng trong trận Cầu Giấy thứ hai (1882). Tháng 12 năm 1883, thành Sơn Tây bị giặc chiếm, ông cương quyết chống lệnh bãi binh của triều đình. Từ năm 1890, nghĩa quân Đốc Ngữ lớn mạnh, hoạt động trên một địa bàn rộng lớn dọc hai bờ sông Hồng và sông Đà, quân số lên tới hàng nghìn, có nhiều súng trường mua từ Trung Quốc. Địa bàn mở rộng dọc theo miền núi vào đến Thanh Hóa. Ngày 7-8-1892, quân Pháp đã sát hại ông.
70. NGUYỄN OANH (1911-1959)
Nhà hoạt động cách mạng.
Quê ở Gia Lâm, Hà Nội. Ông vào Sài Gòn sinh sống bằng nghề thợ giày, có điều kiện tiếp xúc với phong trào kháng chiến nên ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Ngày 6-3-1945, ông là Ủy viên Xứ ủy Nam kỳ kiêm Bí thư Thành ủy Sài Gòn- Gia Định. Năm 1955, ông là Phó ban tổ chức Đặc khu ủy, hoạt động tại vùng Thủ Dầu Một-Biên Hòa. Năm 1956, ông bị bọn Ngô Đình Diệm bắt, chúng đày ông cùng đồng chí ra Côn Đảo. Tại đây, ông kiên quyết chống lại trò hề ly khai, cưỡng bức chính trị nhằm giết hại và hạ uy tín những người cộng sản. Ông hy sinh năm 1959.
71. NGUYỄN QUYỀN (1869-1941)
Một trong những người sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục (Hà Nội).
Ông người huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, làm huấn đạo Lạng Sơn, nhưng sau từ chức, ông được cử làm Giám học Đông Kinh Nghĩa Thục. Trường bị đóng cửa Thống sứ Bắc kỳ bổ nhiệm ông làm giáo thụ ở Phú Thọ. Ông không nhận chức, cùng bạn lập một hiệu buôn Hồng Tân Hưng với danh nghĩa là buôn bán hàng nội hóa. Năm 1940, ông bị bắt, bị kết án tử hình, sau đổi ra khổ sai chung thân, đày đi Côn Đảo. Về sau, ông được về an trí ở Bến Tre, rồi mất ở Sa Đéc (nay là Đồng Tháp).
72. NGUYỄN THÁI BÌNH (1948-1972)
Một sinh viên anh hùng.
Ông quê ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Ông học giỏi, thi đậu vào các trường đại học Y Dược, Đại học Nông Lâm Súc, Học viện Quốc gia hành chính. Nhờ học giỏi, ông được cấp học bổng sang Mỹ du học tại Đại học Washington. Tại đây ông tham gia các phong trào phản chiến của các tầng lớp nhân dân Hoa Kỳ. Ngày 10-2-1972, ông cùng 10 sinh viên khác trong nhóm Thời báo của Trung tâm tư liệu Việt Nam đến chiếm Tòa lãnh sự quán của Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ. Tháng 5 năm 1972, ông bị trục xuất ra khỏi nước Mỹ, khi máy bay hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất, ông bị bọn tình báo Mỹ sát hại. Cái chết của ông đã gây bất bình trong mọi tầng lớp nhân dân trong nước và xôn xao dư luận quốc tế.
73. NGUYỄN THỊ ĐỊNH (1920-1992)
Anh hùng lực lượng vũ trang.
Bà quê ở tỉnh Bến Tre, tham gia cách mạng từ nhỏ. Năm 1960, bà là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam (1965-1975). Từ năm 1980 bà là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Từ năm 1982, bà là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam.
74. NGUYỄN THƯỢNG HIỀN (1868-1925)
Một nhà nho yêu nước.
Ông quê ở huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây, làm Đốc học ở Ninh Bình, Nam Định. Ông là người tích cực ủng hộ phong trào Đông Du. Năm 1908, ông sang Trung Quốc, Nhật Bản, cùng Cụ Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục Hội. Sau khi Cụ Phan Bội Châu bị bắt, ông là người giữ nhiều trọng trách trong Việt Nam Quang phục Hội: ngoại giao với các đoàn, các sứ thần nước ngoài, tổ chức đánh chiếm các đồn binh Pháp tại Móng Cái, Lạng Sơn… Ông mất tại Hàng Châu, Triết Giang, Trung Quốc.
75. NGUYỄN TRỰC
Danh sĩ thời Lê,.
Ông người xã Bối Khê, huyện Thanh Oai, Hà Đông. Lúc bé thông minh, rộng xem các sách. Năm 12 tuổi giỏi làm văn; 18 tuổi đỗ đầu thi hương ở Sơn Tây; 26 tuổi đỗ đệ nhất tiến sĩ tên đứng đầu về khoa thi năm 1442, niên hiệu Đại Bảo thời Lê Thái Tông, tức là Trạng nguyên mở đầu của đời Lê. Đời Nhân Tông niên hiệu Thái Hòa, ông được bổ làm Trực Học Sĩ Viện Hàn lâm, kiêm Vụ kỵ úy. Ít lâu sau thăng An Phủ sứ phủ Nam Sách. Khi về triều được bổ chức thị giảng, kiêm Ngự Tiền Học Sinh Cục thứ hai Viện Hàn lâm, thăng đến trung thư thị lang ở sảnh Trung Thư. Khi Lê Thánh Tông lên ngôi, ông từ chương càng được vua yêu. Năm đầu Quang Thuận (1460) ông được bổ tuyên phụng đại phu, trung thư lệnh coi việc ba quân, ở làng quan to. Năm Hồng Đức thứ 4 (1473) ông lại được thăng gia hạnh đại phu, thừa chỉ Viện Hàn lâm, kiêm tế tửu Quốc tử giám. Năm ấy ông chết thọ 57 tuổi.
76. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (1830-1871)
Nhà cải cách xã hội lớn.
Ông quê ở Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông theo một cố đạo chu du, học tập ở nhiều nước: Singapore, Hương Cảng, Pháp, Ý…Ông thiết tha đề nghị triều đình Nguyễn gấp rút canh tân đất nước, viết bản tấu trần “Tám điều cấp cứu”, nhưng không được chấp nhận. Sau đó, ông kiên trì gởi thêm nhiều bản điều trần khác tiếp tục đề nghị cải cách xã hội, chấn hưng kinh tế. Cho đến ngày nằm trên giường bệnh sắp mất, ông vẫn thiết tha với cuộc cải cách đất nước. Ông mất ngày 10 tháng 10 năm 1871.
77. NGUYỄN TRUNG TRỰC (1837-1868)
Một thủ lĩnh nghĩa quân kháng Pháp tại Nam kỳ.
Ông quê ở tỉnh Bình Định, tên thật là Nguyễn Văn Chơn, tuổi trẻ ông sống bằng nghề đánh cá ở Tân An, Long An. Ông hưởng ứng mạnh mẽ phong trào Cần Vương, tổ chức nghĩa quân kháng chiến chống Pháp tại địa bàn Gia Định-Biên Hòa. Chiến công lớn nhất là tổ chức đốt cháy tàu chiến L’Esperance của Pháp tại Vàm Nhật tảo. Sau hòa ước 1867, ông được cử làm Lãnh binh trấn nhậm vùng Hà Tiên, Phú Quốc. Ông tập trung củng cố lực lượng tiếp tục kháng Pháp. Hà Tiên bị thất thủ, ông lui về Rạch Giá, Phú Quốc. Tháng 10 năm 1868, ông bị bắt, không mua chuộc được, giặc hành quyết ông tại chợ Rạch Giá.
78. NGUYỄN VĂN HUYÊN (1908-1975)
Nhà dân tộc học, nhà giáo xuất sắc.
Ông quê ở huyện Hoài Đức, tỉnh Sơn Tây, đỗ Tiến sĩ văn chương tại Đại học Soocbon (Pháp). Từ năm 1941 đến 1945, ông là Ủy viên Hội đồng nghiên cứu khoa học Đông Dương. Từ năm 1946 đến 1975 ông là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, thành viên pháp đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong hai hội nghị Đà Lạt và Phongtenơblô ... Nhiều công trình khoa học của ông nổi tiếng trong nước và thế giới. Năm 1996 ông được Nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
79. NGUYỄN VĂN NHU
Quê ông tại Ninh Thuận, ông là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Ninh Thuận 1945-1946. Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 vừa được ký kết tại Hà Nội giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp thì chúng trở mặt, liên tiếp hành quân đánh úp các cơ quan và đơn vị bộ đội ta. Ngày 1-5-1946, chúng bao vây trụ sở Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Ninh Thuận, bắt tất cả cán bộ của tỉnh. Chúng đã bắt ông giam giữ, tra tấn, nhưng không khuất phục được ông. Ông bị chúng xử tử cùng các ông Trần Nghiễm và ông Võ Giới Sơn…
80. NGUYỄN VĂN TỐ (1889-1947)
Một học giả uyên bác, nhà hoạt động cách mạng ưu tú.
Ông quê ở Hà Nội. Còn có bút hiệu là Ứng Hòe, là người lập Hội truyền bá Quốc ngữ và được cử làm Hội trưởng. Năm 1945, ông được Hồ Chủ tịch mời tham gia việc nước. Ông hăng hái hợp tác, toàn tâm toàn ý cho công cuộc giải phóng, xây dựng đất nước. Ngày 2 tháng 3 năm 1946, ông được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa bầu Trưởng ban thường trực, tương đương chức Chủ tịch Quốc hội ngày nay. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông lên chiến khu Việt Bắc. Mùa thu năm 1947, ông bị giặc Pháp bắt và bị xử tử năm 1947.
81. NGUYỄN VIẾT XUÂN
Dũng sĩ diệt Mỹ, anh hùng lực lượng vũ trang.
Quê ở xã Ngữ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phú. Đơn vị khi được tuyên dương Đại đội 3 cao xạ, tiểu đoàn 14, sư đoàn 325, quân khu 4. tuyên dương ngày 1-1-1967.
82. NGUYỄN XÍ (1397-1465)
Danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Quê ở huyện Châu Phúc (nay là Nghi Lộc), Nghệ An. Ông làm quan trải qua 5 đời vua Lê, là bậc Khai Quốc Công Thần, được vua Lê phong tặng nhiều chức vụ trọng yếu. Năm chưa đầy 20 tuổi đã được giao quyền tướng quân, từng trải qua những năm tháng gian nan của thời gian đầu khởi nghĩa. Ông có công lớn trong các trận đánh chiến lược, góp phần lớn cho thành công của khởi nghĩa Lam Sơn, trận quyết chiến tại Chúc động- Tốt động, hạ thành Xương Giang làm mất chỗ dựa của giặc từ Chi Lăng tràn xuống, tập kích giặc trong trận đánh cuối tại Xương Giang. Năm 1460, ông được phong tới tước Quận Công.
83. NGUYỄN XUÂN ÔN (1825-1889)
Lãnh tụ nghĩa quân kháng Pháp.
Ông quê ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông nhiều lần dâng sớ lên triều đình Tự Đức trình bày kế hoạch đánh giặc giữ nước. Tự Đức điều ông về Huế làm Biện Lý Bộ Hình. Nhưng sau đó đã cách chức ông. Ông về dựng cờ khởi nghĩa tại làng rồi lập căn cứ kháng chiến. Nghĩa quân có đến hai ngàn người hoạt động ở các vùng Diễn Châu, Yên Thành, Thanh Chương, Nghi Lộc. Năm 1887, ông bị bắt và bị giam ở Huế đến khi mất.
84. ÔNG ÍCH KHIÊM (1831-1884)
Một lãnh tụ khởi nghĩa kháng Pháp.
Ông quê ở huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Năm 1852, ông thi đỗ cử nhân và được bổ làm tri huyện Kim thành, Hải Dương, sau đó được bổ vào hàng quan võ làm đến chức Tiều phủ sứ rồi về triều làm Thị lang. Ông chiêu tập nghĩa quân, đầu tranh mạnh mẽ trong phong trào kháng Pháp. Năm 1884, ông bị địch bắt, chúng dùng nhiều thủ đoạn để tra khảo, mua chuộc nhưng không lay chuyển được ý chí kiên trung của ông, chúng kết án tử hình và bứt tử ông tại Nhà lao Bình Thuận.
85. PHẠM HÙNG (1912-1988)
Nhà hoạt động cách mạng.
Ông quê ở huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, hoạt động ở Mỹ Tho. Năm 1945, ông được bầu làm Bí thư Xứ ủy Nam bộ. Năm 1954, ông được cử làm Trưởng đoàn quân đội Việt Nam trong Ban liên hiệp đình chính tại Nam bộ. Từ năm 1956-1988, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước, liên tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Năm 1987, ông là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa cho đến lúc mất.
86. PHẠM ĐÌNH HỔ (1768-1839)
Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
Quê làng Đan Loan, huyện Đường An (nay là huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Đỗ tú tài, sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng, đọc nhiều sách, đi dạy học nhiều nơi, hiểu biết rộng. Có nhiều công trình nghiên cứu lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, triết học: “An Nam chí”, “Ô châu lục”, “Kiền khôn nhất lãm”… Được truyền tụng nhất là tập “Vũ trung tùy bút” và “Tang thương ngẫu lục” (viết chung với Nguyễn Án). Phạm Đình Hổ có hai tập thơ “Đông Dã học ngôn thi tập”, “Tùng cúc liên mai tứ hữu” nói lên tâm sự của người bất đắc chí sống ở thời loạn. Gần 60 tuổi, được Minh Mạng triệu vào kinh làm Thừa chỉ Viện Hàn lâm, rồi làm Tế tửu Quốc tử giám.
87. PHẠM SƯ MẠNH
Nhà văn, nhà ngoại giao, học trò Chu Văn An.
Ông tên là Úy Trai, người làng Giáp Thạch, huyện Giáp Sơn, Hải Dương, học trò Chu An. Đời Minh Tông do thái học sinh được cất lên làm sảnh viện và được sang sứ Nguyên. Năm 1345, đời Dụ Tông có sứ Nguyên sang hỏi về việc cột đồng, ông vâng mệnh sang viện bạch. Năm thứ 6 cho làm chức chưởng bạ thư, kiêm chức tham chính viện Khu mật. Năm 1358, được thăng lên chức Nhập Nội Hành khiển, trông coi việc ở Viện. Năm thứ hai đổi thành hành khiển lang trung ở Tả ty. Năm thứ 5 ông lại coi việc Viện Khu mật, tiến lên chức nhập nội nạp ngôn: ông vâng chiếu đi kén duyệt quân nam lộ để sửa sang việc biên phòng. Ông có tài khí hùng hồn hơn người, nguồn thơ lai láng, đi khắp muôn dặm non sông, đến đâu cũng ngâm đề khắc để lại. Ông để lại tác phẩm Giác Sơn Tập Truyền.
88. PHẠM VĂN HAI (1901-1952)
Nhà sư, nhà hoạt động cách mạng.
Quê ở Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Vốn là một hòa thượng, tu ở vùng chùa Bảy Núi. Không chịu được cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lầm lạc. Ông tham gia Đoàn Vệ quốc năm 1948. Ông chiến đấu ngoan cường lập được nhiều thành tích, cùng đồng đội hăng say trong công tác cách mạng. Trong một trận chiến không cân sức, ông ở lại sau cầm chân địch cho đồng đội rút lui và bị địch bắt, chúng dùng nhiều thủ đoạn hòng mua chuộc, lung lạc nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết. Đầu năm 1952, ông bị kết án tử hình và bị đày ra Côn Đảo. Địch đem ông ra xử bắn ngày 26-2-1952.
89. PHẠM VĂN XẢO (?-1429)
Danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Quê ở Thăng Long, Hà Nội, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu. Ông có công lớn trong các trận đánh chiến lược, góp phần lớn cho thành công của khởi nghĩa Lam Sơn: năm 1426, chỉ huy 1 cánh quân trong trận vây đánh thành Đông Quan, vây hãm tướng địch Vương Thông; đánh chiếm Ninh Kiều mở rộng địa bàn; cầm quân tiến lên ải Lê Hoa đánh tan viện binh giặc do tướng Mộc Thạnh chỉ huy; năm 1427, lập công xuất sắc trong trận quyết chiến chiến lược Chúc Động-Tốt Động, trận Chi Lăng-Xương Giang… Năm 1428, ông được ban quốc tính là họ Lê, được phong chức Thái bảo; tên ông được khắc trong bảng các vị khai quốc công thần triều Lê.
90. PHAN CHU TRINH (1872-1926)
Nhà chí sĩ yêu nước, nhà cách mạng nổi tiếng, tên hiệu Tây Hồ.
Quê : làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Năm 1900 đỗ cử nhân, năm 1901 đỗ Phó bảng, được bổ dụng là Thừa biện Bộ Lễ. chịu ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản, ông từ bỏ quan trường, liên lạc với Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, đề xướng phong trào Duy Tân, lập các trường học mới, các hội công, nông thương.v.v… Năm 1905, 1906 sang Trung Quốc, Nhật Bản gặp Cụ Phan Bội Châu nhưng bất đồng ý kiến về phương pháp cách mạng. Phan Chu Trinh theo chủ trương đấu tranh ôn hòa và công khai còn Phan Bội Châu thì theo đường lối bạo động. Khi về nước, ông diễn thuyết hô hào duy tân cải cách, khởi xướng phong trào chống thuế, cùng nhiều chí sĩ khác, ông bị bắt và đày đi Côn Đảo. Năm 1911, sang Pháp gặp Hội Nhân quyền Pháp để yêu cầu Pháp ở Đông Dương cải tiến, cải cách chính trị, tôn trọng dân quyền. Trong khoảng 1917-1923 ông có mối liên hệ mật thiết với Cụ Nguyễn Ái Quốc. Năm 1925, về nước tiếp tục hoạt động theo chủ trương cải cách, công khai. Các buổi diễn thuyết của ông về dân quyền, dân sinh, dân khí ở Sài Gòn, người đến dự nghe rất đông. Lễ tang và truy điệu Phan Chu Trinh năm 1926 trở thành một phong trào yêu nước sôi nổi từ Nam chí Bắc. Tác phẩm chính: “Thư gửi chính phủ Đông Dương”, “Tỉnh quốc hồn ca 1”, “Tây Hồ thi tập” (Hán văn và Quốc văn). “Xăngtê thi tập” (1915), “Thất điều trần” (1922), “Tỉnh quốc hồn ca II”, “Quân trị và dân trị”…
91. PHAN HUY CHÚ (1782-1840)
Nhà bác học, nhà thơ.
Ông quê ở huyện Yên Sơn, tỉnh Hà Tây. Ông giữ chức Biên tu ở Quốc tử giám dưới triều Minh Mạng năm 1821. Được cử đi sứ sang nhà Thanh hai lần. Các công trình chủ yếu: -Bộ Lịch triều hiến chương loại chí: gồm 49 cuốn với 10 chuyên mục về địa dư, nhân vật, quan chức, khoa mục, quốc dụng, hình luật, binh chế, lễ nghi, văn lịch, bang giao. – Hoàng Việt dư địa chí. – Hai tập thơ: Hoa thiều ngâm lục, Dương trình kỷ kiếm.
92. PHAN KẾ BÍNH (1875-1921)
Nhà báo, nhà văn Việt Nam.
Quê ở làng Thụy Khuê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội). Đỗ cử nhân Hán học. Phan Kế Bính là nhà nho, không chịu ảnh hưởng Tây học, lời văn trong sáng, giản dị, cứng cáp, tránh được những nhược điểm của các nhà cựu học đương thời. từ 1907, làm trợ bút cho nhiều tờ báo trong Nam ngoài Bắc, thường phụ trách phần Hán văn, dịch thuật biên khảo. Là nhân vật trọng yếu trong ban biên tập “Đông Dương tạp chí” chuyên giới thiệu tư tưởng, văn hóa, văn học Việt Nam và Trung Quốc. Sách Phan Kế Bính phần lớn tập hợp những bài ông đăng trên các tạp chí này. Các tác phẩm của ông để lại khá đồ sộ: “Hán Việt văn khảo” (1918), “Việt Nam phong tục” (1915), “Nam hải dị nhân”, “Hưng Đạo Đại Vương” (1905-15)… dịch thuật nhiều tác phẩm có giá trị cao : “Đại Nam nhất thống chí” (1916), “Việt Nam khai quốc chí truyện” (1917), “Đại Nam liệt truyện tiền biên” (1918-19), “Tam quo61cchi1 diễn nghĩa”.
93. PHAN ĐÌNH GIÓT (1922-1954)
Anh hùng lực lượng vũ trang.
Quê xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Gia nhập bộ đội 1950, tiểu đội phó, đảng viên Đảng Lao động Việt Nam (1952). Trong trận đánh đồn Him Lam ngày 13, 14-3-1954 (chiến dịch Điện Biên Phủ) diệt nhiều lô cốt và hỏa điểm, hai lần bị thương nặng vẫn ôm quả bộc phá cuối cùng đánh lô cốt. Sau khi bị thương lần thứ ba đã dùng thân mình bịt lỗ châu mai, tạo điều kiện cho đồng đội xông lên chiếm được đầu cầu và đánh vào bên trong tập đoàn cứ điểm.
94. PHAN THANH GIẢN (1796-1867)
Một danh thần thời Nguyễn.
Ông quê ở huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long. Ông đỗ Cử nhân năm 1825, đỗ Tiến sĩ năm 1826, là vị tiến sĩ đầu tiên ở Nam kỳ, sau đó được bổ nhiệm làm quan, giữ nhiều chức vụ trọng yếu cả ba đời vua: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức; từng đi sứ nhiều nước:Tây Ban Nha, Singapore, Trung Quốc. Năm 1867, ông cử làm Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây, đóng ở Vĩnh Long. Pháp tấn công Vĩnh Long, đòi giao thành cho chúng. Nhận thấy không chống nổi giặc, để bảo toàn lực lượng, ông tuyệt thực 17 ngày rồi uống thuốc độc tự tử. Ông để lại một số tác phẩm: -Lương khê thi thảo. – Sứ trình thi tập.
95. PHAN VĂN LÂN
Danh tướng thời Tây Sơn.
Năm 1788, theo Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh rồi ở lại Thăng Long. Được thăng là Nội hầu cùng Đại tư mã Ngô Văn Sở xây dựng chính quyền ở Bắc Hà. Cuối năm 1788, quân Thanh xâm lược, ông đem quân chặn ở sông Nguyệt Đức, nhưng bị thất bại phải rút về Thăng Long. Sau đó theo kế sách của Ngô Thì Nhậm ông đã cùng Ngô Văn Sở rút lui về phòng giữ Tam Điệp (Ninh Bình), đợi đại quân của Quang Trung từ Phú Xuân tiến ra Bắc. Ngày 30 tháng chạp năm Mậu Thân (25-1-1789), ông cùng Ngô Văn Sở chỉ huy tiến quân ra Thăng Long đánh Thanh.
96. PHAN VĂN TRỊ (1830-1910)
Một sĩ phu yêu nước, nhà thơ Việt Nam.
Quê ở xã Thạnh Phú Đông, huyện Bảo An (nay thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Đỗ cử nhân năm 1849, là một trong những người đề xướng phong trào “tị địa”, được các sĩ phu và nhân dân ủng hộ. Ông có 100 bài thơ vịnh vật sáng tác vào giai đoạn trước khi Pháp xâm lược: “Con mèo”, “cái cối xay”, “con rận”, “Con cào cào”, “quán nước”, “hột lúa”… đều ngụ ý yêu nước, thương dân, phê phán bọn hám danh lợi. Đặc biệt với bút chiến với Tôn Thọ Tường, kẻ đầu tiên theo Pháp làm đến chức Đốc phủ sứ ở Nam Kỳ (Tường biện hộ ở hai bài “Từ Thứ quy Tào” và “Tôn phu nhân quy Thục”. Trong cuộc bút chiến này, ông tỏ ra sắc sảo, quyết liệt, nêu cao chính nghĩa, xác định rõ lập trường của những người kháng chiến phơi trần bộ mặt bọn bán nước cầu vinh, lôi cuốn được sự chú ý rộng rãi của dư luận.
97. PHÓ ĐỨC CHÍNH (1908-1930)
Một trong những lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng.
Ông quê ở huyện Mỹ Vân, tỉnh Hưng Yên, tốt nghiệp Trường Công chính. Ông giữ chức Tổng bộ lâm thời Việt Nam Quốc dân Đảng, nhiều lần bị địch bắt nhưng ít tuổi nên được tha. Trong cuộc khởi nghĩa tháng 2-1930, ông được phân công chỉ huy đánh Đồn Thông ở Hà Tây để phối hợp với các cánh quân đánh Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao. Sự việc bại lộ, đánh chiếm các nơi trên không thành, ông bị địch bắt. Ngày 17-6-1930, ông bị đưa lên đoạn đầu đài cùng các lãnh tụ Việt Nam quốc dân Đảng khác như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Văn Tiềm… Ông đã kịp hô “Việt Nam vạn tuế” trước lúc chết.
98. PHÙNG CHÍ KIÊN (1901-1941)
Nhà hoạt động cách mạng ưu tú.
Ông quê ở xã Mỹ Quang Thượng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Năm 1926, ông được cử sang Quảng Châu, Trung Quốc dự lớp huấn luyện chính trị đầu tiên do Hồ Chủ tịch tổ chức. Năm 1927, ông trực tiếp tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu do Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động. Năm 1934, ông cùng Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập chuẩn bị các điều kiện để chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương và được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương phụ trách công tác Đảng ở hải ngoại tại Đại hội này. Năm 1941, ông về nước, trực tiếp chỉ đạo xây dựng căn cứ Bắc Sơn, chuẩn bị thời cơ cướp chính quyền. Tháng 7 năm 1941, ông bị địch bắt tại Bắc Kạn, biết ông là cán bộ cao cấp, chúng dùng nhiều thủ đoạn để dụ hàng nhưng ông vẫn vững vàng, không lay chuyển được chúng xử chém ông tại cầu Ngân Sơn.
99. PHÙNG KHẮC KHOAN
Danh tướng thời Trịnh.
Người làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Sơn Tây. Lúc trẻ đã nổi tiếng văn học kiêm thông cả thuật số. Nhưng chí khí hào mại không chịu ra thi với nhà Mạc. Đến đời Trung Tông theo Lê Bá Ly quy thuận nhà Lê. Ông đỗ đầu khoa thi hương ở Thanh Hoa, Thái sư Trịnh Kiểm biết ông học thức mưu lược, cho tham dự việc trong màn trướng, trao chức ký lục ở chỗ ngự dinh, coi quân bốn vệ. Đời Thế Tông năm Quang Hưng thứ 3 (1580) bắt đầu mở lại khoa thi hội, ông lấy chân cấp sự Lễ khoa xin đi thi, được đỗ hoàng giáp, được thăng đô cấp sự. Năm thứ 5, ông từ quan xin về nhà riêng ở Vạn Lai. Năm thứ 6 lại vời ra làm hồng lô tự khanh. Năm thứ 8 đổi sang hữu thị lang bộ Công, rồi lại đổi làm Thừa chính sứ Thanh Hoa. Năm 1597, ông đương làm Tả thị lang bộ Công, được đi sứ Minh, người Trung Quốc đều khen là sứ giỏi. Khi đi sứ về, được tăng Tả thị bộ Lại, tước Mai lĩnh hầu. Lê Kính Tông lên ngôi, ông được thăng Thượng Thư bộ Công. Năm thứ 3 (1602) lại thăng Thượng thư bộ Hộ, tước Mai quận công. Tháng 9 năm thứ 14 Quý Sửu (1613) ông chết, thọ 86 tuổi, tặng Thái phó.
100. TĂNG BẠT HỔ (1859-1907)
Một nhà nho yêu nước.
Ông quê ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, là người sớm tham gia phong trào Cần Vương ở Nam Trung kỳ. Năm 1904, Duy Tân hội được thành lập, ông là người tích cực ủng hộ phong trào Đông Du. Ông là người giới thiệu, đưa đường Cụ Phan Bội Châu sang Nhật Bản. Sau đó, ông tiếp tục vận động, đưa đón liên lạc với các đầu mối đưa thanh niên sang du học tại Nhật. Ông mất tại Huế.
101. TẠ HIỆN (1841- ?)
Lãnh tụ nghĩa binh chống Pháp.
Ông còn có tên là: Tạ Quang Hiện, người huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, đậu tú tài võ, giữ chức Đốc binh quân vụ Tuyên Quang. Năm 1882, ông được thăng chức Đề đốc, không theo lệnh bãi binh, kiên quyết kháng chiến. Cuối năm 1883, ông tập hợp được gần 4000 nghĩa binh, đánh thành Nam Định. Ông là bạn chiến đấu của Nguyễn Thiện Thuật, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và thống nhất lực lượng kháng chiến ở đồng bằng Bắc bộ. Đầu năm 1887, ông bị bắt ở Bình Bắc (Đông Triều, Phả Lại). Đến năm 1888, ông vượt ngục và tiếp tục kháng chiến chủ yếu ở Đông Triều. Năm 1892, ông lại bị bắt ở Đông Triều. Hiện nay ở đó có đền thờ ông.
102. THÁI VĂN LUNG (1916-1946)
Nhà hoạt động cách mạng.
Ông quê ở huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định cũ. Ông đỗ Cử nhân Luật hạng ưu năm 1940. Năm 1941, ông làm trạng sư tại Tòa Thượng thẩm Sài Gòn. Năm 1945, ông tham gia phong trào thanh niên tiền phong và trở thành chiến sĩ chống Pháp, được Xứ ủy Nam kỳ giao nhiệm vụ lãnh đạo tổ chức phong trào thanh niên tiền phong khu Sài Gòn-Chợ Lớn. Trong thời gian Nam bộ kháng chiến, ông bị bắt, sau đó vượt ngục, vào chiến khu D. Tại đây, ông gặp tướng Nguyễn Bình và đứng ra thành lập Trường Quân chính miền Nam, được bầu làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến huyện Thủ Đức. Tháng 4 năm 1946, ông được bầu vào Quốc hội khóa I. Tháng 7 năm 1946, ông bị địch bắt, địch dùng nhiều thủ đoạn nhưng không lung lạc được ông. Ông đã anh dũng hy sinh ngày 2-7-1946.
103. THỦ KHOA HUÂN (1816-1875)
Một thủ lĩnh nghĩa quân kháng Pháp kiên cường nhất tại Nam kỳ.
Ông quê ở huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (nay là Tiền Giang), tên thật của ông là Nguyễn Hữu Huân. Ông đỗ thủ khoa kỳ thi Hương năm 1852, sau đó được bổ nhiệm làm giáo thụ tại huyện nhà. Ông tổ chức nghĩa quân kháng chiến chống Pháp tại Mỹ Tho, Châu Đốc. Tháng 6 năm 1863, bị địch bắt và đày sang đảo Rêuyniong, châu Phi. Năm 1871, được thả về nước. ông cùng Âu Dương Lân tổ chức kháng chiền tại Định Tường. Năm 1875, bị địch bắt, chúng dùng nhiều thủ đoạn để liên lạc, mua chuộc nhưng không lay chuyển được ý chí người anh hùng. Trước giờ bị hành quyết, ông bình tĩnh đọc thơ rồi cắn lưỡi tự sát.
104. TÔN ĐẢN
Một danh tướng thời Lý Thường Kiệt.
Ông là người dân tộc Tày, một tù trưởng nổi tiếng. Năm 1075, thực hiện chủ trương “tiên phát chế nhân” (chủ động xuất quân để khống chế mọi hoạt động của địch); Lý Thường Kiệt chia đại binh làm 3 đường, tấn công sang 3 căn cứ quân sự của quân Tống ở Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm trên đất Trung Quốc. Ông được Lý Thường Kiệt tin tưởng, giao phó cử làm tướng cầm quân tấn công Châu Ung, căn cứ nằm cách xa biên giới Đại Việt hơn cả. Ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình; vây Châu Ung hơn 40 ngày đêm, đánh chiếm thành, buộc chủ tướng địch là Tô Giám tự tử. Đây là chiến công góp phần to lớn trong công cuộc chống quân Nam Tống đi đến thắng lợi.
105. TÔN ĐỨC THẮNG (1888-1980)
Nhà hoạt động cách mạng.
Ông quê ở tỉnh Long Xuyên, giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Năm 1919, ông tham gia cuộc binh biến ở Biển Đen, tự tay kéo lá cờ đỏ trên đỉnh cột cờ của tàu Franxơ để chào mừng Cách mạng Tháng Mười Nga. Năm 1920, ông bị Pháp bắt, kết án khổ sai 20 năm và đày ra Côn Đảo. Từ năm 1945-1969, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước và Mặt trận. Năm 1969, ông là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho đến lúc mất. Năm 1958, ông được trao thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều Huân chương cao quý khác.
106. TÔN THẤT THUYẾT (1835-1913)
Người cầm đầu phái chủ chiến triều đình Nguyễn.
Ông quê ở xã Xuân Long, huyện Hương Trà (Thừa Thiên-Huế). Tháng 6-1883, ông được sung vào Viện Cơ mật. Sau khi Tự Đức mất, ông là một trong ba phụ chính đại thần. Đêm mùng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885, ông chủ động cho quân tấn công các căn cứ của Pháp ở Huế. Thất bại ông đưa Hàm Nghi ra sơn phòng tỉnh Quảng Ngãi xuống chiếu Cần Vương. Hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi, nhân dân khắp nơi nổi dậy. Năm 1886, ông giao nhiệm vụ cho hai con trai rồi sang Trung Quốc mưu cầu viện trợ. Triều đình nhà Thanh thỏa thuận với thực dân Pháp an trí ông ở Thiều Châu. Ông mất tháng 3-1913 ở Trung Quốc.
107. TRẦN HUY LIỆU (1901-1969)
Nhà sử học, nhà báo.
Ông quê ở huyện Vụ Bản, Nam Định, tham gia Đảng thanh niên (2-1927) tại Sài Gòn. Ông còn là chủ bút tờ Đông Pháp thời báo (năm 1925-1927) và phụ trách Cường Học thư Xã năm 1928. Năm 1936, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Chủ bút tờ Tin tức. Tháng 8-1945, ông được bầu làm phó chủ tịch Ủy ban dân tộc giải phóng kiêm bộ trưởng bộ thông tin tuyên truyền. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông dẫn đầu đoàn đại biểu chính phủ vào Huế nhận lễ thoái vị của Bảo Đại. Hòa bình lập lại, ông làm trưởng ban nghiên cứu văn – sử - địa rồi Viện trưởng Viện Sử học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1995.
108. TRẦN KHÁNH DƯ (?-1339)
Một danh tướng thời Trần.
Ông quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng. Ông thuộc dòng dõi tôn thất, con nuôi vua Trần Thánh Tông. Ông lập nhiều chiến công trong cả ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, nhưng tên tuổi ông gắn liền với trận chiến Vân Đồn lịch sử: năm 1288, ông được cử làm chỉ huy, với nhiệm vụ tiêu diệt đạo thủy quân do Ô Mã Nhi cầm đầu trên sông Bạch Đằng. Ông phục binh tại cửa Vân Đồn, đánh tan đạo quân lương và vũ khí của địch. Thắng lợi đó đẩy quân địch vào thế không thể khắc phục được: đó là thiếu lương và thiếu vũ khí, góp phần nhanh chóng đưa cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đi đến thắng lợi.
109. TRẦN KHÁT CHÂN (1370-1399)
Một danh tướng thời Trần.
Ông quê ở huyện Vĩnh Ninh, tỉnh Thanh Hóa. Ông thuộc dòng dõi của Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng. Năm 19 tuổi, ông đã được cử làm Tổng chỉ huy quân đội nhà Trần. Lúc bấy giờ, nước Chiêm Thành đang mạnh, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga nhiều phen đem quân đánh phá, có lần thiêu rụi cả kinh thành Thăng Long. Năm 1285, ông được cử làm chỉ huy, chặn đánh quân địch do Chế Bồng Nga đích thân chỉ huy. Tại Sông Luộc, ông phục binh bắn chết Chế Bồng Nga, đánh tan toàn bộ thủy quân địch.Chiến thắng này chấm dứt các cuộc tấn công, đánh phá của quân Chiêm Thành vào Đại Việt.
110. TRẦN ĐẠI NGHĨA (1913-1997)
Nhà khoa học cách mạng.
Ông quê ở tỉnh Vĩnh Long. Ông học giỏi, thi đậu vào trường Đại học Xoocbon ở Pháp. Năm 1924, ông sang Đức làm việc ở Xưởng chế tạo máy bay và nghiên cứu vũ khí. Năm 1946, ông về nước, được Hồ Chí Minh giao chức Cục trưởng Cục Quân giới. Ông sáng chế nhiều loại vũ khí chuyên dùng diệt đồn, bót, xe tăng như Badoca, SKZ… góp phần quan trọng trong việc trang bị quân khí chống giặc. Năm 1952, ông được cử làm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước. Năm 1996, ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh.
111. TRẦN NGUYÊN HÃN (1380-1429)
Danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Quê ở huyện Lập Thạch, Vĩnh Phú. Ông đã cùng Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu. Là người có biệt tài cầm quân. Tên tuổi ông gắn liền với 4 sự kiện lớn: năm 1424 ông chỉ huy 1 cánh quân đánh chiếm được 2 thành Tân Bình và Thuận Hóa; chỉ huy thủy quân trong trận đánh thành Đông Quan, vây hãm tướng địch Vương Thông; chỉ huy đánh chiếm thành Xương Giang; là đại diện cho nghĩa quân Lam Sơn trong hội thề Đông Quan, cùng Vương Thông “thương lượng” rút quân Minh ra khỏi nước ta. Ông được phong chức Tả tướng quốc.
112. TRẦN QUỐC THẢO (1915-1957)
Nhà hoạt động cách mạng.
Quê ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Năm 1930, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản ở quê nhà. Năm 1936, ông tham gia Mặt trận Dân chủ ở Quảng Trị, đến 1940 là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Trung kỳ. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, giữ nhiều chức vụ quan trọng: Ủy viên Thường vụ Ban Công vận Trung ương, Thường vụ Đặc khu ủy Sài Gòn-Chợ Lớn. Năm 1954, ông được cử ở lại Sài Gòn hoạt động hiệp thương tuyển cử, đến năm 1957, ông được bầu làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1957, ông bị bắt tại Phú Nhuận, địch tra tấn dã man nhưng ông kiên trung bất khuất, cái chết anh dũng của ông đã làm quân thù khiếp sợ, là tấm gương sáng của người chiến sĩ cộng sản cho muôn đời sau.
113. TRẦN QUỐC TOẢN (1267-1285)
Một danh tướng thời Trần, thuộc dòng dõi tôn thất.
Năm 1282, triều đình mở hội nghị quân sự tại bến Bình Than. Do còn nhỏ tuổi không được tham dự, ông tức giận bóp nát quả cam trong tay. Trở về nhà chiêu tập hơn 1.000 quân, dựng lá cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Đội quân do ông chỉ huy đã sát cánh cùng quân chủ lực triều đình lập nhiều chiến công xuất sắc. Năm 1285, ông tham gia chiến dịch Tây kết, đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch này.
114. TRẦN QUÝ CÁP (1870-1908)
Một lãnh tụ phong trào Đông Du, Duy Tân.
Ông quê ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đỗ Tiến sĩ năm 1904, được cử làm giáo thụ tại Quảng Nam. Ông được xem là nhà lãnh tụ của phong trào Tân học; là người tích cực ủng hộ phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân. Ông tiên phong trong phong trào vận động, nâng cao dân trí, dân sinh, được các sĩ phu yêu nước đương thời rất kính trọng. Năm 1905, ông bị địch bắt, chúng dùng nhiều thủ đoạn lôi kéo, mua chuộc nhưng ông cương quyết từ chối không hợp tác. Ông bị xử tử tại Khánh Hòa.
115. TRẦN THỦ ĐỘ (1194-1264)
Một danh tướng thời Trần.
Ông ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông là người có công khai sinh Nhà Trần, củng cố độc lập, chủ quyền dân tộc. Năm 1224, ông được cử làm quan Điền tiền chỉ huy sứ, cải quản quân Cấm vệ triều đình. Năm 1226, nhận thấy triều Lý không còn khả năng điều khiển đất nước, nội chiến xảy ra triền miên, ông sắp xếp cuộc hôn nhân giữa vua Lý Chiêu Hoàng (nguyên là công chúa) với Trần Cảnh (sau này là vua Trần Thiện Hoàng) ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi. Khi Trần Cảnh lên ngôi, ông được cử làm Quốc thượng phụ, nắm giữ mọi việc cai trị trong nước, sau đó là Thái sư. Ông đánh dẹp các thế lực bạo loạn, đồng thời chăm lo xây dựng guồng máy Nhà nước, ổn định tình hình kinh tế, chính trị nước nhà. Năm 1257, quân Nguyên Mông do Hốt Tất Liệt chỉ huy tràn sang xâm lược nước ta, ông là chỗ dựa tin cậy của triều đình và xã tắc, vạch ra nhiều kế sách, nhiều mưu lược quyết định thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ I vào năm 1258.
116. TRẦN VĂN CUNG (1906-1977)
Nhà hoạt động cách mạng ưu tú.
Ông quê ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Năm 1926, ông sang Quảng Châu, Trung Quốc dự lớp huấn luyện chính trị do Hồ Chủ tịch tổ chức và gia nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Tháng 3-1929, ông tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở trong nước. Tháng 5 năm 1929, ông làm trưởng đoàn Đại biểu thanh niên Bắc kỳ đi dự Đại hội Đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Tháng 6 năm 1929, ông dự hội nghị thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng và được làm Ủy viên Trung ương. Tháng 9 năm 1929, ông bị địch bắt tại Nghệ An đến năm 1936 mới ra tù. Trong cuộc khởi nghĩa năm 1945, ông tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở liên tỉnh Nghệ-Tĩnh.
117. TRẦN VĂN KIỂU (1919-1968)
Nhà hoạt động cách mạng.
Quê ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông vào Nam làm công nhân cao su đồn điền Phú Mỹ Hưng, giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Năm 1943, ông tham gia cách mạng, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, lập được nhiều thành tích trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, ông được bầu là Ủy viên Ban Công vận Trung ương Cục miền Nam Việt Nam, phụ trách khu Sài Gòn-Chợ Lớn, lãnh đạo phong trào đô thị, phong trào công nhân cao su, chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công năm Mậu Thân. Ông bị bắt trong một lần tham gia đấu tranh, địch tra tấn dã man nhưng ông quyết không khai, bảo toàn cơ sở cách mạng, chúng xử tử ông ngày 30-1-1968.
118. TRẦN XUÂN SOẠN (1849-1923)
Lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp.
Ông quê ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ông được Tôn Thất Thuyết giao cho chức Đề đốc kinh thành, đặc trách đội quân Phấn Nghĩa chuẩn bị đánh Pháp. Kinh thành thất thủ, ông chủ trương xây dựng cứ điểm Ba Đình ở Nga Sơn, sau đó chỉ huy cánh quân ở Quảng Hóa (nay là Vĩnh Lộc) hỗ trợ mặt ngoài cho Ba Đình và Mã Cao. Năm 1886, Ba Đình, Mã Cao thất thủ, ông cùng Hà Văn Mao rút về vùng rừng núi để xây dựng lại phong trào. Sau sang Trung Quốc để tìm cách xin viện trợ. Ông mất ở thị trấn Thiều Châu (Trung Quốc) ngày 17-12-1923.
119. TRIỆU QUANG PHỤC (520-574)
Một vị vua anh hùng thời tiền Lý.
Ông cùng cha là Triệu Túc tham gia cuộc khởi nghĩa của Lý Bí, sau đó là vị tướng của triều đình. Năm 546, ông được Lý Bí giao binh quyền, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Lương. Ông đưa quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên), xây dựng nơi đây thành căn cứ, tổ chức lực lượng chống quân xâm lược, nhân dân gọi ông là Dạ Trạch Vương. Năm 550, ông đem quân ồ ạt đánh các doanh trại giặc quanh đầm Dạ Trạch rồi nhân thắng lợi tổng tấn công, đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi nước nhà. Ông lên ngôi vua, ổn định tình hình đất nước, lấy tên hiệu là Triệu Việt Vương.
120. TRỊNH HOÀI ĐỨC (1765-1825)
Nhà văn, nhà địa lý, lịch sử.
Làm quan thời Nguyễn. Năm 1788, ông giữ chức Hàn Lâm Viện chế cáo rồi chuyển sang làm Điền tuấn quan, tổ chức việc khai hoang. Từ năm 1812 đến 1820 ông làm Hiệp tổng trấn rồi làm Tổng trấn thành Gia Định.
Các công trình chủ yếu:
- Gia Định thành thông chí.
- Cấn trai thi tập.
121. TRỊNH KHẢ (1403-1451)
Danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Quê ở huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, là người có tên trong danh sách Hội thề Lũng Nhai năm 1416, chuẩn bị khởi nghĩa. Trải hơn 10 năm, ông luôn luôn là tướng trực tiếp cầm quân, chiến đấu dũng cảm mưu lược, lập nhiều chiến công xuất sắc: năm 1418, ông đi sứ sang Ai Lao cầu viện triều đình Ai Lao giúp cho nghĩa quân một số quân, khí giới và 5 tháng lương ăn; năm 1424, ông chỉ huy 1 cánh quân táo bạo đánh vào Nghệ An để mở rộng căn cứ. Năm 1426, cầm quân tiến lên vùng Ninh Giang (Vĩnh Phú) ngăn giặc từ Vân Nam tràn sang; tấn công uy hiếp thành Đông Quan và lập công xuất sắc trong trận quyết chiến chiến lược Chúc Động-Tốt Động, đại phá quân Minh do Mộc Thanh chỉ huy ở ải Lê Hoa… Sau khi kháng chiến thành công, ông còn có công trong việc thiết lập quan hệ hữu hảo với nước Ai Lao láng giềng.
122. TRƯƠNG HÁN SIÊU
Danh nho thời Trần.
Người làng Phước Thành, huyện Yên Ninh, Ninh Bình, trước làm môn khách Hưng Đạo Vương. Năm 1308, vua Trần Nhân Tông cho làm Học sĩ Viện Hàn lâm. Thời Hiến Tông năm 1339 cho làm Hữu Thị Lang Sảnh Môn hạ. Vua Dụ Tông lên ngôi sai ông cùng với Trung Ngạn biên định bộ hoàng triều đại điển, khảo soạn bộ hình thư. Năm 1342 thiên làm Lang trung ở Tả Ty, kiêm Kinh Lược sứ Lạng giang. Năm 1345 thăng tả giáng nghị đại phu. Năm 1351 lại thăng Tham Tri Chính sự. Năm 1353, quân Chiêm Thành cướp Châu Hóa, quan quân thất lợi; vua triệu ông cùng bàn mưu, rồi sai ông lĩnh các quân thần sách đến giữ Châu Hóa, bờ cõi lại yên. Năm 1345, ông cáo bệnh xin về, nhưng chưa đến kinh sư đã chết, được truy tặng Thái bảo. Năm 1363, được truy tặng Thái phó.
123. TRƯƠNG VĨNH KÝ (1837-1898)
Một nhà văn hóa lớn thế kỷ XIX.
Ông quê ở huyện Tân Minh, tỉnh Bến Tre, là ngưởi thông thạo nhiều ngoại ngữ, là thanh viên của các Hội nhân chứng và khoa học miền Tây nước Pháp. Hội chuyên học nói tiếng phương Đông. Hội chuyên khảo văn hóa châu Á, được xếp là một trong mười tám nhà bác học cuối thế kỷ XIX. Năm 1886, ông được cử ra Huế làm việc ở Viện Cơ mật, cố vấn cho vua Đồng Khánh. Ông viết nhiều sách, phiên âm, chú giải nhiều truyện Nôm dân gian, phiên dịch nhiều tác phẩm. Trong sự nghiệp nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy văn hóa nước nhà, ông góp phần quan trọng, đáng được ghi nhận.
124. VẠN XUÂN
Tên nước ta thời Tiền Lý.
Sau khi đánh bại quân Lương, giải phóng đất nước, vị chủ huy cuộc khởi nghĩa là Lý Bí lên ngôi vua, đặt tên nước năm 544 là Vạn Xuân với ý nghĩa đất nước mãi mãi bình yên. Nước Vạn Xuân tồn tại đến 602 thì bị nhà Tùy xâm chiếm.
125. VÕ GIỚI SƠN
Ông quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 28 tháng 8 năm 1945 Ủy ban Việt Minh lâm thời họp, sắp xếp củng cố chính quyền các cấp, củng cố lực lượng võ trang để bảo vệ chính quyền còn non trẻ. Ông được cử ủy viên Cảnh sát tỉnh Ninh Thuận. Từ 1945-1946, ông có công rất lớn trong việc giành lại, bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng tại tỉnh Ninh Thuận. Ngày 1-5-1946, giặc Pháp bao vây trụ sở Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Ninh Thuận, bắt tất cả cán bộ của tỉnh. Chúng đã bắt ông giam giữ, tra tấn, nhưng không khuất phục được ông. Ông đã anh dũng hy sinh cùng các ông Trần Nghiễm và ông Nguyễn Văn Nhu…
126. VÕ TRỨ (1851-1898)
Một lãnh tụ nghĩa quân kháng Pháp.
Quê ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông là người yêu nước, đứng ra chiêu mộ nghĩa quân, lập căn cứ khởi nghĩa ở vùng cao Sơn Hòa, Phú Yên cùng với Mai Xuân Thưởng và Trần Cao Vân. Nghĩa quân chủ yếu là sơn dân vùng cao và các tăng đạo ở các chùa. Sau khi Trần Cao Vân bị bắt, ông tập hợp nghĩa quân, chuẩn bị tiến về đồng bằng làm cuộc chiến lớn để đánh đuổi giặc, trả thù cho đồng bào, đồng chí. Tháng 7 năm 1898, ông khởi nghĩa đánh chiếm Tòa Công sứ Pháp tại Sông Cầu. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt nhưng do thực lực yếu nên cuộc tấn công không thành. Ông bị địch bắt. Địch đem ông ra xử chém tại Phú Yên.
127. VÕ VĂN TẦN (1894-1941)
Nhà hoạt động cách mạng ưu tú.
Ông quê ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Năm 1924-1925, ông tham gia Hội kín của Nguyễn An Ninh. Năm 1926 ông tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội; năm 1929, ông tham gia An Nam Cộng sản Đảng; trở thành Bí thư đầu tiên của huyện Đức Hòa; năm 1937, ông được cử làm Bí thư Xứ ủy Nam kỳ; đến năm 1938, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương; năm 1940, trước khi cuộc khởi nghĩa Nam kỳ nổ ra, ông bị địch bắt tại Hóc môn, chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng ông vẫn vững vàng, giữ vững khí tiết của người cộng sản. Chúng xử bắn ông tại Hóc môn cùng các đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập…
128. XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH
Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất trong những năm 1930-1931. Ngày 1-8-1930 bùng nổ cuộc bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Vinh- Bến Thủy. Ở nông thôn Nghệ An và Hà Tĩnh, nhiều cuộc đấu tranh quy mô lớn của nông dân đã nổ ra. Tháng 9-1930 phong trào công nông phát triển tới đỉnh cao. Ngày 12-9-1930 cuộc biểu tình khổng lồ tới hai vạn người đã nổ ra ở Hưng Nguyên (Nghệ An). Chính quyền địch tan rã, chính quyền cách mạng thành lập đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ thuế, chia lại ruộng công, thiết lập cuộc sống mới. Mặc dù chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh chỉ tồn tại 4-5 tháng nhưng đã đem lại nhiều lợi ích căn bản cho nhân dân. Đó là sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta.