Đường Lê Duẩn (Tp. Phan Rang- Tháp Chàm)Ảnh: V.Miên
Tính đến cuối năm 2014, toàn Đảng bộ tỉnh có 467 TCCSĐ (trong đó có 65 TCCSĐ xã, phường, trị trấn), 1.191 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, với tổng số 15.495 đảng viên (ĐV), so với năm 2008 đã tăng 66 TCCSĐ và tăng 476 chi bộ trực thuộc. Các TCCSĐ đã xây dựng hoàn thiện quy chế hoạt động của chi, đảng bộ theo từng loại hình, nhất là sau đại hội nhiệm kỳ 2011-2015 đã tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi quy chế hoạt động của chi, đảng bộ và quy chế làm việc của cấp uỷ, chương trình kiểm tra, giám sát của UB Kiểm tra. Đáng chú ý việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ được các cấp uỷ đảng quán triệt và triển khai thực hiện khá tốt. Qua hoạt động, các chi bộ thôn, khu phố từng bước thể hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với nhân dân ở khu dân cư. Nhiều chi bộ đã tập trung lãnh đạo nhân dân thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phát huy dân chủ, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, góp phần hoàn thành nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ địa phương, cơ sở. Kết quả đánh giá chất lượng TCCSĐ xã, phường, trị trấn từng năm cho thấy tỷ lệ đạt trong sạch, vững mạnh đã tăng dần. Nếu năm 2009 có 18/63 TCCSĐ đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh (chiếm 28,57%), thì năm 2013 có 36/65 TCCSĐ đạt (chiếm 55,4%).
Trong công tác ĐV, cùng với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ ĐV trong toàn Đảng bộ, các cấp uỷ đảng từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo hiệu quả công tác kết nạp ĐV mới. Trong gia đoạn 2009-2013, toàn tỉnh kết nạp được 4.308 quần chúng ưu tú vào Đảng, riêng năm 2014 kết nạp được 933 ĐV, vượt 24,4% chỉ tiêu. Nhờ chú trọng phát triển ĐV trên địa bàn dân cư, đã giúp cơ cấu đội ngũ ĐV thay đổi theo hướng tích cực; xóa được tình trạng thôn, khu phố “trắng” ĐV. Tiêu biểu về kết nạp ĐV mới đảm bảo chất lượng có Đảng bộ các huyện: Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam…Đối với công tác nâng cao chất lượng cán bộ (CB), trọng tâm ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) đã được tăng cường thực hiện. Hiện toàn tỉnh có 1.432 CB chuyên trách, công chức cấp xã, hầu hết đã được đào tạo, bồi dưỡng đồng bộ theo chuẩn, theo chức danh, nâng cao trình độ cả về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Nhiều CB xã được rèn luyện trong quản lý, điều hành đã phát huy kinh nghiệm và nâng cao năng lực công tác. Ngoài ra với việc tăng cường 111 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về cơ sở, qua thực tiễn công tác tại các xã, nhất là xã có đồng bào dân tộc thiểu số, xã vùng sâu, vùng xa, đã có bước trưởng thành. Đến nay có 108 người được tuyển dụng làm việc ở các cơ quan cấp huyện, xã và ngành Giáo dục & đào tạo; trong đó một số giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt phường, xã. Ở huyện Bác Ái, thực hiện chương trình Nghị quyết 30a của Chính phủ, còn có 66 trí thức trẻ được tuyển dụng về làm việc tại các xã và đã có 8 người được giới thiệu bầu bổ sung làm phó chủ tịch UBND các xã theo Dự án 600 phó chủ tịch UBND xã. Bước đầu lực lượng này đã thể hiện vai trò tích cực trong việc giúp các xã nghèo phát triển kinh tế- xã hội.
Dù vẫn còn mặt hạn chế về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số chi, đảng bộ cơ sở, nhất là sự chuyển biến chậm về chất lượng CB ở miền núi, nông thôn, nhưng sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW, nhìn chung đã tác động mạnh mẽ công tác xây dựng TCCSĐ. Từ kết quả trên, cùng với sự chuyển biến tích cực của công tác xây dựng Đảng đạt được năm qua, đã tạo tiền đề quan trọng cho toàn Đảng bộ tỉnh ta bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2015 với quyết tâm chính trị cao nhất. Cụ thể là tập trung xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, kết hợp xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức của một số loại hình nhằm nâng cao sức chiến đấu mới của các TCCSĐ, hướng đến tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII
Bạch Thương