Chủ đề của Tháng hành động là “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, với nội dung chủ yếu là truyền thông vận động thay đổi hành vi nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Hình thức truyền thông đa dạng như: Đưa trẻ nhiễm HIV đến trường học tập, sinh hoạt và chống sự kỳ thị, phân biệt; tuyên truyền trên báo chí, cổ động trực quan, giao lưu văn nghệ, phổ biến các ấn phẩm như áp phích, tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng… Các ngành chức năng như Y tế, Công an, Bộ đội biên phòng… tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tội phạm ma túy, mại dâm…
Thông qua Tháng hành động nhằm mục tiêu: Thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào việc thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và “Phong trào Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS; nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số về công tác phòng chống HIV/AIDS; mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thân thiện đến mọi người dân…
Tháng hành động từ ngày 10-11 đến ngày 10-12-2014.
Xuân Bính