Chiến sĩ Tiểu đoàn Bộ binh 610 giúp dân dọn vệ sinh môi trường. Ảnh: Sơn Ngọc
Nay thì đã khác. Cùng với đà tăng dân số, nhiều vùng nông thôn đất vườn chuyển thành thổ cư, các bãi rác chung buộc phải di dời để làm sạch làng và dành đất cho công trình phúc lợi hoặc được qui hoạch phân lô bán nền.. Trong khi đó, nhu cầu sinh hoạt của con người luôn “đi kèm” với rác rải. Vậy là “mâu thuẫn” xảy ra: rác ngày càng nhiều ngược lại không có chỗ… xử lý nên trở thành vấn nạn. Có dịp đi dọc các đường nông thôn, vào làng điều đầu tiên bắt gặp là rác với nhiều sắc màu bởi bao bị nilon, khôi hài hơn là ngay dưới trước và sau tấm “biển hiệu” làng văn hóa, khu phố văn hóa là … rác thải. Để xử lý “vấn nạn” này, nhiều địa phương đã hình thành bộ phận thu gom rác tại thôn, khu phố. Hàng ngày đi thu gom rác từng hộ gia đình với mức thu phí hàng tháng cũng rất thấp (tùy địa phương chỉ trên dưới 10.000 đồng/tháng). Ấy vậy mà có không ít hộ vẫn cứ thích vứt rác bừa bãi.
Anh bạn tôi là lãnh đạo một địa phương cũng tỏ ra ngao ngán. Anh kể câu chuyện thật mà cứ ngỡ như đùa: - Có gia đình nổi tiếng giàu nhất, nhì huyện nhưng lại sợ tốn hơn chục ngàn tiền phí đổ rác hàng tháng cho nên cứ… lén bỏ rác sang nhà bên cạnh! Cũng có những cán bộ xã, huyện khi đi làm thường “đèo” theo bị rác để đến nơi nào vắng người hoặc dọc mương là… “a lê hấp” ném xuống coi như xong trách nhiệm với… gia đình còn đối với cộng đồng thì lại… vô trách nhiệm!. Hay như câu chuyện nuôi heo thả rong. Ngày đầu mới về nhận nhiệm vụ anh bạn tôi hỏi cán bộ xã có cách nào khắc phục thì nhận được câu trả lời là khó lắm vì đây là… “bản sắc”! Tuy nhiên, sau khi vận động, đưa vào hương ước không được chăn nuôi thả rong với qui định xử phạt nghiêm khắc… thì tình trạng này giảm hẳn. Anh kết luận: - Thay đổi thói quen của người dân không dễ nhưng một khi tuyên truyền, vận động để thấy rõ đúng, sai, lợi hại kèm theo chế tài cụ thể thì chính nhận thức mới sẽ làm thay đổi thói quen. Bài học rút ra: Không thể nói suông là được!
Hiện nay tỉnh ta đã và đang chuẩn bị các điều kiện để đón du khách trong và ngoài nước tham dự Lễ hội Nho và Vang quốc tế cũng như các hoạt động khác trong thời gian diễn ra Lễ hội. Do đó, để tạo ấn tượng tốt về Ninh Thuận xanh – sạch – đẹp hơn bao giờ hết mọi người chúng ta cần ý thức hơn trong việc làm “sạch làng, đẹp xóm” bằng từng hành vi cụ thể.
Tuấn Dũng