Triển lãm giới thiệu 125 tập bản đồ, 3 cuốn Atlas; 102 cuốn sách được xuất bản tại các nước phương Tây trong thế kỷ XVIII – XIX với các ngôn ngữ Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan (được biên dịch sang tiếng Việt). Đặc biệt, triển lãm giới thiệu 30 bản đồ trong số 150 bản đồ và 3 cuốn atlas do ông Trần Thắng (một Việt kiều Mỹ), đã dày công sưu tập hàng trăm bản đồ, tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là những bản đồ được xuất bản ở Anh, Đức, Australia, Canada, Mỹ và Hong Kong trong khoảng thời gian 1626 – 1980.
Toàn bộ các tư liệu trưng bày tại triển lãm đều khẳng định: Cực nam lãnh thổ của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đều là của Việt Nam.
Tuổi trẻ Đà Nẵng xem các tư liệu về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam,
được trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng.
Đông đảo người dân đến tham quan triển lãm.
Bản đồ “Trung Hoa Dân quốc phân tỉnh tân đồ” do Vũ Xương Á Tân địa học xã
xuất bản năm 1933 (thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc), xác định cực nam của lãnh thổ
Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
Bản đồ “Trung Quốc và Nhật Bản” do nhà xuất bản The Continental Publishing, Rand McNally
xuất bản tại Chicago (Mỹ) năm 1887, xác định cực nam của lãnh thổ
Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
Bản đồ Xiêm La và quần đảo Mã Lai (Siam and Malay Archipelago) do nhà xuất bản
The Times Atlas – Printing House Square ấn hành tại London (Anh) năm 1896,
xác định cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
Văn bản tư liệu ở Làng Mỹ Lợi (tỉnh Thừa Thiên Huế) đề niên đại năm Cảnh Hưng thứ 20 (1759)
là minh chứng về việc nhà nước thời Lê đã có biên chế đội Hoàng Sa chuyên trách tuần tiễu
và trấn giữ quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam), được trưng bày tại triển lãm.
Hai Châu bản triều Bảo Đại (1926 – 1945) góp phần khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa nằm trong hải giới của Việt Nam, được trưng bày tại triển lãm.
Bản đồ "An Nam đại quốc họa đồ" (năm 1838) trên có vẽ quần đảo
Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" thời Nhà Thanh (năm 1904)
trên có ghi điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
“Bản đồ châu Á” do Homann Heirs vẽ năm 1744, trên đó xác định: quần đảo Hoàng Sa
(bao gồm cả Trường Sa) là “quần đảo (thuộc) Clampa”. Clampa hay Campa
(tên viết tắt của chữ Islands Clampa) là tên do các nước phương Tây
lúc bấy giờ gọi xứ Đàng Trong của Việt Nam.
Bản đồ “Vùng Hoa Nam và các nước lân cận” (Southern China and Adjoining Couintries)
do Harper and Brothers ấn hành tại London (Anh) năm 1900, xác định cực Nam
của lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
Ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) giới thiệu
các tài liệu trưng bày tại triển lãm.
Nguồn Báo Tin tức - TTXVN