Đề tài được nghiên cứu tại khu vực sân bay A So, xã Đông Sơn, huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế và vùng Cùa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Đây là những vùng đất bị nhiễm chất độc dioxin. Đề tài do tiến sĩ Dương Minh Viễn, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Sau 2 năm nghiên cứu, kết quả của nhóm đề tài đã phát hiện 5 cộng đồng vi khuẩn bản địa hiếu khí có khả năng phân hủy dibenzofuran; 7 cộng đồng vi khuẩn bản địa hiếu khí có khả năng phân hủy dibenzo-p-dioxin và 8 cộng đồng vi khuẩn bản địa kỵ khí có năng khử chlor kỵ khí các hợp chất dioxin bị chlor hóa thành các sản phẩm ít chlor hơn hoặc bị loại bỏ hoàn toàn.
Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục-Đào tạo nghiệm thu, đánh giá cao, mở ra hướng nghiên cứu mới trong việc giải quyết hậu quả cho các vùng bị nhiễm dioxin ở Việt Nam.
Nguồn VOV.VN