Bản khảo sát năm 2011 cho thấy 1/5 dân số Canađa - tương đương 6,63 triệu người - nói một thứ tiếng khác hai ngôn ngữ chính thức được sử dụng tại quốc gia này là tiếng Anh và tiếng Pháp khi ở nhà. Trong nhóm những người này, gần 1/3 hay tương đương 2,1 triệu người chỉ nói một ngôn ngữ không chính thức tại nhà.
Trong khi 20,6% dân số Canađa, tương đương 6,8 triệu người, thường sử dụng một thứ tiếng mẹ đẻ khác ngoài tiếng Anh hay tiếng Pháp, chỉ có 6,2% dân số nói một loại ngôn ngữ khác hai thứ tiếng chính thức khi họ ở nhà của mình.
Kết quả thống kê cũng cho biết sự phát triển của ngôn ngữ châu Á diễn ra mạnh mẽ trong khoảng thời gian từ năm 2006-2011, trong đó tiếng Philíppin mà chủ yếu sử dụng hệ ngôn ngữ Tagalog đã tăng gần 64% tương đương với 279.000 người sử dụng. Bảy nhóm ngôn ngữ khác cũng phát triển mạnh là Mandarin, tăng khoảng 50%, tiếng Arập chiếm 47% và tiếng Hinđi chiếm 44%.
Tôrôntô (Toronto) là một thành phố lớn nhất của Canađa và cũng là nơi có số người nói tiếng nhập cư lớn nhất tại nhà của họ, tương đương 1,8 triệu người, hay 32,2% dân số của thành phố.
Thống kê cũng ghi nhận có khoảng hơn 60 ngôn ngữ thổ dân được chia thành 12 phân loại nhóm ngôn ngữ.
Gần 213.500 người được báo cáo là sử dụng ngôn ngữ thổ dân như tiếng mẹ đẻ là và gần 213.400 người nói tiếng thổ dân tại nhà.
Theo TTXVN