Sử dụng vi khuẩn để chuyển đổi dầu thải thành nhựa sinh học

Các vi khuẩn có khả năng tạo thành các màng nhựa mỏng, trong suốt (polylactic acid (PLA)) và nhựa được sử dụng phổ biến cho các ứng dụng y tế (poly-3-hydroxybutyrate (PHB)).

Tuy nhiên, không giống một số nhựa sinh học khác, việc sử dụng vi khuẩn để sản xuất PLA hoặc PHB trước đây đòi hỏi phải cung cấp cho vi khuẩn chế độ ăn có đường (glucose). Do đó, loại nhựa từ nhiên liệu phi hóa thạch này đặt ra các vấn đề đối với cây lương thực tương tự việc sản xuất ethanol từ ngô.

Tuy nhiên, Victor Irorere, một học viên theo học thạc sĩ về công nghệ sinh học tại Đại học Warwick ở Anh, đã đưa ra một biện pháp thay thế cho thấy vi khuẩn có thể được sử dụng để xử lý dầu thải thay cho nguồn carbon glucose truyền thống.

Theo Irorere, vi khuẩn sản xuất nhựa sinh học có tên gọi Ralstonia eutropha H16 sinh trưởng tốt hơn nhiều trong dầu hơn 48 giờ và kết quả tạo ra lượng PHB gấp hơn 3 lần so với khi nó phát triển trong glucose. Các thí nghiệm quay điện hóa (Electrospinning) được thực hiện phối hợp với các nhà nghiên cứu từ Đại học Birmingham, đã chỉ rõ các sợi nano của nhựa sản xuất từ ​dầu cũng ít tinh thể hơn, có nghĩa là nhựa phù hợp hơn cho các ứng dụng y tế.

PLA và PLB được xem các loại nhựa thay thế triển vọng cho nhựa từ dầu mỏ nếu có thể giảm được chi phí. Ngoài khả năng tương thích sinh học cải thiện, một lợi thế nữa là nhựa sinh học có thể phân hủy sinh học, giảm lượng chất thải đưa đến bãi chôn lấp.

Iza Radecka, tác giả chính của nghiên cứu và là giảng viên cao cấp về vi sinh học tại Đại học Warwick cho rằng việc sử dụng nhựa phân hủy sinh học như PHB được khuyến khích để giảm ô nhiễm môi trường. Đáng tiếc, giá thành của nguyên liệu ban đầu là glucose đã cản trở mạnh mẽ hoạt động thương mại hóa nhựa sinh học. Sử dụng dầu ăn thải mang lại lợi ích kép cho môi trường vì nó cho phép sản xuất nhựa sinh học nhưng cũng làm giảm ô nhiễm môi trường do xử lý dầu thải gây ra.

Nguồn vea.gov.vn