Trung Quốc xây kính viễn vọng năng lượng Mặt trời lớn nhất thế giới

Các nhà khoa học Trung Quốc đang tìm vị trí thích hợp để xây dựng chiếc kính viễn vọng năng lượng mặt trời khổng lồ với quy mô lớn nhất thế giới trong vòng 20 năm tới, chuyên cung cấp thông tin về các hoạt động của Mặt trời.

 
Kính viễn vọng LAMOST được hoàn thành vào năm 2008
tại huyện Hưng Long thuộc tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc

Chiếc kính viễn vọng năng lượng Mặt trời khổng lồ của Trung Quốc (CGST) hay còn gọi là kính viễn vọng năng lượng Mặt trời đặt trên mặt đất thế hệ mới, có khả năng trở thành thiết bị quan sát Mặt trời lớn nhất trong vòng 20 năm tới nếu như kế hoạch xây dựng công trình này được chính phủ phê duyệt và chính thức khởi động vào năm 2016.

Theo kế hoạch, tổng ngân sách chi cho dự án quốc gia này vào khoảng 90 triệu USD và được toàn bộ cộng đồng năng lượng Mặt trời của Trung Quốc đề xuất. Giai đoạn xây dựng dự kiến kéo dài từ 10 - 15 năm.

Theo giáo sư Deng Yuanyong công tác tại Viện Khoa học Trung Quốc (CAS), dự án trên nhằm xây dựng một kính viễn vọng hồng ngoại và quang học năng lượng Mặt trời cỡ lớn, với độ phân giải không gian tương đương với một kính viễn vọng đường kính 8 m, và thu thập năng lượng ánh sáng Mặt trời tương đương với một kính viễn vọng có đường kính 5 m.

Trong khi đó, kính viễn vọng sử dụng năng lượng Mặt trời đặt trên mặt đất lớn nhất thế giới hiện đang được đặt tại Thụy Điển với đường kính rộng 1 m. Ngoài ra trong tương lai, Đức và Mỹ sẽ lần lượt phóng kính thiên văn hoạt động nhờ năng lượng Mặt trời đường kính rộng 1,5 m và 1,6 m.

Theo ông Deng, kính viễn vọng CGST có thể đo chính xác vector từ trường của năng lượng Mặt trời với độ phân giải cao, cũng như phát hiện cấu trúc của từ trường Mặt trời – một trong những bí ẩn quan trọng với ngành vật lý năng lượng Mặt trời trong hơn 100 năm nghiên cứu.

Kính viễn vọng CGST của Trung Quốc có khả năng vượt qua mọi tính năng của các loại kính thiên văn quang học khổng lồ đang được nhiều nước trên thế giới lên kế hoạch phát triển như Kính viễn vọng năng lượng Mặt trời công nghệ tiên tiến (ATST) của Mỹ sắp được lắp đặt tại Hawaii, và Kính viễn vọng năng lượng Mặt trời châu Âu (EST). Cả 2 kính viễn vọng này đều được thiết kế với đường kính 4 m.

Năm 2010, hội đồng năng lượng Mặt trời của Trung Quốc đã triển khai một dự án kéo dài 4 năm mang tên "Khảo sát vị trí đặt các đài quan sát năng lượng Mặt trời tại khu vực phía tây" do Quỹ Khoa học quốc gia Trung Quốc tài trợ, nhằm tìm ra vị trí tốt nhất để đặt kính thiên văn CGST và các dự án năng lượng Mặt trời khác.

Trong đó, khu vực tự trị Tây Tạng cùng 2 tỉnh Vân Nam vàTứ Xuyên là những ứng cử viên tiềm năng được chọn làm nơi cư trú cho CGST nhờ điều kiện khí hậu và địa lý lý tưởng.

Vào tháng 11/2010, mặc dù dự án xây dựng kính thiên văn CGST đã được Ủy ban Cải tiến và Phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) lựa chọn nằm trong Kế hoạch phát triển thiên văn học 5 năm lần thứ 14 - 15 (giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030). Tuy nhiên hiện tại, dự án CGST vẫn đang trong giai đoạn chờ xét duyệt và mong mỏi sự hợp tác với các chuyên gia quốc tế.

Trong khi đó, một số dự án thiên văn học quy mô lớn tại Trung Quốc như Kính viễn vọng LAMOST đã được hoàn thành vào năm 2008 tại huyện Hưng Long thuộc tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc, và Kính viễn vọng FAST dài 500 m sẽ được hoàn thành vào năm 2016 tại huyện Bình Đường, phía tây nam tỉnh Quý Châu. Quá trình xây dựng 2 công trình trên sẽ được xem là bước tích lũy kinh nghiệm để xây kính thiên văn CGST.

Tuy nhiên, Trung Quốc còn có những kế hoạch tham vọng trong việc xây dựng hệ thống kính thiên văn sử dụng năng lượng Mặt trời cả trên mặt đất và không gian. Theo giáo sư Deng, Trung Quốc hiện đang có kế hoạch phóng Kính thiên văn năng lượng Mặt trời không gian (SST) – dự án vốn được đề xuất vào giữa những năm 1990.

Kính thiên văn SST có đường kính rộng 1 m, được trang bị một máy quang phổ thời gian thực 2 chiều và độ phân giải cực kì chính xác. Khi được vào không gian, SST sẽ quan sát các cấu trúc cơ bản và nghiên cứu từ trường của Mặt trời.

Nếu kế hoạch phóng SST được hiện thực hóa nó sẽ vượt qua kính viễn vọng không gian rộng 0,5 m mang tên Hinode của Nhật Bản được phóng lên không gian vào năm 2006 dưới sự hợp tác của Mỹ và Anh.

Tuy nhiên, do những khó khăn và nguy cơ rủi ro khi phóng kính thiên văn lên không gian, thì việc xây dựng đài quan sát vũ trụ ngay trên mặt đất được xem là giải pháp khả thi hơn cả.

Nguồn Infonet.vn