Ngoài thông tin mới mẻ và bất ngờ nói trên, theo tờ Pravda, các nhà nghiên cứu, nhờ quang phổ kế trên Hubble, thể hiện rõ nét những vạch hấp thụ tia tử ngoại của bề mặt Diêm Vương tinh, thấy có metan, oxit cacbon và nitơ đều ở trạng thái đông đặc. Nhóm các nhà khoa học quốc tế, do Trường ĐH Colorado đứng đầu cho rằng chính sự có mặt của những hoá chất này là nguyên nhân làm hành tinh có màu đỏ hồng.
Kính thiên văn Hubble. Ảnh: Getty Images.
Người lãnh đạo nhóm nghiên cứu, giáo sư Alan Stern cho biết kính thiên văn đã phát hiện metan và oxit cacbon ở thể rắn, dưới dạng đông cứng. Chúng sẽ tương tác với nhau dưới tác dụng của tia bức xạ, dẫn tới các chất thể hiện trên vạch hấp thụ tia tử ngoại.
Khi so sánh với các dữ liệu thu được trong những năm 1990, những bức ảnh mới chụp cho phép các nhà khoa học nhận ra trên Diêm Vương tinh đã xảy ra nhiều thay đổi. Trước hết là sự thay đổi cảnh quan.
Sự thay đổi đó, theo họ là do sự tăng áp suất khí quyển. Điều này chứng tỏ thiên nhiên trên hành tinh đang tiến hoá và thay đổi theo thời gian.
“Con mắt của hành tinh” – như người ta thường gọi kính Hubble - được phóng vào vũ trụ cuối tháng 12-1990. Trong 21 năm tồn tại, nó đã được dùng để thu thấp những số liệu làm cơ sở cho 10.000 bài báo khoa học.
Những chi tiết mới phát hiện được đăng tải trên Tạp chí Astronomical Journal.
Nguồn VietNamNet