Trong cuộc phỏng vấn, ông đã giải thích cụ thể về cơ chế hoạt động của fetalProtein (viết tắt là AFP) và lý do vì sao phương Tây không hề hay biết về phát hiện có thể làm nên cuộc cách mạng trong y học này.
Về bệnh ung thư:
Giáo sư Sergei Rodionov cho biết trang thiết bị sản xuất thuốc sẽ được lắp đặt từ tháng 2/2012.
Trong hệ gene của người luôn tồn tại một cơ chế tự bảo vệ cổ xưa. Chúng ta chưa bao giờ nghe nói đến trường hợp nào mà một bào thai dưới ba tháng tuổi bị ung thư, viêm gan C hay mắc HIV. Nhà khoa học Mintz của Thụy Sĩ đã phát hiện ra điều này và đẩy mọi chuyện tiến thêm một bước. Bà đã làm thí nghiệm với một nhóm chuột bạch thuần chủng và một nhóm chuột thường. Nhóm chuột thường bị cấy khối u trước khi cho giao phối với chuột bạch. Một hiện tượng thú vị đã xảy ra: Những khối u vẫn xuất hiện trong bào thai của chuột bạch, nhưng không còn ác tính nữa. Và kết quả cuối cùng: chuột bạch đẻ ra một lứa chuột lai hoàn toàn bình thường. Vì sao lại như vậy?
Đó là bởi vì protein AFP, loại protein nguyên gốc chịu trách nhiệm kiểm soát sự "triển khai của gene di truyền một cách đúng đắn". Nếu một tế bào bị tổn thương, nó sẽ chứa một gene bị lập trình là "gene chết". Bình thường, ở cơ thể trưởng thành, gene chết có thể phá hủy tế bào. Nhưng dưới tác động của AFP, gene chết đã bị "sửa lại" cho đúng.
Một nghiên cứu tại Mỹ cũng cho thấy, những đứa trẻ mà cha mẹ nhiễm HIV thì chúng cũng thường có HIV, nhưng bào thai ở ba tháng mang thai đầu tiên thì chẳng bao giờ bị HIV vì vào thời kỳ đó, nồng độ AFP rất cao. Protein này đẩy HIV ra khỏi tế bào.
- Về công dụng "độc nhất vô nhị" của AFP:
Vấn đề lớn nhất khi nhiếm virus viêm gan, HIV, Herpes là gì? Đó là virus luôn chui sâu vào trong tế bào và vì thế, không bị ảnh hưởng bởi thuốc chống virus. Nhưng một khi được đưa vào cơ thể, AFP lại làm được một việc kỳ diệu là đẩy virus ra khỏi tế bào. Và một khi rời khỏi môi trường tế bào, lập tức virus sẽ lộ diện trước các loại thuốc kháng virus. Chúng tôi hiện vẫn chưa biết vì sao chuyện này lại xảy ra, cũng như xảy ra như thế nào. Nói chung cơ chế vẫn chưa rõ, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và hy vọng tìm ra câu trả lời trong một năm tới.
Chúng tôi bắt đầu áp dụng AFP để điều trị viêm gan C, kết quả vô cùng khả quan: Chữa bằng phương pháp truyền thống tốn tới 2-2,5 triệu rúp và kéo dài một năm. Nhưng với AFP, chúng ta sẽ chỉ tốn 45.000 rúp và mất đúng một tháng.
- Với những phương pháp truyền thống, thường thì sau 2 năm, virus lại tái sinh. Liệu AFP có tác dụng lâu dài hơn?
"Chúng tôi đã theo dõi các bệnh nhân được điều trị bằng AFP trong 5 năm và họ vẫn đang rất khỏe mạnh. Tôi đã đăng tải một số trường hợp tiêu biểu trên website của mình.
Sau khi nghiên cứu của ông được công bố, rất nhiều người đã hỏi :"Bao giờ?" và "Ở đâu?", họ có thể tìm thấy thuốc AFP?
Để có thể tổng hợp AFP và điệu trị bệnh nhân với số lượng lớn, chúng tôi cần có đủ vốn đầu tư, cơ hội, cơ sở vật chất...Chúng ta cần những phòng thí nghiệm và những dây chuyền sản xuất thuốc tốt nhất châu Âu.
Nhưng tại sao một phương thuốc kỳ diệu như vậy lại không được phương Tây biết tới? Tại sao ông không giới thiệu với họ để sớm tiếp cận được thị trường?
Bạn đang nói về các tập đoàn ngoại quốc? Thật lòng nhé, đối với họ, bệnh nhân chính là mắt xích đầu tiên của "chuỗi cung ứng thực phẩm". Đa số họ chỉ quan tâm tới mục tiêu kiếm tiền, lợi nhuận.
Có 3 phương diện cần quan tâm ở đây là: Kinh tế, tâm lý và xã hội. Vấn đề kinh tế thì tôi vừa đề cập ở trên. Còn về tâm lý, khi nào người ta cảm thấy bị xúc phạm nhất? Là khi nghĩ rằng có người thông minh hơn mình, biết những điều mà mình chưa biết. Môi trường y học rất đặc biệt. Tôi biết có những bác sĩ coi mình như thánh thần trước bệnh nhân: họ có thể giúp hoặc không chịu giúp. Trong trường hợp này, tâm lý chung của các tập đoàn y tế đa quốc gia là không tin. Vì sao không tin? Vì họ không biết thông gì về nghiên cứu này.
Đôi nét về: AFP:- Sau khi sinh, AFP sẽ nhanh chóng biến mất khỏi cơ thể người, tuy nhiên, các đồng đẳng (isoform) của nó (khoa học đã phát hiện và mô tả được 12 đồng đẳng) sẽ xuất hiện trở lại trong trường hợp khối u ung thư phát triển. Viện sĩ Garry Abelev của Xô viết từng tình cờ phát hiện được AFP từ những năm 50 của thế kỷ trước và nghiên cứu này từng nhận được giải thưởng danh giá Rockefeller. Đến thập niên 70, ông từng dự đoán AFP vẫn còn những khả năng to lớn mà "con người chưa tưởng tượng được".
Hiện tại loại thuốc dựa trên AFP vẫn chưa được bán ra trên thị trường, dù Giáo sư Sergei Rodionov hứa rằng công đoạn sản xuất sẽ bắt đầu tại Novouralsk Sverdlovsk vào năm 2012. Từ tháng Hai, hãng dược của ông sẽ bắt đầu lắp ráp thiết bị. Riêng tại Nga, thế hệ bệnh nhân đầu tiên sẽ được điều trị tại phòng khám thử nghiệm vào tháng 12.
Nguồn VietNamNet