(NTO) Khảo sát Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh trên 4.000 học sinh, có đến 60% bị vẹo cột sống. Vì vậy việc phòng ngừa cong vẹo cột sống là một việc cần thiết trong trường học.
Nguyên nhân của cong vẹo cột sống:
- Bàn ghế học không đúng kích cở của học sinh.
-Lao động quá sớm với những tư thế không thích hợp: đội, mang, cõng, vác vật nặng, xách nặng một bên, bế nách em nhỏ, đeo cặp quá nặng hoặc nặng không đều.
- Tư thế sai: ngồi, đứng nghiêng vẹo trong quá trình học tập, sinh hoạt, rèn luyện và lao động kéo dài.
- Do bệnh tật, tai nạn, còi xương, suy dinh dưỡng.
Hiện nay đa số bệnh cong vẹo học đường là do ngồi sai tư thế khi học, viết; bàn ghế không tương thích với độ tuổi, chiều cao học sinh và việc mang cặp sách vở quá nặng trong thời gian dài.
Phòng ngừa bệnh cong vẹo cột sống trong học đường:
- Phòng ngừa bệnh cong vẹo cột sống khi học tập:
Hướng dẫn cho học sinh ngồi đúng tư thế: khi ngồi đọc, viết, tư thế bàn chân áp sát mặt sàn, bàn chân vuông góc cẳng chân, cẳng chân vuông góc với đùi, đùi vuông góc với thân, thân giữ thẳng, hai vai cân đối, cẳng tay đặt trên bàn, đầu hơi cúi góc 10 – 15 độ, khoảng cách từ mắt đến chữ là 35 – 40 cm.
- Không nên để học sinh mang cặp sách quá nặng hơn 1/10 trọng lượng cơ thể.
- Phòng ngừa bệnh cong vẹo cột sống do bàn ghế không tương thích theo độ tuổi:
Ngoài ra còn chú ý việc dinh dưỡng cho trẻ đủ chất, năng vận động ngoài trời để chống bệnh còi xương.
Nếu phát hiện học sinh có hiện tượng hơi cong ( quá ưỡn hoặc quá gù) hoặc vẹo cột sống ( vai hơi lệch, lưng trần nhìn phía sau thấy cột sống không thẳng trục, có điểm gồ lên hoặc thấy khối cơ 2 bên không cân xứng, bảo học sinh cúi xuống, hai chân thẳng dễ thấy hơn) thì khuyên học sinh nên đi khám bệnh sớm để hướng dẫn tập luyện đừng để quá trễ, việc điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều.
BS. Nguyễn Năm