Theo đó, công đoàn cơ sở được sử dụng 60% số thu kinh phí, đoàn phí công đoàn và toàn bộ số thu khác của đơn vị. Công đoàn cơ sở đơn vị sự nghiệp công lập tự trang trải kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp trực tiếp thu kinh phí công đoàn nộp công đoàn cấp trên trực tiếp được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở bằng 40% tổng số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn của đơn vị.
Đồng thời, Tổng Liên đoàn cấp trả Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố bằng 97% số kinh phí công đoàn đã thu của các đơn vị hành chính sự nghiệp Trung ương và cấp 3% số kinh phí công đoàn đã thu cho Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp.
Tổng Liên đoàn cấp trả Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn bằng 93% số thu kinh phí công đoàn đã thu của đơn vị hành chính sự nghiệp Trung ương và cấp 7% số kinh phí công đoàn đã thu cho Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp.
Đối với công đoàn cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh được sử dụng 100% số thu kinh phí công đoàn (1% quỹ lương), 80% số thu đoàn phí và toàn bộ số thu khác của đơn vị. Nộp công đoàn cấp trên trực tiếp được phân cấp quản lý tài chính 20% số thu đoàn phí công đoàn.
Bên cạnh đó, các công đoàn cấp trên cơ sở theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam được sử dụng 40% số thu kinh phí và đoàn phí của công đoàn cơ sở cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong nước nộp và 20% số thu đoàn phí của công đoàn cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp.
Quy định mức nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ rõ: Mức nộp của Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn từ 5% - 10% số thu kinh phí, đoàn phí công đoàn (tùy thuộc vào số thu phí công đoàn từ dưới 50 tỷ đồng - 130 tỷ đồng trở lên); 4% - 10% là mức nộp của Công đoàn ngành Trung ương (tùy thuộc số thu từ dưới 30 tỷ đồng - 140 tỷ đồng); và từ 3% - 8% là mức nộp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố (tùy thuộc số thu dưới 30 tỷ đồng - 300 tỷ đồng).
Ngoài ra, số thu của Tổng Liên đoàn để dự phòng tài chính chung, chi của các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, cấp hỗ trợ cho các đơn vị không cân đối được thu, chi ngân sách và các trường hợp phải hỗ trợ đột xuất, cần thiết.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012, thay thế Quy định số 699/QĐ-TLĐ ngày 12/62000 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Nguồn Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính