Hội nghị trực tuyến toàn quốc phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập

Ngày 20-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị phát triển thị trường lao động, hiện đại, bền vững và hội nhập. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp chủ chốt; các cơ quan, tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Tham dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, thị trường lao động trong 7 tháng đầu năm vẫn còn bị tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 nhưng mức độ đã giảm đi rất nhiều. Trong quý I-2022 cả nước có 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị tác động đến quý II, cả nước vẫn còn hơn 8 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Tỷ lệ lao động bị mất việc làm trong tổng số lao động bị tác động cũng đã giảm mạnh so với những quý trước, số lao động bị mất việc làm trong quý II còn 0,4 triệu người bị mất việc, chiếm 5,3%; 0,5 triệu người không tìm được việc làm, chiếm 5,7%; 2,4 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 29,5% và 6,5 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 81,7%. Hiện nay, thị trường lao động đang được phục hồi tương đối nhanh và mức tăng cả nước trong lực lượng lao động và việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, chất lượng việc làm được cải thiện, thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm được cải thiện…

Đồng chí Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham dự tại điểm cầu tỉnh ta.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức quốc tế, địa phương và các doanh nghiệp cần tập nâng cao nhận thức về thị trường lao động, tuân thủ quy luật cung cầu, cạnh tranh; tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiện đại, đầy đủ, bền vững và hội nhập quốc tế, nhằm giải phóng triệt đề sức sản xuất, tập trung phát triển lao động có kỹ năng, thúc đẩy tạo việc làm, có thu nhập cao; tiếp tục nội lực hóa và quy định cụ thể các tiêu chuẩn lao động phù hợp với điều kiện Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế, nhất là các công ước mà Việt Nam cam kết và phê chuẩn; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lao động, nâng cao sức cạch tran của thị trường lao động. Tập trung phát triển thị trường lao động, hệ thông trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm, hệ thống giáo dục để nâng cao năng suất cho lao động, đào tạo kỹ năng cho người lao động. Tập trung nắm bắt nhu cầu thị trường lao động để đi đúng hướng, xây dưng hệ thống quản trị thị trường lao động hiện đại, minh bạch để người lao động từ khi tham gia đến khi rời thị trường lao động được quản trị minh bạch, thống nhất để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận cung lao động, nâng cao chất lượng lao động, cung ứng kịp thời sát với nhu cầu thực tiễn. Chú trọng đầu tư cả về cơ chế, chính sách, nguồn lực để xây dựng hệ thông tin và dự báo thị trường lao động ở từng địa phương, từng vùng với nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…