Tăng cường công tác phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết

Ngày 28-6-2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản số 2804/UBND-VXNV về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết. Văn bản nêu rõ:

Hiện nay đang là cao điểm mùa dịch Sốt xuất huyết. Theo thông báo của Bộ Y tế, số trường hợp mắc liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam và một số tỉnh, thành phố khu vực miền Trung. Tại Ninh Thuận, từ đầu năm đến ngày 26/6/2022 đã ghi nhận 90 trường hợp mắc bệnh Sốt xuất huyết, giảm 45,8% so với cùng kỳ năm 2021 (90/166); số trường hợp mắc phân bố ở 40/65 xã, phường, chưa có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, số trường hợp mắc Sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân do dịch Sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, thời điểm mùa hè thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện cho lăng quăng, bọ gậy phát triển; bên cạnh đó sự giao lưu đi lại của người dân cao, trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa tốt, còn chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Thực hiện Công điện số 815/CĐ-BYT ngày 21/6/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết; để chủ động phòng, chống dịch Sốt xuất huyết, kiên quyết không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung triển khai các nội dung sau đây:

1. Sở Y tế:

Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình bệnh Sốt - phát hiện sớm, cấp cứu điều trị kịp thời người bệnh, xử lý triệt để ổ xuất huyết; khi phát hiện, tập trung vào những nơi có ổ dịch cũ. Hướng dẫn, kiểm dịch ngay tra các địa phương về giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, các biện pháp dự phòng và phác đồ điều trị Sốt xuất huyết; Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Chỉ đạo các tuyến điều trị, các phòng khám tư nhân tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, theo dõi chuyển tuyến kịp thời, an toàn; đảm bảo có dung dịch cao phân tử dùng trong điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế và đủ các phương tiện, vật tư, trang thiết bị, sẵn sàng tổ chức thu dung cấp cứu, điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong.

- Tăng cường việc theo dõi người bệnh Sốt xuất huyết đang nằm điều trị nội trú trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời hoặc chuyển tuyến các trường hợp bệnh Sốt xuất huyết có diễn biến nặng; Củng cố và duy trì hoạt động của “nhóm điều trị bệnh Sốt xuất huyết” và “đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch Sốt xuất huyết” tại các đơn vị khám, chữa bệnh để thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết; Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh, thường xuyên súc rửa các vật dụng chứa nước, các vật phế thải có đọng nước, loại trừ ổ lăng quăng, bọ gậy một cách hiệu quả.

- Thường xuyên tổ chức đánh giá tình hình bệnh Sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh, đề ra các giải pháp khi diễn biến tình hình dịch có nguy cơ gia tăng, tham mưu triển khai các biện pháp chủ động phòng chống bệnh Sốt xuất huyết, xử lý triệt để các ổ dịch không để dịch bùng phát trên địa bàn.

Tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống Sốt xuất huyết hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống Sốt xuất huyết lần thứ 12 trong tháng 6 và tháng 7 năm 2022.

2. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận:

- Phối hợp với Sở Y tế tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh Sốt xuất huyết với các hình thức đa dạng, phong phú nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh Sốt xuất huyết và hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng.

- Tham gia phối hợp với Sở Y tế tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống Sốt xuất huyết hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống Sốt xuất huyết lần thứ 12 trong tháng 6 và tháng 7 năm 2022.

3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Y tế tham mưu đảm bảo nguồn kinh phí đáp ứng kịp thời cho công tác phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh và tình hình ngân sách của tỉnh.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Chỉ đạo các phòng, ban, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và huy động các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn phụ trách phối hợp với ngành Y tế thực hiện các chiến dịch diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường nơi công cộng; Đảm bảo tất cả các khu vực, các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy

cơ phải được kiểm tra, giám sát, xử lý các bể, dụng cụ có chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy theo hướng dẫn của ngành y tế.

Giao Sở Y tế hướng dẫn, đôn đốc các ngành, địa phương triển khai thực hiện nội dung Công văn này; theo dõi, định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. Trường hợp có vấn đề phát sinh phải kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý.