Hỏi: Nhiều người dân trong tỉnh muốn biết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 khi nào có hiệu lực? Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực khi xử phạt vi phạm hành chính được thay đổi như thế nào?
Trả lời: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2020. Luật có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 đã sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng mức phạt tối đa trong một số lĩnh vực; bổ sung mức phạt tối đa cho một số lĩnh vực và chỉnh sửa tên gọi một số lĩnh vực cho phù hợp với các Luật hiện hành. Cụ thể:
- Tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực như:
- Giao thông đường bộ: từ 40 triệu lên 75 triệu đồng.
- Phòng, chống tệ nạn xã hội: từ 40 triệu lên 75 triệu đồng.
- Cơ yếu: từ 50 triệu lên 75 triệu đồng.
- Quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia: từ 50 triệu lên 75 triệu đồng.
- Giáo dục: từ 50 triệu lên 75 triệu đồng.
- Điện lực: từ 50 triệu lên 100 triệu đồng.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: từ 100 triệu lên 200 triệu đồng.
- Thủy lợi: từ 100 triệu lên 250 triệu đồng.
- Báo chí: từ 100 triệu lên 250 triệu đồng.
- Kinh doanh bất động sản: từ 150 triệu lên 500 triệu đồng.
- Bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của 8 lĩnh vực, như: Đối ngoại; cứu nạn, cứu hộ; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; kiểm toán nhà nước; cản trở hoạt động tố tụng; bảo hiểm thất nghiệp; in…
- Sửa đổi tên của một số lĩnh vực như: Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng thành trồng trọt; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi thành chăn nuôi; dạy nghề thành giáo dục nghề nghiệp; quản lý rừng, lâm sản thành lâm nghiệp; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác thành hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; hạn chế cạnh tranh thành cạnh tranh; quản lý công trình thủy lợi; bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành thủy sản.
NN