Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của tệ nạn MT, hằng năm Ban Chỉ đạo phòng chống MT, mại dâm, HIV/AIDS tỉnh và các huyện, thành phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCMT với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Lồng ghép chương trình PCMT vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức quần chúng; hoạt động chính khóa và ngoại khóa của các trường phổ thông, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; tổ chức tuyên truyền thông qua các cuộc thi… thu hút hàng chục ngàn lượt cán bộ, công chức, đoàn viên-thanh niên và nhân dân tham gia.
Công an tỉnh chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương thông qua các buổi họp dân tổ chức tuyên truyền PCMT, tập trung tuyên truyền về hiểm họa của MT, nhất là tác hại của các loại MT tổng hợp và các chất huớng thần mới, thường xuyên thông báo các phương thức thủ đoạn của tội phạm MT để học sinh, sinh viên nâng cao nhận thức không bị kẻ xấu lôi kéo sử dụng MT. Nhân “Tháng động phòng, chống ma tuý” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý”, Công an tỉnh chỉ đạo Công an các huyện, thành phố tham mưu cho UBND cùng cấp chỉ đạo các ban, ngành, chính quyền địa phương tổ chức lễ mít tinh, ra quân hưởng ứng “Tháng hành động phòng chống ma tuý” và “Ngày toàn dân phòng chống ma tuý. Qua đó đã nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong việc đề cao cảnh giác và tham gia tích cục công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn MT.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối họp với các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp tổ chức các buổi sinh hoạt, họp dân ở cơ sở để tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về PCMT, phòng chống tội phạm... Riêng năm 2018, đã tổ chức 127 buổi có 17.000 lượt ngưòi tham dự; cung cấp cho cơ quan chức năng 350 nguồn tin có giá trị, giúp cơ quan chức năng gọi hỏi răn đe 3.071 đối tượng vi phạm pháp luật, đưa ra kiểm điểm trước dân 33 đối tượng; nhận cảm hóa, giáo dục theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP với 51 đối tượng tại cộng đồng dân cư. Tỉnh đoàn chỉ đạo các cơ sở Đoàn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Toàn Đoàn đã tổ chức 1.812 đợt tuyên truyền pháp luật, Nghị quyết của Đảng cho 68.860 lượt ĐVTN và nhân dân, 938 đợt giáo dục truyền thống cho 25.434 lượt ĐVTN; tổ chức treo 1.079 băng rôn, 446 đợt ra quân diễu hành tuyên truyền thu hút hơn 43.190 lưọt ĐVTN và nhân dân tham gia.
Song song đó, công tác tuyên truyền PCMT trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh cũng đã được thực hiện thường xuyên. Bên cạnh các chuyên mục định kỳ như: “An ninh, trật tự” trên Ðài Phát thanh và Truyền hình Ninh Thuận, chuyên trang “Quốc phòng-An ninh” trên Báo Ninh Thuận; các chương trình tọa đàm trên đài truyền thanh các huyện, thành phố luôn được duy trì, chất lượng được nâng lên, thu hút sự quan tâm của nhân dân. Qua công tác tuyên truyền, nhận thức về tác hại của MT, ý thức tham gia PCMT của nhân dân được nâng cao; hoạt động PCMT của các tổ chức quần chúng ở cơ sở ngày càng được củng cố và đi vào chiều sâu. Việc đưa tiêu chí PCMT và các tệ nạn xã hội vào bình xét trong phong trào thi đua và bình xét xã, phường, thôn, xóm, gia đình văn hóa đã góp phần huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác đấu tranh PCMT.
Có thể nói, công tác tuyên truyền PCMT trên địa bàn tỉnh ngày càng được củng cố, đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả khá, góp phần kiềm chế và đẩy lùi dần tệ nạn MT ra khỏi đời sống xã hội. Ðể tiếp tục thực hiện tốt công tác PCMT, thời gian đến Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh tiếp tục đổi mới, nâng cao công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong tuyên truyền phòng, chống tội phạm nói chung và tuyên truyền PCMT nói riêng. Làm tốt chức năng tham mưu cho HĐND và UBND các cấp trong việc định hướng chung và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ thể khác tham gia vào hoạt động PCMT có hiệu quả; nâng cao khả năng phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức quần chúng ở cơ sở; đưa công tác tuyên truyền đấu tranh PCMT là nhiệm vụ trọng tâm, qua đó kiềm chế và kéo giảm số người nghiện cũng như địa bàn có MT.
* Bắt đầu từ ngày 15-4-2019, Quyết định số 13/2019/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 127/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chế độ báo cáo thống kê về phòng, chống MT bắt đầu có hiệu lực. Các chỉ tiêu về quản lý người sau cai nghiện MT bao gồm: Số người được quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện; số người được quản lý sau cai tại nơi cư trú do UBND xã, phường, thị trấn thực hiện; số người tái nghiện sau cai nghiện 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm. Các chỉ tiêu về dạy nghề, tạo việc làm, cho vay vốn cho người sau cai nghiện MT gồm: số người được dạy nghề, số người được tạo việc làm, số người được cho vay vốn, tổng số vốn đã cho vay...
* Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nâng cao hiệu quả chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Trong đó, yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực; chỉ đạo các cơ quan truyền thông tại địa phương tăng cường, đa dạng hóa các hình thức truyền thông; tăng cường phối hợp liên ngành để triển khai hiệu quả Chương trình này. Được biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 3 Trung tâm điều trị thuốc Methadone, gồm: Cơ sở 2 thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế huyện Thuận Nam và Trung tâm Y tế huyện Ninh Sơn.
X.B