1. Hội đồng châu Âu tái khẳng định rằng điều kiện tiên quyết để một chính sách của EU hoạt động là phải dựa trên một cách tiếp cận toàn diện trong vấn đề di cư, với sự phối hợp kiểm soát hiệu quả hơn giữa các đường biên giới bên ngoài EU. Đây không chỉ là một thách thức đối với riêng các nước thành viên EU mà đối với toàn bộ châu Âu.
2. Hội đồng châu Âu quyết tâm ngăn chặn sự quay trở lại của những làn sóng di cư không được kiếm soát hồi năm 2015, và tăng cường sự ngăn chặn nạn di cư trái phép trên tất cả các tuyến đường hiện có và đang được hình thành.
3. Liên quan đến Tuyến đường Trung Địa Trung Hải, những nỗ lực nhằm chặn đứng những kẻ buôn lậu hoạt động bên ngoài Libya hoặc ở những nơi khác cần được đẩy mạnh. EU sẽ tiếp tục ủng hộ Italy và các nước thành viên tuyến đầu khác trong vấn đề này.
Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh liên minh châu Âu (EU).
4. Về Tuyến đường Đông Địa Trung Hải, cần gia tăng các nỗ lực để thực thi đầy đủ Tuyên bố EU-Thổ Nhĩ Kỳ, ngăn chặn những dòng người mới xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ và tạm dừng các dòng người này. Các nỗ lực cấp thiết cần được thực hiện nhằm đảm bảo các dòng người này nhanh chóng quay về nước và ngăn ngừa sự phát triển của các tuyến vượt biên đường biển và đường bộ mới. Liên quan đến sự gia tăng số lượng người trong các làn sóng di cư tới Tây Địa Trung Hải thời gian qua, EU sẽ hỗ trợ tài chính và các vấn đề khác cho tất cả những nỗ lực của các nước thành viên EU, đặc biệt là Tây Ban Nha, cũng như những nước xuất phát điểm và trung chuyển của làn sóng di cư, đặc biệt là Maroc, để ngăn chặn sự di cư trái phép.
5. Để phá vỡ hoàn toàn mô hình thương mại của những kẻ buôn lậu, qua đó ngăn ngừa những tổn thất đáng tiếc về người, cần phải loại trừ động cơ dấn thân vào các chuyến hành trình đầy nguy hiểm của những người nhập cư. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận mới dựa trên những hành động chung hoặc bổ sung cho nhau giữa các nước thành viên nhằm đưa lên bờ những người đã được cứu thoát trong các chiến dịch Tìm kiếm và Cứu nạn. Trong hoàn cảnh này, Hội đồng châu Âu kêu gọi Hội đồng và Ủy ban nhanh chóng nghiên cứu về cách diễn giải khái niệm đưa lên bờ của khu vực, với sự hợp tác chặt chẽ của các nước thứ ba cũng như của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) và Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM). Cách diễn giải này cần được ứng dụng theo từng tình huống riêng, và phải tuân thủ tuyệt đối luật pháp quốc tế mà không khiến nhân tố nào bị ảnh hưởng.
6. Theo luật pháp quốc tế, những người được cứu sống trên lãnh thổ EU phải được chăm sóc, trên nền tảng một nỗ lực chung, thông qua sự điều chuyển tại các trung tâm kiểm soát được bố trí tại các nước thành viên, dựa trên nền tảng tự nguyện, nơi các thủ tục an ninh phải được tạo điều kiện nhanh chóng với sự hỗ trợ tuyệt đối của EU nhằm phân loại những người nhập cư không hợp lệ, cần phải quay trở về, và những người cần sự bảo vệ của cộng đồng quốc tế mà các quy tắc về tinh thần đoàn kết cần áp dụng. Tất cả các biện pháp thực hiện tại những trung tâm kiểm soát này, bao gồm di chuyển và tái định cứ, sẽ dựa trên nền tảng tự nguyện, không gây ảnh hưởng gì đối với quy định cải cách Dublin.
7. Hội đồng châu Âu nhất trí khởi động đợt 2 của chương trình Hỗ trợ Người Tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời chuyển khoản tiền 500 triệu euro từ quỹ dự trữ Phát triển châu Âu (EDF) thứ 11 sang Quỹ Ủy thác cho châu Phi của EU.
8. Giải quyết cốt lõi vấn đề di cư đòi hỏi sự hợp tác với phía châu Phi nhằm hướng tới một sự biến đổi về kinh tế-xã hội quan trọng tại châu lục này.
9. Trong khuôn khổ Cơ cấu Tài chính nhiều năm, Hội đồng châu Âu nhấn mạnh sự cần thiết của những công cụ linh hoạt, sự nhanh chóng thông qua những khoản chi để đối phó với nạn di cư trái phép. An ninh nội địa, sự quản lý đường biên giới chung, các khoản quỹ dành cho các trại tị nạn và di cư... vì vậy đòi hỏi cả sự hợp tác thực sự và tận tâm để quản lý từ bên ngoài.
10. Hội đồng châu Âu cũng nhắc lại tầm quan trọng của việc nước thành viên phải đảm bảo kiểm soát hiệu quả các đường biên giới ngoài EU với sự hỗ trợ về tài chính và vật chất của EU. Hội đồng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy mạnh việc trao trả những người di cư không hợp lệ.
11. Liên quan đến tình hình nội bộ EU, những bất đồng khó tránh xung quanh vấn đề người tị nạn giữa các nước thành viên EU có nguy cơ làm xói mòn sự đoàn kết của Hệ thống Tị nạn chung châu Âu và khối Schengen. Các nước thành viên cần áp dụng mọi biện pháp hành chính và hành pháp cần thiết trong nội bộ khối để đối phó với những bất đồng này và để các bên có thể hợp tác chặt chẽ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng.
12. Xung quanh vấn đề cải cách để hướng tới một Hệ thống Tị nạn Chung châu Âu, nhiều tiến triển đã được ghi nhận... Cần có một sự đồng thuận về Quy định Dublin để sửa đổi hệ thống này dựa trên sự cân đối giữa trách nhiệm và sự đoàn kết, và phải tính đến những di dân được đưa lên bờ sau các chiến dịch Tìm kiếm và Cứu nạn.
Theo TTXVN