kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành công thương việt nam (14/5/1951-14/5/2016)

Phát huy truyền thống 65 năm ngành Công Thương Việt Nam

(NTO) Cách đây 65 năm, ngày 14-5-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 21-SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương. Trải qua các thời kỳ chia tách và đổi tên, đến ngày 31-7-2007, Quốc hội Khóa XII thông qua Nghị quyết số 01/2007/QH12 hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương hiện nay. Đặc biệt, ngày 2-10-2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1418/QĐ-TTg, lấy ngày 14-5 hàng năm là Ngày truyền thống của ngành Công Thương Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Thanh Hoan
Giám đốc Sở Công Thương

Ngay từ những năm đầu thành lập, trong điều kiện kinh tế-xã hội nước ta còn nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Công Thương từng bước xây dựng và phát triển. Xuyên suốt chặng đường 30 năm đổi mới của đất nước, ngành Công Thương đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế đất nước, với vị thế là một trong những ngành giữ vai trò quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp đã đạt được những dấu mốc tăng trưởng ổn định với tốc độ cao. Nếu ở thời điểm năm 1985, giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 40 tỷ đồng, thì đến năm 2015 đã đạt 1.400.000 tỷ đồng, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

Cùng với truyền thống chung của ngành Công Thương Việt Nam, ngành Công Thương Ninh Thuận sau 24 năm tái lập tỉnh (tháng 4-1992) đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành Công Thương tỉnh đã có những đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội, tham gia tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của tỉnh, đổi mới trong sản xuất, kinh doanh, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất-tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2011 – 2015, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 11.498 tỷ đồng, tăng hơn 2,1 lần so với giai đoạn 2006-2010; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 16,3%, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng từ 22% (năm 2010) lên 27% (năm 2015). Về hoạt động xuất khẩu, giai đoạn 2011-2015, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 299 triệu USD, bình quân mỗi năm đạt 59,8 triệu USD, tốc độ tăng bình quân 5,3%. Điểm nổi bật trong những năm qua là cơ cấu mặt hàng thủy sản cải thiện theo chiều hướng tăng, từ 15,6% (năm 2010) lên 50% (năm 2015), góp phần đưa hoạt động xuất khẩu tỉnh nhà ổn định theo tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về biển…

Phát huy truyền thống của ngành Công Thương 65 năm qua, trong thời gian tới, ngành Công Thương Ninh Thuận tiếp tục phối hợp với các sở, ngành tập trung thực hiện tốt các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra, đó là: Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP theo giá so sánh năm 2010) đạt 10-11%/năm. GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 58-60 triệu đồng/người; giá trị gia tăng các ngành: Nông-lâm nghiệp và thủy sản tăng 5-6%/năm; Công nghiệp - xây dựng tăng 14-15%/năm; Dịch vụ tăng 11-12%/năm. Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm - thủy sản chiếm 28-29%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 30-31%; dịch vụ chiếm 39-40% GRDP vào năm 2020; thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2020 đạt 2.800-3.000 tỷ đồng; giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 150 triệu USD.

Để thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, ngành Công Thương xác định tập trung thực hiện 9 nhóm giải pháp sau:

Một là, tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành trên các lĩnh vực: Công nghiệp, Thương mại đến năm 2020. Tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các cơ chế, chính sách phát triển ngành có liên quan về phát triển: khu, cụm công nghiệp, trung tâm năng lượng, các trung tâm thương mại, siêu thị phù hợp với thực tế;

Hai là, phối hợp với các ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ đầu tư để đến năm 2020 cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy 70-80% diện tích các khu, cụm công nghiệp đã hoàn thành đầu tư hạ tầng. Phối hợp xúc tiến, vận động thu hút các nhà đầu tư có năng lực về tài chính đầu tư vào các dự án có quy mô lớn, công nghệ sạch và tiên tiến để phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến khoáng sản;

Ba là, đẩy mạnh hoạt động đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học-kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình khuyến công quốc gia và địa phương; triển khai thực hiện các chương trình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tăng cường đẩy mạnh hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp ở nông thôn gắn với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới;

Bốn là, đôn đốc, hỗ trợ các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án: công nghiệp chế biến và khai khoáng; đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối điện; khởi công xây dựng, hoàn thành các dự án điện gió và thủy điện; xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị đã được chấp thuận đầu tư. Đồng thời, tăng cường công tác nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư các dự án ngành Công Thương;

Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phát triển thương mại; nâng cao nhận thức doanh nghiệp về chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu, ứng dụng thương mại điện tử; đầu tư và mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại, đồng thời thực hiện kết nối thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản, sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; tiếp tục triển khai, thực hiện các chương trình, kế hoạch liên kết vùng, hợp tác với các tỉnh trong khâu tiêu thụ hàng hóa nông sản cho nông dân;

Sáu là, tham mưu UBND tỉnh các biện pháp chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển công nghiệp chế biến các mặt hàng lợi thế có tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh như: hải sản, nhân điều, sản phẩm may mặc,... trong giai đoạn 2016-2020. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn kịp thời các hiện tượng đầu cơ, găm hàng, nâng giá, ép giá, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại; bảo vệ hoạt động thương mại hợp pháp và lợi ích người tiêu dùng;

Bảy là, triển khai các giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương về tổ chức thị trường, lưu thông hàng hóa, lồng ghép các chương trình, nguồn vốn để phát triển mạng lưới chợ, mở rộng hệ thống kênh phân phối hàng hóa. Tăng cường phân tích, dự báo, theo dõi diễn biến thị trường; tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời áp dụng các biện pháp bình ổn thị trường. Tiếp tục phối hợp Ủy ban MTTQVN tỉnh đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tổ chức các chương trình đưa hàng Việt, bán hàng lưu động về nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

Tám là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong kinh doanh và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý và cộng đồng doanh nghiệp ngành Công Thương;

Chín là, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trước hết là cải cách thủ tục hành chính. Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy của Sở và các đơn vị trực thuộc, phát huy tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức, duy trì kỷ cương, kỷ luật, đảm bảo chất lượng và tiến độ công việc. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua trong toàn ngành, gắn với tổ chức thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh n