Tin tổng hợp

* Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Từ năm 2013-2022, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tuyển mới và dạy nghề cho 92.216 người.

Các học viên học nghề tại Trường cao Đẳng nghề Ninh Thuận. Ảnh: Văn Nỷ

Trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp được 10.077 người, tập trung vào các nghề điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, hàn, công nghệ ô tô, quản trị khách sạn; trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng được 82.139 người tập trung vào các nghề lái xe ô tô các hạng, chế biến thủy sản, may công nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi, nghiệp vụ bếp; tổng số lao động qua đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 27.229 lao động, qua đó có phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2022 đạt 64,93%, trong đó lao động qua đào tạo nghề có bằng cấp chứng chỉ đạt 27,86%.

* Các chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục được các cấp, các sở ngành quan tâm phối hợp triển khai kịp thời, ban hành quy định chính sách ưu đãi sử dụng đất đối với các dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh; chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo tỉnh giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030.

Cơ sở vật chất Trường Hội nhập quốc tế iShool Ninh Thuận. Ảnh: Văn Nỷ

Từ năm 2013-2022, toàn tỉnh có 11 dự án xã hội hóa giáo dục với mức vốn đầu tư 265,7 tỷ đồng được cấp phép đầu tư, trong đó 9 dự án/255,7 tỷ đồng đang hoạt động, 2 dự án trên 10 tỷ đồng đã triển khai thi công; cấp học phổ thông có hai trường Liên cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông là iSCHOOL Ninh Thuận và Hoa Sen; cấp học mầm non đã thu hút nhiều tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hoạt động, toàn tỉnh có 26 trường mầm non tư thục, 214 nhóm lớp độc lập tư thục; đã cấp giấy phép đầu tư cho 7 dự án trường mầm non với tổng vốn 118,2 tỷ đồng. Thực hiện sắp xếp cơ sở giáo dục, tỉnh đã sáp nhập trường Cao đẳng sư phạm vào Phân hiệu trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận, tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,  nhất là nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ ngành, lĩnh vực mũi nhọn đột phá của tỉnh