Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu, giai đoạn 2021-2030

Ngày 13/9/2023, đồng chí Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Quyết định số 517/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu, giai đoạn 2021-2030.

Cụ thể:

Điều 1. Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu, giai đoạn 2021-2030 với một số nội dung chính như sau:

1. Tên Đề án: Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu, giai đoạn 2021-2030.

2. Tên chủ rừng: Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu.

3. Mục tiêu:

Bảo tồn, phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên; khai thác hiệu quả tiềm Bảo tồn, phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh, tín ngưỡng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; thông qua phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí góp phần tuyên truyền, giáo dục cho người dân địa phương và du khách về các giá trị tự nhiên, văn hóa, di tích lịch sử của khu rừng, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, bảo tồn văn hóa cộng đồng địa phương; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương; làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Nâng cao năng lực quản lý cho Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu. Tạo nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và cho thuê môi trường rừng để từng bước tự chủ, giảm bớt kinh phí của Nhà nước đầu tư cho các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức và người lao động tại đơn vị.

4. Các sản phẩm du lịch:

a) Các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch hội nghị, hội thảo...

b) Các sản phẩm du lịch:

- Du lịch lưu trú kết hợp vui chơi giải trí tổng hợp: Tổ chức các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí với hệ thống phòng nghỉ liên kết và biệt lập mang kiến trúc truyền thống địa phương kết hợp với hiện đại; các nhà nghỉ sinh thái tách biệt, bố trí dưới tán rừng, trên cây, trên vách đá, mặt nước…; các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái trong lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu kết hợp với các đơn vị kinh doanh, quản lý du lịch trên địa bàn các huyện Bác Ái, Thuận Bắc và Ninh Sơn để khai thác các sản phẩm du lịch như dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng trên các du thuyền kết hợp với các dịch vụ vui chơi, giải trí tại các lòng hồ lớn, sản phẩm du lịch cộng đồng theo các mô hình homestay…

- Xây dựng khu vực dịch vụ nhằm tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo triển lãm, tổ chức sự kiện... cho các đơn vị có nhu cầu.

- Xây dựng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như khu vực Spa, tháp thiền, khu vực yoga, xây dựng các tuyến đường đi bộ tập thể dục...

- Tổ chức các dịch vụ nhà hàng ăn uống ẩm thực, giải trí, mua sắm các sản phẩm của địa phương… phục vụ du khách.

- Tổ chức các tuyến dã ngoại, leo núi, khám phá thiên nhiên, chụp ảnh lưu niệm…

5. Các tuyến, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí:

a) Các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí:

- Điểm du lịch sinh thái 1: Tại khoảnh 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 của tiểu khu 39 và khoảnh 1, 4, 8, 9 của tiểu khu 43a thuộc xã Phước Đại, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 2: Tại khoảnh 1, 2, 3 của tiểu khu 43a; khoảnh 1, 2, 3, 4 của tiểu khu 43b thuộc xã Phước Đại và khoảnh 1, 4, 5 của tiểu khu 48 thuộc xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 3: Tại khoảnh 2 của tiểu khu 48; khoảnh 1 của tiểu khu 49a thuộc xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 4: Tại khoảnh 6, 7, 8, 9, 10 của tiểu khu 47a và khoảnh 1, 3 của tiểu khu 60b thuộc xã Phước Đại, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 5: Tại khoảnh 3 của tiểu khu 60a và khoảnh 6, 7 của tiểu khu 60b thuộc xã Phước Đại, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 6: Tại khoảnh 1, 2 của tiểu khu 132 thuộc xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc và khoảnh 2 của tiểu khu 69 thuộc xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 7: Tại khoảnh 1, 2, 3, 5, 6 của tiểu khu 69 thuộc xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 8: Tại khoảnh 1, 3, 6 của tiểu khu 69 và khoảnh 1 của tiểu khu 77 thuộc xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 9: Tại khoảnh 1, 2 của tiểu khu 70 thuộc xã Phước Đại, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 10: Tại khoảnh 1, 3, 6 của tiểu khu 70 thuộc xã Phước Đại, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 11: Tại khoảnh 4, 5, 6, 8, 9 của tiểu khu 70 và khoảnh 3 của tiểu khu 80a thuộc xã Phước Đại, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 12: Tại khoảnh 4 của tiểu khu 70; khoảnh 1, 2, 3 của tiểu khu 80a thuộc xã Phước Đại và khoảnh 2 của tiểu khu 72 thuộc xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 13: Tại khoảnh 1, 2, 4 của tiểu khu 80a thuộc xã Phước Đại và khoảnh 7 của tiểu khu 71; khoảnh 2, 3, 4 của tiểu khu 72 thuộc xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 14: Tại khoảnh 6, 8 của tiểu khu 71 và khoảnh 1, 2, 4, 6 của tiểu khu 77 thuộc xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 15: Tại khoảnh 1, 2, 3, 4, 5 của tiểu khu 77 thuộc xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 16: Tại khoảnh 1, 3, 5 của tiểu khu 77 thuộc xã Phước Thành và khoảnh 1, 2 của tiểu khu 134; khoảnh 1, 3 của tiểu khu 136; khoảnh 2, 3, 4 của tiểu khu 135a thuộc xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 17: Tại khoảnh 5 của tiểu khu 135a; khoảnh 1, 2, 3, 4 của tiểu khu 136 và khoảnh 1, 2 của tiểu khu 137 thuộc xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 18: Tại khoảnh 1, 2 của tiểu khu 142 thuộc xã Công Hải và khoảnh 1, 2, 3, 4 của tiểu khu 137a thuộc xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 19: Tại khoảnh 2, 3 của tiểu khu 142 thuộc xã Công Hải và khoảnh 2, 3, 4 của tiểu khu 137a; khoảnh 5, 7 của tiểu khu 135a thuộc xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 20: Tại khoảnh 4 của tiểu khu 84; khoảnh 3, 8, 12 của tiểu khu 89; khoảnh 1, 2, 3, 4 của tiểu khu 94; khoảnh 1, 2, 3 của tiểu khu 151b thuộc xã Phước Trung và khoảnh 2, 4, 5, 6, 8 của tiểu khu 151a thuộc xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

- Điểm du lịch sinh thái 21: Tại khoảnh 6, 7, 8, 9, 10, 11 của tiểu khu 87a thuộc xã Phước Chính, huyện Bác Ái, tiểu khu 87b và tiểu khu 88a thuộc xã Phước Thắng, huyện Bác Ái và 88b thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

b) Các tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí:

- Tuyến du lịch 1: Suối Lạnh - hồ Sông Sắt - suối Tà Đung; tổng chiều dài tuyến 17,3 km. Thời gian khai thác đi 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm.

- Tuyến du lịch 2: Suối U Gớ - hồ Sông Trâu; tổng chiều dài tuyến 14,2 km. Thời gian khai thác đi 2 ngày 1 đêm.

- Tuyến du lịch 3: Suối Sừng Trâu - đồi Thông; tổng chiều dài tuyến 22,2 km. Thời gian khai thác đi 3 ngày 2 đêm hoặc 4 ngày 2 đêm.

- Tuyến du lịch 4: Suối Ba Hồ - suối Sừng Trâu; tổng chiều dài tuyến 25,1 km. Thời gian khai thác đi 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm.

- Tuyến du lịch 5: Hồ Bà Râu - suối Lồ Cô; tổng chiều dài tuyến 5,4 km. Thời gian khai thác đi trong ngày hoặc 2 ngày 1 đêm.

- Tuyến du lịch 6: Phước Trung - suối Ô Căm - đồi Thông - Phước Chính; tổng chiều dài tuyến 26,8km. Thời gian khai thác đi 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm.

6. Các dự án ưu tiên thực hiện:

7. Phương thức tổ chức thực hiện:

- Việc tổ chức thực hiện Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí thực hiện theo quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh các dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí: Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu xây dựng hồ sơ tiêu chí kỹ thuật để tổ chức lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Sau khi lựa chọn được tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng, Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân lập dự án sử dụng môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với Đề án này. Kinh phí lập dự án do tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đảm bảo.

- Việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải được thông báo rộng rãi và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lâm nghiệp và quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

8. Nguyên tắc xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong các khu rừng:

Các nguyên tắc quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ đã được quy định tại Điều 24 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể:

a) Công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ và cảnh quan tự nhiên của khu rừng; phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 23 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Khi xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Không phá vỡ cảnh quan môi trường, không chặt phá rừng; các công trình xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan môi trường; bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

- Không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất.

- Chỉ được xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi.

- Chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng trên diện tích tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của chủ rừng.

- Không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa.

9. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư:

a) Tổng mức đầu tư: Tổng vốn đầu tư để phát triển du lịch sinh thái ở Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu giai đoạn 2021-2030 là 1.843,197 tỷ đồng, trong đó:

- Giai đoạn 2021-2025: 373,263 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2026-2030: 1.469,934 tỷ đồng.

b) Nguồn vốn đầu tư:

- Nguồn vốn đầu tư: 100% kêu gọi vốn đầu tư.

- Khái toán trên dựa trên khối lượng và đơn giá tại thời điểm lập đề án, giá trị của từng dự án có thể thay đổi trong dự án đầu tư du lịch sinh thái do các đơn vị thuê môi trường rừng hoặc liên kết xây dựng.

10. Giải pháp thực hiện:

- Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường du lịch, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách và quản lý.

- Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Nhóm giải pháp phát triển loại hình, sản phẩm du lịch.

- Nhóm giải pháp đầu tư du lịch.

- Nhóm giải pháp liên kết phát triển du lịch.

- Nhóm giải pháp xúc tiến quảng bá và phát triển thị trường du lịch.

- Nhóm giải pháp phát triển cộng đồng và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa.

- Nhóm giải pháp về diễn giải, giáo dục.

- Nhóm giải pháp về an ninh, an toàn trong tổ chức hoạt động du lịch.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tổ chức công bố công khai Đề án theo quy định; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ rừng để đảm bảo việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành, nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung, hoạt động của Đề án được phê duyệt; đề xuất xây dựng các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt; tổ chức xúc tiến, kêu gọi các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ của các cơ quan có thẩm quyền cũng như có các giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư hợp pháp nhằm triển khai đạt các mục tiêu đề ra của Đề án và phù hợp với Phương án quản lý rừng bền vững của Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Xây dựng hồ sơ tiêu chí kỹ thuật để tổ chức lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, công bằng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ động làm việc với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát các khu vực có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh trong phạm vi Đề án (nếu có) để báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến của Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan trước khi triển khai thực hiện đối với dự án cụ thể theo quy định.

- Quản lý, sử dụng kinh phí cho thuê môi trường rừng, kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu khác đảm bảo hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức giám sát các hoạt động du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong lâm phần đơn vị quản lý đảm bảo thường xuyên, liên tục và đánh giá theo định kỳ hàng năm, giai đoạn theo quy định của pháp luật. Các tiêu chí giám sát bao gồm: Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn và sử dụng hợp lý cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường, số lượng khách du lịch…

- Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Đề án cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan để tổng hợp, báo cáo, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các vấn đề liên quan theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động của Đề án được phê duyệt, đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đầu tư, đất đai, du lịch, bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan thẩm định dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của nhà đầu tư được xét chọn thuê môi trường rừng đảm bảo phù hợp với Phương án quản lý rừng bền vững và Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu giai đoạn 2021-2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đảm bảo các quy định về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các quy định khác có liên quan.

- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền đối với chủ rừng (đơn vị dự toán trực thuộc Sở) trong việc quản lý, sử dụng kinh phí cho thuê môi trường rừng, kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu khác.

- Hỗ trợ đơn vị chủ rừng trong xây dựng hồ sơ tiêu chí kỹ thuật để tổ chức lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, công bằng và đúng quy định của pháp luật hiện hành; đồng thời, hỗ trợ Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu trong việc tổ chức xúc tiến, kêu gọi các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và kêu gọi, huy động các nguồn vốn đầu tư hợp pháp nhằm triển khai đạt các mục tiêu đề ra của Đề án.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trong triển khai thực hiện Đề án; kiểm tra, giám sát và hỗ trợ, hướng dẫn đơn vị chủ rừng, các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch sinh thái theo đúng quy định.

- Hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư và liên kết, hợp tác phát triển du lịch sinh thái tại Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu với các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh gắn với nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch, phát triển thị trường khách du lịch.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch theo giai đoạn và hàng năm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch sinh thái tại Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu nói riêng và nhu cầu toàn tỉnh nói chung.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp hỗ trợ trong xây dựng hồ sơ tiêu chí kỹ thuật để tổ chức lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng; hỗ trợ kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và huy động các nguồn vốn đầu tư hợp pháp nhằm triển khai đạt các mục tiêu đề ra của Đề án.

5. Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn đơn vị thực hiện quản lý, sử dụng kinh phí cho thuê môi trường rừng, kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu khác đảm bảo hiệu quả, theo đúng quy định của Luật Lâm nghiệp, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác hiện hành.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học liên quan đến hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật; hướng dẫn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng lập, thực hiện phương án, thủ tục bảo vệ môi trường, quản lý đất đai trong thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

7. Sở Xây dựng:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch xây dựng, kiến trúc trong triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn về vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và chủ trì thẩm định hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng.

8. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác truyền thông, quảng bá tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái tại Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu, khu vực phía Tây của tỉnh nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư và truyền tải thông tin đến khách du lịch.

9. Ủy ban nhân dân các huyện: Bác Ái, Thuận Bắc, Ninh Sơn căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu triển khai thực hiện tốt Đề án được duyệt nhằm phát triển loại hình du lịch sinh thái có trách nhiệm với môi trường, gìn giữ được giá trị hoang sơ của cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng địa phương một cách hiệu quả và bền vững; hỗ trợ thúc đẩy kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn. Chỉ đạo các ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các xã phối hợp, hỗ trợ Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái.

10. Trách nhiệm của cộng đồng địa phương:

Cộng đồng địa phương là đội ngũ tuyên truyền, quảng bá du lịch, đại diện cho hình ảnh, nét đẹp của từng địa phương, điểm đến; giám sát các vấn đề liên quan đến hoạt động phát triển du lịch du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của chủ rừng, tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng, nhất là việc bảo vệ rừng, giữ gìn bản sắc văn hóa, khai thác và sử dụng hợp lý, bền vững các loại tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.

11. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng:

- Thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của bên thuê môi trường rừng trong hợp đồng thuê môi trường rừng đã ký với Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu; sử dụng diện tích được thuê môi trường rừng đúng mục đích và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Liên kết các sản phẩm du lịch trong khu vực thuê môi trường rừng với các sản phẩm du lịch tại địa phương nhằm nâng cao giá trị bảo tồn và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; ưu tiên thu hút và đào tạo lao động của địa phương thực hiện các dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Các nội dung chưa được quy định trong Đề án này, thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp các nội dung quy định, văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế mới ban hành khi có hiệu lực thi hành.

3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Bác Ái, Thuận Bắc, Ninh Sơn; Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.




  

 

tin đã đưa