• Chợ nón làng Chuông
  • “Muốn ăn cơm trắng cá trê

    Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông"

    (Ca dao)

    Làng Chuông, thuộc xã Phương Trung, huyện ngoại thành Thanh Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km, là một ngôi làng nghề làm nón lá bên dòng sông Đáy.

    Để bán sản phẩm và trao đổi nguyên liệu dân làng họp chợ vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24 và 30 âm lịch hàng tháng, thành nếp sinh hoạt độc đáo của chợ nón làng Chuông. Chợ bắt đầu rộn rịp từ lúc 6 giờ sáng và mọi giao dịch diễn ra nhanh chóng trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Kẻ mua lẻ nguyên liệu, người bán nón, nhà buôn sỉ mua gom thành phẩm đóng gói mang đi, chen chúc trong không gian náo loạn, người ngoài khó nhìn ra trật tự ai bán, ai mua!

    Nón Làng Chuông đan với các vòng nan tre tròn cứng cáp mang hai lớp lá trong và ngoài, giữa lớp lá nhỏ duyên dáng dọc là lớp mo tre phẳng vững ngang. Chằm lớp lá và nan bằng chỉ cước khâu chặt và chạy viền bằng chỉ đỏ, tạo duyên nổi bật cho chiếc nón vốn dày dặn, ăn chắc mặc bền hơn nón vùng khác.

    Trở về ngày thường, chợ nghỉ vắng lặng, chỉ còn vài hàng nón với cô hàng duyên dáng chào mời người tiêu dùng vãng lai.

    Bán nan tròn.
     
     
    Chợ phiên tan, bạn hàng gom hàng dẹp chợ.
     
     
    Đầu chợ mua bán xôn xao, khó nhận biết ai bán ai mua .
     
     
    Gian hàng bán khung làm nón.
     
     
     
    Gian hàng bán phụ liệu mo tre.
     
     
     
    Hàng bán nan tre kết sẳn thành vỏng.
     
     
     
    Kẻ bán người mua.
     
     
     
    Khách hàng mua sỉ chất đống để chuyển sang nơi khác.
     
     
     
    Khu vực bán nón thành phẩm.
     
     
    Một hàng bán phụ liệu .
     
     
    Một hàng lá bày bán.
     
     
    Một người mua khung về làm gia công.
     
     
     
    Mua bán nan tre thẳng.
     
     
    Ngày thường chỉ có bán hàng tươi cười chào bán khách.
     
     
    Người làng Chuông.
     
     
     
    Sân đinh làng Chuông là nơi họp bán lá.
     
     
     
    Vẻ đẹp nón làng Chuông.